Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học

doc 21 trang sangkienlop3 12/02/2024 1330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 qua môn Đạo đức ở Tiểu học
 MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 01
I.Lí do chọn đề tài 01
II.Mục đích nghiên cứu 02
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 02
IV. Khách thể đối tượng nghiên cứu 02
V. Các phương pháp nghiên cứu 02
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 04
I. Cơ sở lí luận của đê tài 04
I.1. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học 04
1.Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? 04
2 .Tại sao phải đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học? 04
3. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành như thế nào? 04
4. Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn đạođức ở lớp 05
3:
I.2. Các vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 06
1.Giáo dục ý thức đạo đức 06
2.Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức: 08
3. Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: 08
 II: Thực trạng 09
A. Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 3 gồm 14 bài: 09
 1. Giáo dục ý thức đạo đức: 17
 2. Giáo dục thái độ tình cảm liên quan đến bài học: 18
 3. Giáo dục hành vi thói quen quan tâm,chăm sóc ông bà, cha mẹ, 19
 anh chị em:
B. Nguyên nhân của thực trạng trên: 20
III. Kết luận,khuyến nghị 20
A. Kết luận 20
B. Khuyến nghị 20
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 1/21 Mục đích của đề tài nhằm:
 1. Tìm hiểu việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn Đạo đức 3 
ở tiểu học.
 2. Đề xuất một số biện pháp sư phạm cần thiết để giáo dục đạo đức cho 
học sinh.
 III. Nhiệm vụ nghiên cứu
 a. Tìm hiểu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở tiểu học.
 b. Tìm hiểu về các vấn đề lí luận giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3.
 c. Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 qua môn 
 Đạo đức 3 ở trường tiểu học Đặng Trần Côn.
 d. Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng.
 e. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường giáo dục đạo đức cho học 
 sinh.
 IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 1. Khách thể nghiên cứu: Việc rèn luyện đạo đức của học sinh lớp 3 - 
trường tiểu học Đặng Trần Côn.
 2. Đối tượng nghiên cứu: Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp qua 
môn đạo đức 3 ở tiểu học.
 V. Các phương pháp nghiên cứu
 a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, giáo trình, chuyên đề có 
liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu:
 1.1.Giáo dục học tiểu học 2 (GS – TS Đặng Vũ Hoạt và TS Nguyễn Hữu 
 Hợp)
 1.2.Chuyên đề giáo dục tiểu học.
 1.3.Bộ Giáo dục và Đào tạo , sách giáo khoa Đạo đức lớp 3, NXB Giáo 
 dục.
 1.4. Bộ Giáo dục và Đào tạo , sách giáo viên Đạo đức lớp 3, NXB Giáo 
 dục.
 b. Phương pháp điều tra: Trao đổi với giáo viên trong tổ khi dạy môn đạo 
đức lớp 3 về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình giáo dục đạo đức cho 
học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức 3.
 c. Phương pháp thực nghiệm: Kiểm tra tính khả thi và tác dụng của việc 
giáo dục đạo đức cho học sinh qua bài học Đạo đức.
 3/21 - Đầu tư cơ sở vật chất thiết bị theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, số 
 lượng học sinh trên mỗi lớp phải hợp lí (35- 45 em).
 - Xây dựng phòng học và tổ chức không gian lớp học mang tính thẩm 
 mĩ, sư phạm.
 - Môi trường học tập thuận lợi sẽ tác động tích cực đến sự thành công 
 của đổi mới phương pháp dạy học.
 - Sử dụng hợp lí, sáng tạo đồ dùng dạy học đã có và tự làm
 - Đổi mới phương pháp soạn bài.
 c. Đổi mới công tác quản lí chỉ đạo.
 4. Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn đạođức ở lớp 3:
 - Dạy học môn đạo đức cần đi từ quyền trẻ em, từ lời ích của trẻ em đến 
trách nhiệm, bổn phận của học sinh. Cách tiếp cận đó sẽ giúp cho việc dạy học 
đạo đức trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, giúp cho học sinh lĩnh hội và thực 
hiện hành vi tự giác hơn, tránh được tính chất nặng nề, áp đặt trước đây.
 - Dạy học môn đạo đức sẽ chỉ đạt hiệu quả khi học sinh hứng thú và tích 
cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học. Dạy học môn đạo đức phải là quá 
trình giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh 
nghiệm và thói quen đạo đức, tự khám phá và chiễm lĩnh tri thức mới, khái niệm 
mới.
 - Đối với học sinh lớp 3, nhận thức còn cảm tính, trực tiếp và cụ thể. Vì vậy 
các nội dung giáo dục cần phải chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, 
sinh động thông qua các hoạt động: đóng vai, chơi trò chơi; phân tích, xử lí tình 
huống, kể chuyện theo tranh, xây dựng phần kết cho các câu chuyện cho kết cục 
mở, đánh giá và tự đáng giá hành vi của bản thân và những người xung quanh 
theo các chuẩn mực hành vi đã học; tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện 
trong đời sống đạo đức của lớp học, của nhà trường, của địa phương, kể chuyện, 
múa hát, đọc thơ, vẽ tranh, xem băng hình,...có liên quan đến chủ đề bài học.
 - Dạy học môn đạo đức phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học 
sinh. Các truyện kể, tình huống, tấm gương, tranh ảnh,...sử dụng để dạy học đạo 
đức phải lấy chất liệu từ cuộc sống thực của học sinh. Điều đó sẽ giúp cho bài 
học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động đối với các em.
 - Các phương pháp và hình thức dạy học đạo đức lớp 3 rất phong phú đa 
dạng, bao gồm cả các phương pháp dạy học hiện đại như: đóng vai, thảo luận 
nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra thực tiễn, báo cáo, giải quyết vấn đề, động 
 5/21 kết với bạn bè, với thiếu nhi Quốc tế, tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng 
giềng... theo khả năng của mình.
 - Quan hệ cá nhân với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng và 
bảo vệ tài sản của nhà trường, của nhà nước và của người khác...
 - Quan hệ cá nhân với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh 
nơi học, nơi chơi, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có 
ích, diệt trừ động vật có hại, bảo vệ nguồn nước...
 - Quan hệ cá nhân với bản thân: khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, vệ sinh, tự làm 
lấy công việc của mình...
 Theo từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu:
- Yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức: Chuẩn mực hành vi yêu cầu học sinh 
thực hiện điều gì? làm gì?
- Ý nghĩa tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức và tác hại của 
việc làm trái: việc thực hiện chuẩn mực hành vi đạo đức mang lại lợi ích gì? tác 
dụng gì? nếu không thực hiện mà làm trái có tác hại gì?
- Cách thực hiện chuẩn mực đó: thực hiện chuẩn mực, cần làm những công việc 
gì? thực hiện như thế nào?
 Những tri thức đạo đức ngày nay giúp các em phân biệt được cái đúng – 
cái sai, cái tốt – cái xấu, cái thiện – cái ác... từ đó các em sẽ làm theo đúng, ủng 
hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái 
ác... ý thức đạo đức đúng đắn có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, 
hành vi đạo đức.
 2. Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:
 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức cho học sinh là thức tỉnh những rung 
động, những xúc cảm với hiện thực xung quanh, làm cho chúng biết yêu, biết 
ghét rõ ràng, có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng phức tạp trong đời 
sống.Thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh: kính yêu, biết ơn, quan 
tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em, tôn trọng và yêu quý bạn bè, 
tôn trọng những người xung quanh khác, hàng xóm...
 - Thái độ đối với xã hội: Kính yêu Bác Hồ, biết ơn thương binh liệt sĩ, yêu 
trường mến lớp, yêu quê hương làng xóm...
 - Thái độ đối với môi trường sống: yêu thiên nhiên, và có ý thức giữ gìn vẻ 
đẹp môi trường xung quanh.
 7/21 A. Nội dung chương trình môn đạo đức lớp 3 gồm 14 bài:
 Bài 1: Kính yêu Bác Hồ
 Bài 2: Giữ lời hứa
 Bài 3:Tự làm lấy việc của mình.
 Bài 4: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
 Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
 Bài 6: Tích cực tham gia việc trường, việc lớp.
 Bài 7: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
 Bài 8: Biết ơn thương binh, liệt sĩ.
 Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
 Bài 10: Tôn trọng khách nước ngoài.
 Bài 11: Tôn trọng đám tang.
 Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 Bài 14: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi được cấu trúc theo 5 mối quan hệ 
của học sinh với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự 
nhiên.
 Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền trẻ em với giáo dục 
bổn phận của học sinh.
 - Kết hợp giáo dục quyền trẻ em được có gia đình, được cha mẹ yêu 
thương, chăm sóc với giáo dục bổn phận của trẻ em phải quan tâm, chăm sóc 
ông bà, cha mẹ, anh chị em ( Bài 4 – Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh 
chị em).
Kết hợp giáo dục quyền trẻ em được tôn trọng, bảo vệ bí mật riêng tư với giáo 
dục trẻ em phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Bài 12: Tôn trọng thư 
từ, tài sản của người khác).
 Chương trình không chỉ giáo dục bổn phận trách nhiệm của học sinh đối 
với gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách 
nhiêm của các em đối với chính bản thân như: biết tự trọng, tự tin, hài lòng về 
những điểm tốt của bản thân, biết quan tâm giữ gìn vệ sinh và hình thức bên 
ngoài của bản thân, biết giữ gìn đồ dùng, sách vở cá nhân, biết bảo vệ an toàn 
cho bản thân...
 9/21 Tiết 1
a. Khởi động
- Cho học sinh hát tập thể bài hát: “Cả - HS hát tập thể
nhà thương nhau”, nhạc và lời : Phan 
Văn Minh. - 1-2 HS trả lời
? Các con vừa hát bài gì? - 2 HS: Bài hát nói lên tình cảm yêu 
? Bài hát nói lên điều gì? thương giữa những người thân trong 
- Giáo viên giới thiệu bài: Bài hát nói gia đình.
về tình cảm giữa cha mẹ, và con cái 
trong gia đình. Vậy chúng ta cần phải 
cư xử đối với những người thân trong 
gia đình như thế nào? Trong tiết đạo 
đức hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 
về điều đó.
b. Hoạt động 1: HS kể về sự quan tâm, 
chăm sóc của ông bà, cha mẹ dành cho 
mình. - Một số học sinh lần lượt kể.
? Gia đình con gồm những ai? - HS trao đổi với nhau trong nhóm 
 - Giáo viên yêu cầu HS làm việc 4 theo yêu cầu.
nhóm theo yêu cầu sau:
? Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong 
nhóm nghe về những việc mình đã 
được ông bà, cha mẹ yêu thương, quan 
tâm chăm sóc như thế nào? - 1 số HS trình bày trước lớp.
- GV mời một số học sinh kể trứơc lớp.
- Thảo luận cả lớp. - HS lớp suy nghĩ trả lời.
? Con nghĩ gì về tình cảm và sự chăm 
sóc mà mọi ngượi trong gia đình đã 
dành cho con.? + Các bạn ấy sẽ được nhận làm con 
? Đối với những bạn nhỏ phải sống nuôi, được xã hội giúp đỡ, quan tâm...
thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha 
mẹ thì sao?
- GV nhận xét, kết luận.
c. Hoạt động 2: Kể chuyện “Bó hoa 
 11/21 - GV nhận xét lại. đình.
 - 1 HS đọc kết luận cuối bài, cả lớp 
d. Hoạt động 3: Đánh giá hành vi đọc đồng thanh.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, yêu 
cầu các nhóm mở vở bài tập đạo đức 
(trang 13,14). - HS các nhóm mở vở bài tập.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
các ứng xử của các bạn trong các tình 
huống đó. - HS các nhóm thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày
 - Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi 
 nhóm trình bày ý kiến nhận xét về một 
 tình huống).
 + Việc làm của các bạn thể hiện tình 
 thương yêu chăm sóc và sự quan tâm 
 ông bà, cha mẹ: Hương (tình huống a), 
 Phong (tình huống c), Hồng (tình 
 huống d).
- Cho cả lớp trao đổi, thảo luận. + Việc làm của các bạn chưa quan tâm 
- GV nhận xét. đến bà, em nhỏ: Sâm (tình huống b), 
? Yêu cầu HS liên hệ các việc làm của Linh (tình huống d).
các bạn Hương, Phong, Hồng với bản 
thân? - HS liên hệ để trả lời.
? Ngoài những việc đó, con còn có thể 
làm được những việc gì khác? - HS kể
 d. Củng cố - dặn dò
? Vì sao con phải quan tâm, chăm sóc 
ông bà, cha mẹ, anh chị em? - 1 số HS trả lời.
? Việc con quan tâm, chăm sóc tới 
những người thân trong gia đình sẽ 
đem lại điều gì?
- Hưỡng dẫn thực hành:
+ Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, 
 13/21

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_de_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_l.doc