Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trường Võ Thị Sáu

doc 14 trang sangkienlop3 19/03/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trường Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trường Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học trường Võ Thị Sáu
 Đề tài: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị Sáu- Thị trấn Núi Thành
 MỤC LỤC
 A . Mở đầu
 I . Lý do chọn đề tài.........................................................................................
 II . Mục đích nghiên cứu..................................................................................
 III . Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................
 IV . Đối tượng nhiên cứu...................................................................................
 V . Phạm vi , giới hạn nghiên cứu ...................................................................
 VI . Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................
 VII . Đóng góp của đề tài ..................................................................................
 B . Nội dung
 I . Cơ sở lý luận
 1 . Một số khái niệm liên quan......................................................................
 2 .Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho HSTH
 II . Thực trạng của giáo dục đạo đức ở trường Võ Thị Sáu - Thị trấn Núi 
Thành
 1 . Một số đặc trưng về nhân cách của HSTH
 2 . Vài nét về trường Võ Thị Sáu 
 3 . Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu
 III . Đề xuất một số giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh 
tiểu học trường Võ Thị Sáu
 1 . Về phía nhà trường
 2 . Về phía gia đình
 3 . Về phía xã hội
 4 . Đối với Bộ, sở giáo dục và đào tạo cùng các ban ngành.
 C . Kết luận
 D . Tài liệu tham khảo
GVHD:Ths.Võ Đình Dũng 1 SVTH: Phạm Thị Ngành Đề tài: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị Sáu- Thị trấn Núi Thành
năng của mình. Các đoàn thể còn thiếu sự quan tâm đầu tư cho kế hoạch trong 
hoạt động giáo dục. Sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt. 
Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lỗ hỏng, sự kết hợp 
giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.Chính vì thế 
mà ở học sinh tiểu học vấn đề về đạo đức các em đang xuống cấp. Cho nên giáo 
dục đạo đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được 
giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Thực 
trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu - Thị trấn 
Núi Thành” để nghiên cứu.
 II . Mục đích nghiên cứu.
 Qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để đưa ra biện pháp nâng 
cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu.
 III . Nhiệm vụ nghiên cứu.
 - Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề 
 - Nhiệm vụ 2 : Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị 
Sáu 
 - Nhiệm vụ 3 : Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục 
đạo đức.
 IV . Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường 
Võ Thị Sáu.
 V . Phạm vi , giới hạn nghiên cứu.
 - Giáo dục đạo đức.
 - Học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu.
 VI . Phương pháp nghiên cứu.
 - Đọc tài liệu
 - Trò chuyện để tiếp cận giáo viên và học sinh.
 - Lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này ( Thầy, cô )
 VII . Đóng góp của đề tài.
 Bằng việc chỉ ra thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh tiểu học từ đó 
đưa ra và chia sẽ với đồng nghiệp, ban lãnh đạo, các cấp, các ngành để tìm ra 
những pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
GVHD:Ths.Võ Đình Dũng 3 SVTH: Phạm Thị Ngành Đề tài: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị Sáu- Thị trấn Núi Thành
 Là lứa tuổi hồn nhiên đang hình thành và phát triển nhân cách đến trường 
học tập là một bước ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời 
của các em. Các em thực sự trở thành một học sinh. Nhà trường tiểu học thực sự 
mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp 
hơn. Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non sang học 
tập với tư cách là hoạt động chủ đạo có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ 
bản ở tuổi học trò. 
 d. Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
 - Là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân 
cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có 
kế hoạch có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai 
trò chủ đạo cuả giáo viên.
 - Là một quá trình giáo dục lâu dài được hình thành từ thấp đến cao từ 
những việc cụ thể trong cuộc sống đời thường từ đó phát triển rộng lên. Giáo 
dục nhân cách hành vi đạo đức con người là một quá trình giáo dục cần phải đặc 
biệt coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con người nhận được những yếu tố 
sau: Làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng yêu nước, biết 
đoàn kết giúp đỡ nhau, biết coi trọng mọi người.
 2. Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học 
sinh.
 Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, 
tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng 
ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè, tập thể.
 Và giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân biết được giá trị xã hội, biết 
hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, vì sự tiến bộ và phồn vinh của 
đất nước. Sản phẩm của giáo dục đạo đức là hành vi, thói quen đạo đức được thể 
hiện trong cuộc sống hằng ngày. Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân 
cách là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người.
 Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học 
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học 
sinh có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, 
của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân 
với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức 
quan trọng. Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu " Dạy cũng như học, phải biết 
chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng 
nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng". Giáo dục đạo đức 
còn có ý nghĩa lâu dài được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống 
chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có đòi hỏi cấp 
bách.
 Trong nhà trường Tiểu học giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được 
đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục sẽ 
được nâng lên vì đạo đức có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. 
GVHD:Ths.Võ Đình Dũng 5 SVTH: Phạm Thị Ngành Đề tài: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị Sáu- Thị trấn Núi Thành
cô giáo đem hết tài năng vốn có của mình nhằm mục đích trang bị kiến thức cho 
học sinh hình thành dần dần từng bước xây dựng trường càng đi lên và đạt được 
thành tích cao trong nhiều năm học.
 Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc 
cấp tỉnh, trong đó:
 Học sinh tốt nghiệp: 100/100
 Tỷ lệ học sinh lên lớp : 97-99%
 Tỷ lệ học sinh giỏi đạt: 95-96%
 Tất cả những thành tích mà trường đạt được phần lớn là do thầy và cô 
trường Võ Thị Sáu nổ lực phấn đấu vươn lên vượt khó và nhờ có sự quản lý linh 
hoạt nắm bắt tình hình thực tế nhạy bén kịp thời điều chỉnh các hoạt động còn 
thiếu của trường từng bước gặt hái được những thành tựu to lớn đó.
2. Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu
 a. Nhận thức của giáo viên, học sinh về đạo đức.
 - Nhận thức của giáo viên: Qua việc tiếp xúc trò chuyện với thầy cô tôi 
thấy đa số đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học Võ Thị Sáu có quan tâm đến 
việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra 
học sinh về các mặt đạo đức vào cuối tuần để khiển trách nhắc nhở những học 
sinh vi phạm, giúp các em ngày càng ý thức được nhiệm vụ của mình .Giáo viên 
làm công tác Đôi- sao cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp theo chủ điểm, chủ đề trong năm nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống 
cho học sinh.Đồng thời cũng tổ chức các hoạt động: Vòng tay bè bạn, đôi bạn 
giúp nhau...Nhằm rèn luyện cho các em những đức tính tốt và nhanh nhẹn. Nói 
chung đa số đội ngũ giáo viên trong trường đều có các biện pháp giáo dục đạo 
đức cho học sinh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức 
sâu sắc và chưa nhiệt tình với công tác giảng dạy.
 - Nhận thức của học sinh : Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu các em thì tôi 
được biết khả năng nhận thức của học sinh cũng tương đối tốt. Có được điều này 
phần lớn là nhờ ở các thầy cô. Khả năng nhận thức của học sinh phụ thuộc hoàn 
toàn vào khả năng nhận thức của giáo viên.Bởi lẽ các em còn nhỏ nên chưa ý 
thức được các hành vi của mình các em phần lớn là học theo cách bắt chước 
giáo viên.Vì vậy muốn học sinh nhận thức tốt thì người giáo viên phải gương 
mẫu trong mọi công việc, giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em. Tuy 
nhiên bên cạnh học sinh nhận thức đúng đắn chiếm phần lớn thì vẫn còn tồn tại 
một số phần tử chưa có nhận thức đúng đắn. Vì vậy công tác tổ chức của nhà 
trường vẫn còn phải cố gắng thêm để nâng cao nhận thức của học sinh.
 b. Thực trạng giáo dục đạo đức của trường Võ Thị Sáu.
 * Những công việc trường đã làm được:
 Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hai hình thức, hai con 
đường chủ yếu và được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau.
 - Giáo dục đạo đức thông qua công tác dạy học:
 Các môn học ở trường tiểu học đều có ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học 
sinh.Thông qua việc giảng dạy, học tập các môn khoa học tự nhiên, xã hội và 
nhân văn giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và các phẩm 
GVHD:Ths.Võ Đình Dũng 7 SVTH: Phạm Thị Ngành Đề tài: Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị Sáu- Thị trấn Núi Thành
cô.Hay kỷ niệm ngày 22-12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tổ 
chức thi "Em yêu chú bộ đội " nhằm giáo dục các em truyền thống đấu tranh của 
Quân đội và dân tộc ta.
 + Nhà trường còn tổ chức cho học sinh đi tham quan vào dịp hè cho học 
sinh khối 4,5; cắm trại vào ngày 26-3, văn nghệ chào mừng năm học mới và vào 
dịp mừng Đảng đón xuân.Tổ chức hội khỏe Phù Đổng hằng năm...nhằm giáo 
dục cho các em tinh thần tập thể, tinh thần tự quản, có ý thức kỷ luật cao.Tổ 
chức các phong trào " Diệt ốc bươu vàng ", "Diệt chuột "để các em thêm yêu 
cuộc sống, yêu lao động. "Trồng cây xanh" để các em thêm yêu quý cây xanh 
bảo vệ môi trường.
 + Các tiết hoạt động tập thể hàng tuần : Đây là một tiết hoạt động dành 
cho tập thể học sinh tiến hành những hoạt động xây dựng tập thể, là tiết dành 
cho nhi đồng, đội thiếu niên, lớp tiến hành sinh hoạt tập thể dưới sự hướng dẫn 
của thầy cô. Các buổi sinh hoạt dưới cờ với các trò chơi thú vị để các em khởi 
đầu cho tuần học mới như : Đố vui để học, trò chơi phỏng theo chương trình " 
Rung chuông vàng "...Bên cạnh đó tổ chức hội thi " Vở sạch chữ đẹp", "Kể 
chuyện theo sách" Thông qua công tác Đội còn tổ chức thi đua giữa các chi đội 
lẫn nhau, đại hội liên chi đội...
 Hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường giao tiếp mang tính xã hội đối 
với các em, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau. Những em nhút nhát có 
thể dạn dĩ lần, những em có đạo đức chưa tốt có thể nhìn bạn bè để sửa đổi. 
Nhìn chung với tất cả mọi hoạt động đó đều hướng tới sự hình thành ở các em 
những tư tưởng tình cảm đã được xác định trong từng nội dung hoạt động.
 - Giáo dục đạo đức thông qua những hoạt động khác:
 + Giao tiếp với bạn bè: như chúng ta biết giao tiếp điều chỉnh hành vi của 
con người, nhờ có chức năng này mà giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự 
hình thành và phát triển nhân cách con người. Con người tahm gia vào quá trình 
giao tiếp thì tác động lẫn nhau và chịu ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý, ý 
thức. Do đó qua việc giao tiếp với bạn bè tốt thì học sinh sẽ ý thức được mục 
đích cuộc sống, ý thức được quan hệ xã hội từ đó điều chỉnh tốt hành vi của 
mình. Điều này được thể hiện rõ trong các giờ ra chơi hãy để học sinh thoải mái 
vui đùa cùng bạn bè, cụ thể nhà trường đã tạo mọi điều kiện để trẻ có thể hòa 
đồng cùng các bạn tham gia mọi hoạt động của nhà trường. Thường xuyên cho 
trẻ đến những nơi đông người như các khu vui chơi, các lễ hội dành cho thiếu 
nhi để các em có thể học hỏi được nhiều điều từ bạn bè cùng trang lứa. Giao tiếp 
nhiều sẽ giúp trẻ dạn dĩ, thông minh lanh lợi hơn từ đó sẽ hình thành những 
nhân cách tốt đẹp cho các em.
 + Qua nhân cách của người giáo viên : Giáo dục đạo đức không chỉ thực 
hiện trong các giờ chính khóa mà cần thực hiện mọi lúc mọi nơi. Chính vì lẽ đó 
nên nhà trường đã chỉ rõ mỗi giáo viên cần là một tấm gương sáng ngời để các 
em noi theo. Tấm gương trong xưng hô nói năng, trong từng cử chỉ hành động, 
trong cách cư xử với mọi người. Hằng năm nhà trường có tổ chức các cuộc thi 
giáo viên dạy giỏi.
 * Những mặt hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức của trường :
GVHD:Ths.Võ Đình Dũng 9 SVTH: Phạm Thị Ngành

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_si.doc