SKKN Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở Lớp 2, 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở Lớp 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở Lớp 2, 3
Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương . I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong trường tiểu học, hoạt động dạy học là hoạt động trọng tâm, chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học. Hoạt động dạy học là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường và quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hoạt động dạy học thể hiện tính hai mặt: hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Đây là hai hoạt động trung tâm của quá trình dạy học, hai hoạt động mang tính chất khác nhau, song thống nhất với nhau trong mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Quản lý hoạt động học của học sinh, đặc biệt là quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập, không phải chỉ trên bình diện khoa học giáo dục mà còn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sự kiên trì nhẫn nại của người giáo viên đối với sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học đã có nhiều chuyển biến song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tế giáo dục ở cấp Tiểu học. Sự phân định trách nhiệm và quy chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa chặt chẽ. Công tác phối hợp ba môi trường giáo dục chưa phát huy hết hiệu quả. Nhiều học sinh còn bị hổng kiến thức, thiếu tinh thần vượt khó, chưa hứng thú học tập, lười biếng, chán nản, hay nghỉ học Thực trạng này diễn ra nhiều hơn ở các trường, lớp thuộc các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều đó gây ra nhiều hậu quả cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội ở hiện tại và tương lai. Bởi vậy, quản lý hoạt động học tập của học sinh là khâu quan trọng, trực tiếp quyết định chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh còn khó khăn trong học tập. Nếu quản lý hoạt động học của học sinh tốt thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động dạy và học. Như vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, trong đó chú trọng các giải pháp giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập là vấn đề cấp thiết để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện được mục tiêu đổi mới căn bản giáo dục toàn diện, phát triển giáo dục làm cơ sở cho công cuộc đổi mới đất nước. Từ những lí do nêu trên, với trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài [Type the document title] Đề tài này không phải là vấn đề mới, nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của bản thân và đồng nghiệp nhưng nội dung bàn về các biện pháp quản lí hoạt động học của học sinh còn khó khăn trong học tập là người dân tộc thiểu số không nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu hiệu để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học ở những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. [Type the company name] 1 Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương . 1. Cơ sở lý luận Hoạt động học tập có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Vì trẻ em ở lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang học tập là hoạt động chủ đạo. Hoạt động học tập đem đến cho trẻ nhiều điều mà trước đây trẻ chưa bao giờ có được hoặc không thể tiếp cận được. Nhà trường và hoạt động học tập đặt ra cho trẻ những vấn đề mới của cuộc sống.Trẻ không chỉ phải tự lập lấy vị trí của mình trong môi trường mới, mà còn phải thích ứng với việc chấp nhận những người lớn ngoài gia đình là thầy, cô giáo sẽ đóng vai trò hàng đầu trong cuộc sống của trẻ. Bên cạnh đó, tuổi tiểu học là tuổi của sự phát triển hồn nhiên bằng phương thức lĩnh hội. Cùng với việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, trẻ em học cách học, học kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội. Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè cùng tuổi, cùng lớp và trường học, học sinh tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực quy tắc đạo đức của hành vi. Sự lĩnh hội trên tạo ra những biến đổi cơ bản trong sự phát triển tâm lí của học sinh tiểu học. Chúng không chỉ đảm bảo cho các em thích ứng với cuộc sống nhà trường và hoạt động học, mà còn chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên. Ở trường Tiểu học, học sinh từng ngày, từng giờ tự hình thành cho mình những năng lực của người học ở trình độ sơ đẳng nhưng cơ bản, như sử dụng tiếng Việt, năng lực tính toán, năng lực làm việc trí óc. Học tập là một hoạt động nhận thức, khi có nhu cầu hiểu biết học sinh sẽ tích cực học tập. Nhu cầu hiểu biết đó chính là động cơ nhận thức của học sinh trong học tập. Học sinh vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động dạy học. Không gian hoạt động học tập của học sinh là từ trong lớp, ngoài lớp đến ở nhà. Thời gian hoạt động học của học sinh bao gồm giờ học trên lớp, giờ học ở nhà và thời gian thực hiện các hình thức học tập khác. Trong việc quản lý hoạt động học tập của học sinh, chúng ta cần bao quát được cả không gian, thời gian và các hình thức học tập để điều hòa cân đối chung, điều khiển chúng hoạt động phù hợp với tính chất và quy luật hoạt động dạy học. Tuy nhiên, đối với những học sinh còn khó khăn trong học tập thì người giáo viên phải vận dụng các biện pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của học sinh từng vùng, từng khu vực và từng nhóm học sinh. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh, điều kiện”, đây chính là yêu cầu cần quan tâm đến các đối tượng học sinh. Đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập vẫn luôn tồn tại trong giáo dục. Tuy nhiên về số lượng học sinh này nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của các em nhanh hay chậm trong quá trình giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của những người làm công tác giáo dục. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, [Type the company name] 3 Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương . chất, môi trường sư phạm có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến chất lượng dạy học. Các thiết bị giáo dục phục vụ yêu cầu giảng dạy, học tập, sách báo, tài liệu tham khảo đều tập trung tại thư viện của trường và được giáo viên, học sinh tích cực khai thác. Trường có 1 phòng máy vi tính cho học sinh học tin học và tham gia thi giải toán, thi tiếng Anh qua mạng internet. Tuy nhiên với yêu cầu đổi mới trong công tác dạy học và với nhu cầu tự nghiên cứu, học tập của giáo viên, học sinh ngày càng lớn thì số lượng các thiết bị của trường cần phải được bổ sung rất nhiều. Trường chưa có đủ các phòng chức năng, thiếu điều kiện để các giáo viên có năng lực áp dụng giảng dạy theo công nghệ thông tin. Một số phòng học xuống cấp, thiếu diện tích. Sân chơi của học sinh chưa đảm bảo an toàn; thiếu công trình vệ sinh và hệ thống nước sạch phục vụ học sinh. Để tạo được những chuyển biến về chất lượng trong các hoạt động giáo dục, trong những năm qua, nhà trường đã đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng cán bộ giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau vì mục tiêu chiến lược và hiệu quả. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của các cấp tới từng giáo viên.Thực hiện giao quyền chủ động cho tổ khối, giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động học cho học sinh. Khuyến khích những giáo viên có sáng tạo trong công tác dạy học. Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong dạy học. Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, phối hợp với cha mẹ học sinh cùng tham gia vào việc giáo dục học sinh. Tổ chức cho học sinh học tập lẫn nhau thông qua các nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến. Phát động đọc sách, báo tại thư viện của trường, của lớp; tổ chức các tiết hoạt động tập thể theo khối, lớp. Tuy nhiên, hoạt động của Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên chưa thật sự chú trọng vào các hoạt động học của học sinh, chưa tổ chức được nhiều cuộc thi, giao lưu trao đổi kinh nghiệm về học tập cho học sinh giữa các lớp với nhau. Chính vì vậy học sinh chưa thật sự nỗ lực hết sức của bản thân, ít có sự thi đua trong các phong trào học tập. Mặc dù, hàng năm trường có tổ chức giao lưu tiếng Việt của chúng em, thi tìm hiểu về môi trường, tìm hiểu về các tệ nạn xã hội,nhưng mức độ tham gia của học sinh còn hạn chế, phần nhiều học sinh còn đứng ngoài các phong trào này. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a. Mục tiêu của giải pháp Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện các giải pháp giúp đỡ học sinh còn khó khăn trong học tập qua việc quản lí hoạt động học của học sinh. Giáo viên có kế hoạch quản lí hoạt động học của các đối tượng học sinh đạt hiệu quả.Cụ thể là giáo dục học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn. Hình thành được nền nếp học tập cho học sinh, phát huy tính tự giác, chủ động trong học tập của học sinh còn khó khăn trong học tập và giúp các em thực hiện các hoạt động học tập ngày càng có chất lượng hơn. [Type the company name] 5 Biện pháp quản lí hoạt động học của những học sinh còn khó khăn trong học tập ở lớp 2; 3 trường Tiểu học Tình Thương . chuyện với các em để động viên các em mạnh dạn hơn. Giáo viên cần thường xuyên trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm trong dạy học, bồi dưỡng trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức như thao giảng, dự giờ, tham gia sinh hoạt chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ, nghiên cứu chương trình và tài liệu hướng dẫn đối với vùng miền để vận dụng tổ chức những tiết học thật nhẹ nhàng, hấp dẫn tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Cụ thể, người giáo viên cần phải tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng cách chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn với lời nói nhẹ nhàng, lối cuốn, hình ảnh trực quan sinh động...Ví dụ như ở môn Tiếng Việt, kết quả môn Tiếng Việt của các học sinh ở các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số thường không cao. Tại sao vậy? Học sinh dân tộc học tiếng Việt bằng ngôn ngữ thứ hai, môi trường giao tiếp hàng ngày của các em không phải là tiếng Việt. Trong khi đó, phương pháp dạy môn tiếng Việt của một số giáo viên còn chưa thu hút được học sinh. Giáo viên vào lớp thì chỉ như một người cung cấp cho học sinh những kiến thức mới, giải nghĩa từ khô khan, khó hiểu, những bài văn khuôn mẫu và những yêu cầu cứng nhắc đã làm cho học sinh cảm thấy “sợ” học Tiếng Việt, nhất là với những học sinh còn khó khăn trong học tập. Chưa kể đến việc có khi để giải nghĩa một số từ ngữ mới, do quá chú trọng tiêu chí ngắn gọn, giản đơn hóa mà trong sách giáo khoa chỉ giải nghĩa mơ hồ, chung chung và khó nhận diện. Nếu giáo viên chỉ giải nghĩa theo đó thì sẽ rất khó để học sinh còn khó khăn trong học tập hiểu được vấn đề. Ví dụ: Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, tập 2, giải nghĩa từ sơn ca như sau: - Sơn ca: loài chim nhỏ hơn chim sẻ, hót rất hay; khi hót thường bay bổng lên cao. Theo cách giải nghĩa này thì học sinh còn khó khăn trong học tập rất khó nhớ được đặc điểm và khó nhận biết được khi thấy con chim này ngoài thực tế, vì các em sẽ nhầm tưởng con chim nào cứ nhỏ hơn chim sẻ, biết hót đều là chim sơn ca cả. Thay vì phải giải thích khó hiểu như thế thì giáo viên chỉ cần cho học sinh quan sát hình ảnh một con chim sơn ca và cho các em xem một clip sơn ca đang hót thì các em sẽ rất thích thú, bởi ngoài việc các em được biết hình dáng con sơn ca như thế nào các em còn được nghe giọng hót của nó và biết giọng hót đó hay như thế nào. [Type the company name] 7
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_quan_li_hoat_dong_hoc_cua_nhung_hoc_sinh_con.docx