Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học Khối 3, 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học Khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học Khối 3, 4, 5
Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ I. PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................1 1. Lý do chọn sáng kiến: ...............................................................................1 2. Mục đích, nhiệm vụ:..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................3 II: NỘI DUNG ..................................................................................................4 1. Thời gian thực hiện:.....................................................................................4 2. Đánh giá thực trạng: ....................................................................................4 a. Kết quả đạt được: ..........................................................................4 b. Những mặt hạn chế:.......................................................................5 c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế:............................5 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN .........................................................................7 1. Căn cứ thực hiện:.........................................................................................7 2. Nội dung, giải pháp và cách thực hiện: .......................................................7 a. Nội dung, phương pháp: ................................................................7 b. Giải pháp thực hiện: ......................................................................9 IV. KẾT LUẬN................................................................................................17 1. Kết quả đạt được:.......................................................................................17 2. Phạm vi áp dụng: .......................................................................................19 3. Vận dụng vào thực tiễn:.............................................................................20 4. Kiến nghị: ..................................................................................................20 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23 Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 1 Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn sáng kiến: Giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đối với giáo dục ta phải nói là từ ngay lúc bây giờ. Nhưng phải chuẩn bị cho lớp trẻ hôm nay như thế nào đó chính là những điều mà tất cả chúng ta đều phải quan tâm, vậy đều quan tâm trước nhất là chất lượng dạy và học. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong xu thế phát triển của hệ thống giáo dục hiện nay, môn Tin học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà còn tạo tiền đề vững chắc cho các em học sinh trên con đường hội nhập. Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm kiếm, tiếp nhận và mở rộng tri thức cũng như sáng tạo trong thời đại thông tin, hỗ trợ đắc lực trong quá trình học tập và tự học của học sinh. Đồng thời, tin học cũng tạo cơ sở vững chắc trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy; sơ đồ tư du còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, mở rộng một ý tưởng, hệ hống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề; nhưng mỗi Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 1 Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” - Nghiên cứu chương trình đổi mới sách giáo khoa ở môn Tin học Tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng học sinh từ khối 3 đến khối 5 ở trường Tiểu học Tịnh Minh. - Nghiên cứu tài liệu và tìm những giải pháp để dạy học sinh, học tốt môn Tin học ở trường Tiểu học Tịnh Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến chất lượng cho việc dạy học môn Tin học cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a. Đối tượng: - Khách thể: Học sinh khối từ 3 đến khối 5 ở Trường Tiểu học Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh. - Đối tượng: Thực trạng môn Tin học ở trường Tiểu học Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh. b. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng dạy và học môn Tin học từ khối 3 đến khối 5, qua đó đề ra một số giải pháp của sáng kiến nhằm rèn cho học sinh có kỹ năng học tốt môn Tin học. Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 3 Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” b. Những mặt hạn chế: - Qua kiểm tra khảo sát ở các tiết học, nhiều em ghi nhớ nội dung bài học trên lớp một cách khó khăn và máy móc. -Một số phụ huynh xem môn Tin học là môn phụ, nên chưa thật sự quan tân đến các em về môn học này, chỉ chú trọng đầu tư cho các em học ở các môn học khác, cho rằng nhiệm vụ đó là của giáo viên phải dạy cho các em biết là đủ của môn Tin học, bên cạnh đó một số gia đình có điều kiện cũng đã mua được máy tính để cho học sinh sử dụng. Tuy nhiên, vì lo sợ con cái mải mê chơi game. Một bộ phận phụ huynh đã ngăn cấm con em mình sử dụng máy tính ở nhà. Chính vì lẽ đó mà dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. - Một số học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học, nên các tiết thực hành các em thường hay mất trật tự. c. Nguyên nhân đạt được và nguyên nhân hạn chế: * Nguyên nhân đạt được: - Được các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuên môn của nhà trường quan tâm. - Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để sửa chữa phòng máy. - Giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngànhchuẩn về trình độ, yêu nghề để đáp ứng yêu cầu cho dạy bộ môn Tin học. - Về phía học sinh: Nhìn chung đa số các em đều ngoan và đã có ý thức tự học, các em có cùng một độ tuổi. * Nguyên nhân hạn chế: - Một số bộ phận học sinh không thích hoặc nữa thích, nữa không về việc học Tin học, chưa tập trung cao trong giờ học. Các em sống ở vùng nông thôn, không được tiếp cận nhiều với máy tính; chưa nắm được quy trình học của từng Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 5 Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối, với cách biểu diễn như vậy bài học được ghi nhớ, hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phương pháp lập sơ đồ tư duycó những ưu điểm sau đây: - Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. - Quan hệ hỗ tương giữa các ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng nằm càng gần với ý chính. - Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. - Ôn tập và ghi nhớ chóng và hiệu quả hơn. - Thêm ý dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào sơ đồ. * Bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng bản đồ tư duy giúp học sinh học tập một cách tích cực chủ động và phát huy tối đa tiềm năng của bộ não. * Bản đồ tư duy giúp học sinh ghi chép có hiệu quả. Khi sử dụng bản đồ tư duy, học sinh sẽ phải dùng các từ ngữ ngắn gọn, cô đọng để thay thế cho cả câu hoặc cả ý trong một nội dung. Các từ ngữ đó phải có tính gợi nhớ, liên tưởng để người khác nhìn vào cũng dễ dàng hiểu được. Qua nhiều lần trải nghiệm như thế, các em sẽ được hình thành khả năng ghi chép nhanh, hiểu được mối quan hệ của kiến thức trước và sau. Trong sáng kiến này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 7 Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” em vẽ xong sườn của sơ đồ, giáo viên gợi ý cho các em vẽ chèn thêm những hình ảnh cần thiết để minh họa cho nội dung của sơ đồ và gợi ý cho các em chỉnh sửa đường nét, sử dụng màu sắc để phân biệt, làm nổi bật mạng lưới các ý trong sơ đồ. (Kỹ năng hội họa- dấu ấn sáng tạo riêng). - Cho học sinh quan sát, nhận xét, góp ý chỉnh sửa, bổ sung. - Giáo viên lắng nghe, định hướng cho các em chỉnh sửa, bổ sung: + Như trên đã trình bày, sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở. Vì vậy, giáo viên cần tôn trọng và phát huy sự sáng tạo của các em, bởi đây là “sản phẩm” của chính các em. Giáo viên chỉ chỉnh sửa cho các em chủ yếu về mặt kiến thức. Mặt khác, giáo viên cũng cần khuyến khích, biểu dương những sơ đồ tư duy mà các em vẽ đảm bảo đầy đủ kiến thức trọng tâm, đẹp, có cách trình bày khoa học, cân đối, hài hòa về đường nét, màu sắc. + Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, ta có thể hướng dẫn thêm cho các em cách gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó. Đây là điều rất mới mẻ, sáng tạo và tiết kiệm rất nhiều thời gian. + Giáo viên nhắc nhở thêm các em cần hình thành thói quen tốt: nên lập sơ đồ tư duy trong quá trình chuẩn bị bài mới ở nhà và lập lại sau khi học xong bài trên lớp để có điều kiện đối chiếu xem mình đã làm được những gì? Những gì mình còn sai sót cần bổ sung, sửa chữa. Nếu làm được như vậy, chẳng những giúp các em nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện cho các em phát triển năng lực tư duy lô-gic và tư duy hệ thống rất tốt, nhắc các em sau mỗi bài học nên lưu các sơ đồ tư duy lại để sau này tiện việc ôn tập, hệ thống kiến thức. Tóm lại, nếu giáo viên chuẩn bị thật kỹ các bước trên cho học sinh thực hiện, chắc chắn các em sẽ học tốt. Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 9 Sáng kiến “Ứng dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy môn Tin học” Lâu nay, việc sử dụng sơ đồ tư duy như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học, bài mới thì ít nhiều giáo viên chúng ta đã và đang ứng dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng sơ đồ tư duy vừa để tổ chức, dẫn dắt cho học sinh tự tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức bài học, lại vừa thay thế cho việc ghi bảng cô đọng kiến thức tiết dạy; bài dạy của giáo viên là việc làm còn hết sức mới mẻ. Qua trao đổi với anh chị em giáo viên trong tổ chuyên môn, trong trường, trong cụm trường ở những buổi sinh hoạt chuyên môn; hầu hết các anh, chị, em đồng nghiệp đều có chung quan niệm xem sơ đồ tư duy là công cụ, phương tiện, là một thứ “bảng phụ” hỗ trợ, minh họa cho tiết dạy mà thôi. Ai cũng cho rằng không thể dùng sơ đồ tư duy thay cho phần ghi bảng của giáo viên được. Thực ra thì ta vẫn có thể thực hiện kết hợp chúng trong quá trình dạy học bài mới. Qua một quá trình thử nghiệm về áp dụng sơ đồ tư duy trong một số tiết dạy đạt hiệu qủa cao. Không những thế, việc kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy trong việc tổ chức dạy học bài mới, với việc sử dụng nó để cô đọng kiến thức thay cho việc ghi bảng lại tiết kiệm được rất nhiều thời gian trên lớp, lại vừa có tác dụng hình thành cho học sinh có thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy. Đây cũng là việc làm rất cần thiết góp phần rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy cho các em, nhất là những bài học nhằm giới thiệu, cung cấp kiến thức. Hình ảnh sơ đồ tư duy giới thiệu bài mới “ Thủ tục trong Logo”. Giải pháp 4: Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc hệ thống, củng cố kiến thức sau mỗi bài học, mỗi phần của bài học: Sau khi dạy xong mỗi phần (một đơn vị kiến thức) của bài học; hay mỗi bài học, giáo viên cần cho học sinh hình dung, nhớ lại và vẽ sơ đồ tư duy để củng cố, hệ thống phần kiến thức đó hoặc củng cố toàn bộ kiến thức của bài học. Người thực hiện: Lê Tấn Tài Trang 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_so_do_tu_duy_vao_giang_day_mo.docx