Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm thực tế cho học sinh Lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm thực tế cho học sinh Lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Trải nghiệm thực tế cho học sinh Lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 3 trong Chương trình GDPT 2018”. 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn. 2. Tác giả: - Họ và tên: Phạm Trung Tuyên - Chức vụ, đơn vị công tác: Giao viên - Trường Tiểu học Hùng Tiến. - Điện thoại di động: 3. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Đơn vị: Trường Tiểu học Hùng Tiến - Địa chỉ: Thôn Bắc Tạ - Hùng Tiến - Vĩnh Bảo - Hải Phòng - Điện thoại: 02253884553 I. Mô tả giải pháp đã biết Như chúng ta đã biết, xu thế hiện nay thì hoạt động trải nghiệm thực tế vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các em học sinh, nó giúp các em hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng sống, đây cũng là cơ hội để giúp các em nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc học tập, sự số gắng phấn đấu và nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó hoạt động trải nghiệm còn giúp các em hứng thú khám phá những điều mới mẻ, kỳ diệu của thiên nhiên, của cuộc sống, lao động và sáng tạo. Các em sẽ tham gia một cách chủ động, hứng khởi, nhiệt tình bởi thông qua hoạt động này các em có thể bắt đầu từ các khâu như chuẩn bị, thực hành, đánh giá kết quả, Cũng thông qua hoạt động trải nghiệm, các em được tự do trình bày ý tưởng, cách thực hiện và trực tiếp tham gia. Chính vì vậy sẽ tạo động lực, khơi gợi niềm đam mê, thích thú đối với các em. Sẽ hiệu quả hơn khi hoạt động trải nghiệm này song hành với các hoạt động dạy và học trên lớp, do đó ngay từ lứa tuổi đang cắp sách tới trường nếu các em được học tập và trải nghiệm thì chắc chắn sẽ trang bị cho các em sự tự tin, mạnh dạn và vững vàng trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn. Như kinh phí tổ chức còn hạn hẹp, việc học văn hóa trên lớp chiếm thời lượng nhiều, lựa chọn không gian, địa điểm phù hợp cũng là một vấn đề cần đặt ra, lứa tuổi các em còn nhỏ nên việc tổ chức một số hoạt động còn gặp khó khăn để đảm bảo an toàn, cách thức hướng dẫn các em thực hiện để có hiệu quả, . Việc lựa chọn nội dung, hình thức, địa điểm và thời gian thực hiện cũng vô cùng khó khăn cho giáo viên và học sinh. Chính từ thực trạng đó mà các hoạt động trải nghiệm ở một số trường học chưa được khai thác triệt để và đạt hiệu quả. Trước tình hình đó, là một giáo viên đang ngày ngày đứng lớp, bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để làm sao có những giải pháp giúp học sinh được tham gia thực hành trải nghiệm thực tế một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao nhất nhằm giúp các em trở thành những con người sống tích cực, tự cùng đơn giản và các em rất tự tin để nhận nhiệm vụ này. Qua đó tôi cũng biết thêm được về khả năng thực hành của các em trong cuộc sống hằng ngày. 3 2. Giúp học sinh hiểu trải nghiệm là gì? và tầm quan trọng của trải nghiệm. Trước khi muốn học sinh tham gia tiến hành trải nghiệm được tốt thì đòi hỏi giáo viên phải giúp các em hiểu được như thế nào gọi là trải nghiệm và tầm quan trọng của trải nghiệm. Đối với tôi cũng vậy, việc đầu tiên tôi sẽ giúp các em hiểu về trải nghiệm thông qua một cách hiểu đơn giản nhất. Thứ nhất cho các em nêu những hiểu biết của mình về trải nghiệm, nếu học sinh nêu đúng tôi sẽ tuyên dương trước lớp, nếu học sinh nêu chưa chính xác hoặc chưa hiểu thì tôi sẽ giúp các em hiểu thông qua những câu hỏi đơn giản nhất mà tôi đưa ra như sau? + Các bữa ăn hằng ngày của em là do ai chuẩn bị? + Quần áo em mặc do ai giặt? + Những hạt gạo chúng ta ăn hằng ngày được sản xuất như thế nào? + Cha ông ta đã chiến đấu, hi sinh gian khổ như thế nào để có hòa bình ngày nay? . Sau những câu hỏi đó, tôi sẽ yêu cầu học sinh trả lời theo ý hiểu của các em và tôi sẽ chốt ý: Như vậy tất cả những thứ mà chúng ta đã từng được tận hưởng mà không phải làm, không biết cách làm và bây giờ chính bàn tay của chúng ta sẽ trực tiếp làm; những sự việc, sự kiện chúng ta chỉ biết sơ qua bằng lí thuyết và bây giờ chúng ta sẽ được tận mắt chứng kiến thông qua các hoạt động thực tế của con người như hình ảnh người nông dân làm ra lúa gạo vất vả như thế nào hoặc các hình ảnh về sự chịu đựng tù đày gian khổ của cha ông ta trong chiến tranh được lưu giữ lại ở các bảo tàng, đó chính là trải nghiệm của chúng ta. Từ việc giúp học sinh hiểu một cách đơn giản về trải nghiệm và cuối cùng tôi sẽ chốt bằng lí thuyết “Trải nghiệm là tổng hợp những kiến thức, kĩ năng hoặc những gì quan sát được thông qua việc tham gia hoặc tiếp xúc với các sự vật, sự kiện”. Sau khi giúp học sinh hiểu về trải nghiệm tôi tiếp tục cho các em tìm hiểu về tầm quan trọng của trải nghiệm, cũng tổ chức cho học sinh phát biểu ý kiến theo ý hiểu của các em và giáo viên sẽ là người chốt ý cuối cùng để giúp các em hiểu: Trải nghiệm giúp chúng ta khám phá thực tế để trưởng thành hơn; giúp chúng ta học tập, rèn luyện thêm về các kĩ năng sống để trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể bình tĩnh ứng phó; trải nghiệm sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn trong cuộc sống. Đặc biệt tôi không quên nhắc nhở các em cần phải quan tâm nhiều hơn vào hoạt động trải nghiệm và đặc biệt cần tham gia một cách tích cực, chủ động tránh ngại khó khăn, gian khổ thì khi đó chúng ta mới thành công. 3. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm Sau khi đã tìm hiểu và nắm bắt về đặc điểm tình hình của học sinh, đã làm cho các em hiểu trải nghiệm là gì và tầm quan trọng của trải nghiệm ra sao, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học trải nghiệm thực tế cho học sinh mà tôi có thể linh hoạt thay đổi thời gian, nội dung công việc và học sinh cụ thể trong từng tuần. Riêng chăm sóc công trình măng non thì tiến hành cả năm nên những tháng tiếp theo họcsinh vẫn tiếp tục chăm sóc song song với những hoạt động trải nghiệm khác 4. Nội dung trải nghiệm cho học sinh * Công trình Măng non * Trang trí lớp học * Thiên nhiên xanh * Cây hoa ngày Tết * Thực phẩm sạch 5. Tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm Trước khi tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm tôi sẽ triển khai đến học sinh về kế hoạch trải nghiệm trong năm học, đồng thời nêu cụ thể nội dung trải nghiệm và thời gian để học sinh hiểu, định hình và chuẩn bị tinh thần thực hiện để kế hoạch trải nghiệm được thành công. * Với nội dung Công trình Măng non. Bước 1: Thông báo kế hoạch và nội dung trải nghiệm của tháng đó là trồng và chăm sóc Công trình Măng non. Bước 2: Giới thiệu vị trí công trình Măng non của lớp đảm nhiệm. Bước 3: Tổ chức cho học sinh nêu ý tưởng để thực hiện như thiết kế khuôn viên hình tròn, chữ nhật, hình thoi, Chọn các loại cây, hoa phù hợp với điều kiện thời tiết, cách chăm sóc phù hợp. Bước 4: Thảo luận, thống nhất chốt nội dung Bước 5: Giao nhiệm vụ cho từng tổ về nhà chuẩn bị sản phẩm để trồng ở vị trí đã được phân công, các loại cây, hoa là những sản phẩm các em có thể sưu tầm của nhà các em, có thể mua bằng cách trích quỹ lớp. Và sau thời gian 3 ngày yêu cầu học sinh nộp sản phẩm. Bước 6: Thực hành Sau khi các em đã chuẩn bị đầy đủ cây, hoa, giáo viên sẽ hỗ trợ chuẩn bị công cụ lao động như cuốc, xô xách nước, . Và hướng dẫn các em thực hành theo từng bước như xới đất, tạo khuôn hình, cách bỏ cây xuống và tưới nước, tất cả đều được tôi làm mẫu bước 1 và sau đó yêu cầu các tổ thực hiện, tùy vào khả năng và sức khỏe của từng em tôi sẽ phân công công việc phù hợp cho từng em. Sau khi hoàn thành bước 1 là tạo bồn và trồng cây, hoa tôi sẽ tiếp tục phân công cho học sinh chăm sóc theo lịch như đã nêu ở phần kế hoạch và tiếp tục bổ sung trồng thêm nếu chưa hoàn thiện và cứ hằng tuần vào giờ ra chơi hoặc 10 phút đầu giờ nhiệm vụ của từng tổ là tưới cây, nhổ cỏ hoặc nhặt rác, ... Tôi thấy các em làm việc rất hứng khởi, rất hào hứng, nghiêm túc, có trách nhiệm nên công trình Măng non của lớp vẫn duy trì tốt. * Trang trí lớp học thân thiện Trang trí lớp học thân thiện không phải là một việc làm mới mà quan trọng là cách làm nào phù hợp, cách làm nào phát huy sự sáng tạo của học sinh, cách làm nào học sinh là người chủ động thực hành, giáo viên chỉ là sinh làm việc tích cực, trách nhiệm và điều đặc biệt là tất cả các em đã được trải nghiệm, tự tay thực hành còn tôi chỉ là người hướng dẫn. Qua đây các em cũng rất vui và tự hào vì chính các em đã làm được một việc góp phần cho lớp học đẹp hơn. * Thiên nhiên xanh Việc đưa thiên nhiên xanh vào lớp học cũng là một nội dung tôi chọn và khuyến khích học sinh tham gia thực hiện. Với nội dung này tôi tiến hành như sau. Bước 1: Nêu ý nghĩa của Thiên nhiên xanh Giải thích cho các em hiểu môi trường sống của chúng ta hiện nay đã có hiện tượng ô nhiễm do rác thải, xe cộ lưu thông nhiều, nạn phá rừng, làm cho môi trường sống của chúng ta ngày càng bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nghiêm trọng rất ảnh hưởng đến đời sống của con người, chính vì vậy chúng ta cần tích cực giúp cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp nhằm hạn chế tối thiểu sự ô nhiễm đang ngày càng đe dọa con người. Là một học sinh tiểu học, tuổi còn nhỏ, sức còn yếu chưa làm được nhiều dự án mang tầm cỡ thì chúng ta hãy chung tay làm những việc bắt đầu nhỏ nhặt nhất phù hợp với lứa tuổi của các em đó là đưa thiên nhiên vào trường lớp. Cụ thể là những chậu hoa, những cây cảnh nhỏ tự tay các em trồng, chăm sóc. Như vậy một phần nào góp phần làm cho môi trường của chúng ta trở nên trong lành, sạch đẹp hơn. Và bắt đầu từ những việc nhỏ đó sẽ nuôi dưỡng trong tâm hồn các em một ý chí, nghị lực và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công việc hiện tại để mai sau trưởng thành các em sẽ có những hiểu biết, hồi ức lại những việc làm lúc còn nhỏ để các em sẽ có những hành động, việc làm mang tầm vĩ mô nhằm góp phần bảo vệ môi trường của chúng ta.Với hoạt động này tôi tiến hành như sau: Bước 2: Hướng dẫn HS tiến hành trải nghiệm với nội dung thiên nhiên xanh Yêu cầu mỗi học sinh về nhà tự tay chuẩn bị về các loại cây, có thể tự gieo, có thể tự trồng. Đặc biệt tự tạo ra các loại chậu, bình to nhỏ phù hợp với loại cây của các em. Tôi gợi ý học sinh, những loại cây sống không cần đất chỉ sống nhờ nước các em có thể tận dụng các chai lọ nhựa đem cắt tỉa tạo thành cái bình vừa đủ để cho nước và cây cảnh vào. Đối với những loại cây sống nhờ đất và nước thì cũng có thể sử sụng các chai lọ nhựa đã sử dụng hoặc sử dụng các vỏ trái dừa đã dùng ruột và nước để gieo hoặc trồng các loại cây vào trong đó. Tôi cho các em chuẩn bị nhanh thì 1 tuần, chậm thì 2 tuần và tổ nào chuẩn bị xong trước thì tổ đó mang lên trường để trồng hoa vào bình, vào chậu và trang trí ở cửa sổ và hành lang lớp học. Việc tạo các bình hoa và lựa chọn hoa trồng vào bình tôi là người gợi ý, hướng dẫn các em còn thực hành là do các em thực hiện. Với hoạt động này cho các em thi đua giữa bốn tổ, tổ nào sưu tầm và tạo được những bình hoa đẹp thì tổ đó sẽ được nhận xét tuyên dương, khen thưởng trước lớp. Các em làm việc rất tích cực, rất hào hứng, có những em đã tạo ra được những bình hoa vô cùng đẹp mắt. Bước 3: Chăm sóc muốn tự tay mình được gắn những bông hoa, những chiếc lá do mình tự tạo lên cành cây để có một cành hoa hoàn chỉnh, một số bạn rất sáng tạo gắn hoa với khoảng cách của nhiều màu sắc khác nhau, không chồng chéo một màu về một chỗ. Đặc biệt hơn nữa các câu đối cũng đã được các em tạo nên và gắn lên cành cây, nhờ sự sáng tạo này mà cây hoa sau khi hoàn thành vô cùng sặc sỡ và mang đậm hương vị ngày Tết. Sau khi hoàn thành xong tôi đã yêu cầu các em đặt tên cho cây hoa và cái tên “Cây hoa đoàn kết” được nêu lên trong niềm vui và tự hào của các em. Bước 3: Vận dụng trang trí nhà cửa Sau hoạt động này tôi đã yêu cầu học sinh về nhà tự tay trang trí những cành hoa tương tự trong dịp Tết. Ở lớp làm tập thể các em có thể làm những cây hoa to nhưng khi ở nhà các em có thể tạo những cành hoa nhỏ xinh phù hợp với điều kiện thực tế của các em. Qua hoạt động này tôi thấy vô cùng ý nghĩa, giúp các em được thực hành, được sáng tạo bằng chính bàn tay khối óc của các em để tạo ra những sản phẩm vô cùng giản dị nhưng tràn đầy ý nghĩa. Qua đây tôi thấy học sinh của mình vô cùng khéo léo và sáng tạo. Chính vì vậy chúng ta cần tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm tương tự để phát huy hết những khả năng, tố chất của các em. * Thực phẩm sạch Thực phẩm sạch cũng là một nội dung tôi rất quan tâm để đưa vào trường học cho học sinh của tôi tiến hành trải nghiệm. Bởi vì đây là một nội dung rất gần gũi với thực tế hiện nay. Thứ nhất giúp các em được trải nghiệm thực tế làm ra những sản phẩm mà các em đã từng được ăn nhưng chưa bao giờ biết quá trình để tạo ra sản phẩm đó như thế nào. Thứ hai giúp các em biết cách tạo ra được những thực phẩm sạch để phục vụ cho bản thân, gia đình để đảm bảo sức khỏe. Từ đó tôi đã quyết định lựa chọn nội dung này cho học sinh trải nghiệm mặc dù biết hơi khó khăn khi thực hiện trên lớp và thực phẩm sạch tôi chọn để tổ chức cho học sinh thực hành là làm giá đỗ hoặc trồng hành ngò, Ví dụ : Làm giá đỗ Bước 1: Yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ và vật phẩm theo tổ Dụng cụ: Chậu đựng nước, rổ, khăn giấy, lá tre, lá chuối, túi ni lông màu đen, đậu xanh Bước 2: Hướng dẫn thực hành Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 1 chậu nước, đem đậu xanh bỏ vào chậu ngâm trong nước khoảng 8 - 12 tiếng, có nước ấm thì càng tốt. Ở trên lớp thì cho các em ngâm trong vòng 1 đêm. Hôm sau hướng dẫn các em làm tiếp bằng cách đổ nước trong đậu ra để ráo. Lấy 1 cái rổ rải lớp khăn giấy dưới (chú ý rải lớp giấy dày) tiếp theo rải đậu lên rồi phủ lớp giấy dày lên trên, tưới nước lên. Lấy cái đĩa nặng đè lên, tủ bịch ni lông đen lên. Hằng ngày vào giờ ra chơi hoặc buổi đầu giờ các em có nhiệm vụ lấy nước tưới vào rổ đậu này, ngày 3 - 4 lần, sau mỗi lần tưới xong lại đậy túi ni lông kín lại. Hằng ngày theo dõi đến lúc nào đậu lên mầm khoảng 2- 3cm là đạt yêu cầu. Đối với hoạt
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_trai_nghiem_thuc_te_cho_hoc_sinh_lop_3.doc