SKKN Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh Khối 3, 4, 5
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh Khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh Khối 3, 4, 5

Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện lộ trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam theo quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và thực hiện đề án đổi mới công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và giáo dục. Trong đó có Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 08 năm 2014 và Thông tư số 22/2016/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 08 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học thể hiện rất rõ mục đích, yêu cầu và vai trò tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh nhằm đạt tính trung thực, khách quan đồng thời nhằm phát triển năng lực phù hợp cho từng cá nhân học sinh. Tuy nhiên, khi Thông tư đánh giá học sinh được ban hành, rất nhiều cha mẹ học sinh của trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng và các bậc cha mẹ học sinh tiểu học khác nói chung đều không đồng thuận. Thực trạng đó mâu thuẫn với yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh mà Đảng và Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra. Để giải quyết vấn đề này, tôi đã tìm biện pháp tuyên truyền đến cha mẹ học sinh hiểu để thực hiện đúng vai trò đánh giá của mình, qua mỗi lần rút kinh nghiệm thấy có hiệu quả, đồng thời qua thu thập rà soát thông tin, tôi thấy chưa có ai nghiên cứu, trao đổi về vấn đề này nên tôi mạnh dạn lựa chọn, nghiên cứu và xây dựng thành đề tài “Biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học”. Tác giả: Phan Văn Quản Trang 1 Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học Phương pháp điều tra; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. Phương pháp thống kê toán học. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trong chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết, trong đó có việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Cụ thể, trong Nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 04/ 11/ 2013 của Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI nêu rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo đảm bảo tính trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận”. Chấp hành đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh Tiểu học bằng cách ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/09/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học thể hiện rõ các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy, công nhận mà Đảng đã chỉ đạo qua Nghị quyết số 29/NQ-TW như là: Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, không gây áp lực cho học sinh; Kiểm tra, đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực, phù hợp với từng cá nhân học sinh; Đánh giá phải khách quan, trung thực. Làm sao ta có thể đánh giá thực sự khách quan, làm sao ta có được thông tin đánh giá nhằm phát triển năng lực phù hợp từng cá nhân học sinh? Để đạt Tác giả: Phan Văn Quản Trang 3 Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học Các tiết dạy có sự tham gia của cộng đồng được thực hiện nhiều. Tổ chuyên môn thường xuyên sinh hoạt về chuyên đề đánh giá học sinh. Được sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin để liên lạc với cha mẹ học sinh và có các phần mềm đánh giá học sinh. Tuy có những thuận lợi trên nhưng vẫn tồn tại những hạn chế gây mâu thuẫn vấn đề mà ta cần giải quyết: Cha mẹ học sinh lúng túng, thắc mắc, thậm chí có những phản ứng bất đồng quan điểm đã xảy ra. Chẳng hạn: -Thứ hai ngày 27/ 10 /2014 có một phụ huynh trực tiếp phản ánh với tôi rằng: “Bài của con tôi sai hết, tại sao thầy không chấm điểm 1 hoặc 2 mà thầy lại phê Em đã thực hiện đủ các phép tính nhưng kết quả chưa đúng, em cần xem lại cách thực hiện cách tính cộng có nhớ! Tôi chả hiểu ra làm sao cả.” - Thứ tư ngày 19/10/ 2016 có một phụ huynh cũng trực tiếp nói với tôi: “Bữa ni Thông tư 22 đã khai tử Thông tư 30 nên chấm bài đỡ rắc rối thầy hì.” Việc chủ động trao đổi hoặc phản hồi thông tin đánh giá học sinh theo quy định mới của cha mẹ học sinh đến giáo viên bị ngưng lại. Cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ ý nghĩa của lời nhận xét mà giáo viên phê trong vở, sản phẩm học tập của học sinh. Cha mẹ học sinh chưa biết cách đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện theo hướng phát triển năng lực. Họ không tham gia đánh giá học sinh, hoặc nếu có thì vẫn còn đánh giá một cách mặc định theo hai tiêu chí đúng hoặc sai. Biện pháp tư vấn, giúp đỡ khi đánh giá học sinh chưa được cha mẹ học sinh thực hiện. Các vấn đề hạn chế trên do một số nguyên nhân, yếu tố tác động, cụ thể: Mới tiếp cận cách đánh giá mới nên còn nhiều bỡ ngỡ trong khi cách đánh giá truyền thống vẫn in đậm trong tâm thức của cha mẹ học sinh. Tác giả: Phan Văn Quản Trang 5 Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học học sinh cũng không nắm được nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt; mạch kiến thức mà học sinh cần học. Vì vậy khi đánh giá, cha mẹ học sinh chưa có kĩ năng nhận xét được mức độ mà học sinh đạt được, chỗ học sinh còn bị hạn chế và biện pháp tư vấn, giúp đỡ cho học sinh tiến bộ. Không làm được điều này dẫn đến hậu quả là việc đánh giá học sinh không thể hiện được tính nhân văn, không giúp học sinh điều chỉnh được hành vi học tập, định hướng phát triển năng lực phù hợp. Do đó, ta phải bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kĩ năng đánh giá học sinh cho cha mẹ học sinh. 3. Nội dung và hình thức của biện pháp Biện pháp thứ nhất: Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về mục đích, yêu cầu đánh giá học sinh theo quy định mới và vai trò tham gia đánh giá học sinh của mình. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về cách đánh giá theo quy định mới. a. Mục tiêu của biện pháp Biện pháp thứ nhất: Giúp cha mẹ học sinh hiểu mục đích, yêu cầu và vai trò tham gia đánh giá của mình đối với học sinh, từ đó thay đổi ý thức, thái độ, đồng thuận và tham gia đánh giá học sinh theo đúng vai trò của mình. Biện pháp thứ hai: Giúp cha mẹ học sinh hiểu cách đánh giá, có kĩ năng đánh giá học sinh đúng quy định, biết cách động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để học sinh có động lực học tập và được phát triển năng lực phù hợp với bản thân, đồng thời giúp giáo viên có nhiều kênh thông tin đánh giá để việc đánh giá được hiệu quả hơn, góp phần đạt mục đích yêu cầu đổi mới cách đánh giá đã đề ra. b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Biện pháp thứ nhất: Làm cho cha mẹ học sinh hiểu được mục đích, yêu cầu đánh giá theo quy định, hiểu được vai trò tham gia đánh giá của mình. Tác giả: Phan Văn Quản Trang 7 Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học Một số khẩu hiệu cũng cần tuyên truyền như là: Học để biết Học để làm Học để thể hiện mình Học để cùng chung sống Giải quyết được công tác tư tưởng, ý thức, thái độ của cha mẹ học sinh về việc đổi mới đánh giá thì đó chính là điều kiện tiên quyết cho việc cha mẹ học sinh thực hành đánh giá học sinh và tham gia các hoạt động giáo dục khác. Biện pháp thứ hai: Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh hiểu về cách đánh giá, kĩ năng nhận xét, đánh giá, cách giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. Các cách thực hiện biện pháp: Một là: Hướng dẫn thông qua các buổi tuyên truyền đã thực hiện cho biện pháp thứ nhất. Trong trường hợp này giáo viên nên tư vấn cho cha mẹ học sinh một số nội dung như: * Để kiểm tra kết quả học tập trên lớp: Bỏ cách dùng câu hỏi “Hôm nay con được mấy điểm?” Mà nên dùng câu “Hôm nay con học được điều gì?” * Để động viên, khuyến khích học sinh học tập: Nên dùng các câu như “Bố (mẹ) tin là con làm được, hãy cố gắng.” Không nên giúp bằng cách “Con hãy nhờ anh/ chị giải cho.” * Để phát triển phẩm chất trung thực: Có thể dùng tình huống như “Bố buồn vì con mắc lỗinhưng bố vui vì con đã tự nhận lỗi.” * Để nâng cao năng lực tự phục vụ: Có thể dùng tình huống như “Mẹ thấy con chọn cái áo rất hợp, nếu con biết giữ gìn nó sẽ đẹp được rất lâu.” Hai là: Sử dụng phiếu bài tập hoạt động trải nghiệm ở cộng đồng cho học sinh có sự đánh giá, nhận xét của cha mẹ học sinh. Trong đó phần nhận xét của Tác giả: Phan Văn Quản Trang 9 Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học Lần 1 Thời điểm khảo sát : Cuối học kì I năm học 2014- 2015. Đối tượng khảo sát: 136 cha mẹ học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Kết quả: - Có ý thức, thái độ đồng thuận: 128= 94,2 %. - Không đồng thuận với quy định mới: 0= 0 % - Không thể hiện rõ thái độ: 8= 5,8 %. Lần 2 Thời điểm khảo sát: Tháng 1 năm 2017 Đối tượng khảo sát: 135 cha mẹ học sinh khối lớp 5, trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Kết quả: - Thái độ đồng thuận: 133 = 98,5 %. - Không đồng thuận: 0= 0 % - Không thể hiện rõ thái độ: 2= 1,5 %. * Kết quả khảo sát về kiến thức và kĩ năng thực hiện nhận xét đánh giá học sinh sau khi đã được hướng dẫn, tư vấn. Lần 1 Thời điểm khảo sát: Học kì I năm 2015- 2016. Đối tượng khảo sát: 136 cha mẹ học sinh Khối lớp 4 trường TH Lê Hồng Phong. Kết quả khảo sát theo các tiêu chí: - Thường xuyên nhận xét kết quả học sinh ( ≥ 3 lượt/ tuần) : 68= 50 %) - Ít tham gia nhận xét học sinh: 37= 27,2 % - Không tham gia nhận xét học sinh: 31= 22,8 % Trong số cha mẹ thường xuyên tham gia nhận xét học sinh có: -Số nhận xét đúng cách: 41/ 68= 60,2 % Tác giả: Phan Văn Quản Trang 11 Giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh tiểu học III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Tiếp cận với Thông tư quy định đánh giá mới, bản thân tôi đã phát hiện vấn đề mâu thuẫn giữa tư tưởng, thái độ, nhận thức của cha mẹ học sinh với mục đích yêu cầu và cách đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định theo quan điểm chỉ đạo của Đảng. Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc, đề tài đã đưa ra được biện pháp hiệu quả giải quyết được mâu thuẫn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá học sinh. Thực trạng cho thấy, mâu thuẫn của vấn đề là phổ biến, việc áp dụng các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh tham gia đánh giá học sinh là vô cùng cần thiết và phù hợp với điều kiện của giáo viên. Nhằm đạt được thành công của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh- yếu tố căn bản trong giáo dục. Để tiến tới thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo thành công, đề tài lại mở ra hướng phát triển là nghiên cứu mối quan hệ cộng hưởng giữa công tác kiểm tra đánh giá với các thành tố khác trong quá trình dạy học. Trong quá trình áp dụng biện pháp, bản thân cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm quý: Một là: Quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xác định lập trường tư tưởng vững vàng. Hai là: Học tập làm theo Tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tận tụy trong công việc, tích cực tuyên truyền vận động nhân dân làm theo đường lối của Đảng. 2. Kiến nghị Với trường, cụm chuyên môn: Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về nội dung đánh giá học sinh để cùng chia sẻ kinh nghiệm. Với Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lý chuyên môn Giáo dục Tiểu học: Tác giả: Phan Văn Quản Trang 13
File đính kèm:
skkn_giai_phap_tuyen_truyen_huong_dan_cha_me_hoc_sinh_tham_g.doc