SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

doc 24 trang sangkienlop3 12/11/2023 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG HOA
 =====***=====
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh 
so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3.
Tác giả sáng kiến: Lê Thị Tân
Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường TH Hoàng Hoa
Số điện thoại: 0985493261 E_mail: letantrang1971@gmail.com
 .
 Vĩnh Phúc, năm 2017 
 1 Một mặt, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ 
làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm 
cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. So 
sánh còn là phương thức bộc lộ tâm tư, tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. 
Như vậy đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức 
và biểu cảm.
 Nhờ những hình ảnh bóng bảy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia 
nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến 
trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh còn giúp các em hiểu và 
cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức 
làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý 
Tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt cho học sinh.
 Vậy từ những mục tiêu trên của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn “ 
Luyện từ và câu” nói riêng tôi thấy :
 Trong khi nói hoặc khi viết, nếu các em biết sử dụng hình ảnh so sánh sẽ 
gây được ấn tượng hơn, dễ nhớ hơn và bài văn sẽ hay hơn, sinh động hơn. Thế 
nhưng hiện nay ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và ở trường tôi nói riêng, 
cụ thể hơn là các em học sinh lớp 3 bắt đầu được nhận biết và làm quen với “ 
Hình ảnh so sánh”. Vậy làm thế nào để học sinh tìm được những hình ảnh so 
sánh ? Đó là một điều mà mọi giáo viên cụ thể là giáo viên trực tiếp giảng dạy 
phân môn Luyện từ và câu cần phải quan tâm.
 Qua thực tế giảng dạy phân môn Luyện từ và câu, tôi thấy hầu hết có rất 
nhiều em còn lúng túng, chưa biết tìm những “ Hình ảnh so sánh” trong những 
câu thơ, khổ thơ, bài thơ và trong những đoạn văn mà bài tập đã yêu cầu.
 Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã mạnh dạn trao đổi với một số giáo 
viên và tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là: 
 *Về sách giáo khoa:
 Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ 
và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý: mặc dù SGK đã chú trọng 
phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến 
thức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng nên học sinh còn gặp nhiều khó 
khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
 * Về phía giáo viên:
 Người giáo viên còn gặp không ít khó khăn như cơ sở vật chất, phương tiện 
dạy học và tài liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa chú 
trọng quan tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn 
 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 
1/10/2017.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
 a) Về nhận thức của học sinh:
 Bước vào đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao trọng 
trách làm chủ nhiệm lớp 3C. Lớp tôi có tổng số 35 em học sinh, trong đó có 13 
em nữ và 22 em nam. Trong đó có 1 học sinh khuyết tật.
 Để biết rõ được chất lượng cụ thể của học sinh tôi đã tiến hành khảo sát 
trong hai đợt.
 + Đợt 1 : Khảo sát đầu năm học do nhà trường ra đề .
 + đợt 2: Khảo sát đầu tháng 10 do tôi ra đề thông qua ý kiến của Ban giám 
hiệu.
 Đề bài : 
 Bài 1 : Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau :
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai
 Bài 2 : Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn 
dưới đây.
 a) Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành
 b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch
 c) Cánh diều như dấu “ á “
 Ai vừa tung lên trời.
 Qua hai đợt khảo sát chất lượng như sau : 
 5 Thông qua việc hiểu và nắm chắc kiến thức cũ này sẽ giúp cho học sinh có 
nền móng để tiếp thu những kiến thức mới, đồng thời phát triển được tư duy 
sáng tạo của các em.
 Ngay sau khi khảo sát chất lượng và nắm được nguyên nhân, tôi đã nghiên 
cứu chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 để bổ sung kiến thức cho 
các em. Tôi thấy những dạng bài tập Luyện từ và câu mà học sinh còn yếu, bị 
hổng kiến thức như : Từ chỉ sự vật,từ chỉ hoạt động.
 Trước hết tôi phải ôn tập cho học sinh những kiến thức từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp và điều quan trọng là phải bám sát vào chương trình của 
sách Tiếng việt 2.
 Ví dụ 1: 
 - Dạng 1 : Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau :
 Bạn thân yêu thước kẻ dài
 quý mến cô giáo chào thầy giáo
 bảng nhớ học trò viết
 đi nai dũng cảm cá heo
 Phượng vĩ đỏ sách xanh
 ( SGK Tiếng việt 2 – tập 1- Trang 27)
 - Dạng 2 : Từ dạng 1 tôi chuyển sang dạng 2 để nâng cao dần kiến thức lên 
cho học sinh.
 Đề bài: Tìm các từ theo mẫu trong bảng ( mỗi cột 3 từ)
 Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối
 M : học sinh M : ghế M : chim sẻ M : xoài
 .......... ................. .............. ....................
 ( Sách Tiếng việt 2 - Tập 1 – Trang 35)
 7 Như vậy khi áp dụng thực hiện biện pháp 1, tôi thấy chất lượng học tập 
của học sinh có nâng lên nhưng kết quả chưa cao, chưa đáp ứng được mong 
muốn và yêu cầu đề ra.
 Tôi thấy : Củng cố kiến thức cũ có ưu điểm là giúp học sinh hệ thống hóa lại 
các kiến thức đã học và nâng cao phát triển tư duy độc lập, nâng cao hứng thú 
học tập cho các em. Qua đó rèn luyện được những kỹ năng, kỹ xảo, nắm chắc 
các kiến thức đã học, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em.
 Tuy nhiên, biện pháp củng cố kiến thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong 
việc tiếp tục học các kiến thức mới. Nhưng thực tế qua đợt khảo sát cho thấy 
việc dạy học sinh nắm được kỹ năng để nhận biết tốt các hình ảnh so sánh trở 
nên quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi đã đi nghiên cứu và áp dụng biện 
pháp dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so sánh.
 b. Biện pháp 2: Dạy kỹ năng làm tốt những bài tập (dạng tìm các hình 
ảnh so sánh).
 Muốn làm được các bài tập về ‘‘Tìm hình ảnh so sánh’’ trước hết học sinh 
phải hiểu được yêu cầu của đầu bài.
 Khi các em đã hiểu được yêu cầu của đầu bài rồi thì các em sẽ tìm ra được 
cách làm hay nhất và có hiệu quả nhất. Để thực hiện được điều đó học sinh cần 
phải biết rõ điều kiện và trình độ của mình để tiến hành làm bài.
 Vì vậy, khi dạy kỹ năng làm tốt những bài tập dạng tìm các hình ảnh so 
sánh trước hết học sinh phải biết được : Từ chỉ người, từ chỉ đồ vật, từ chỉ con 
vật, từ chỉ cây cối...
 Sau khi học sinh hiểu và nắm chắc được điều đó, tôi đã sử dụng phương 
pháp đàm thoại để giảng bài. Dùng các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở và trọng tâm cần 
khắc sâu kiến thức. Tôi sắp xếp các câu hỏi theo một hệ thống từ dễ đến khó, từ 
đơn giản đến phức tạp. Trong quá trình giảng dạy, tôi chỉ là người nêu vấn đề và 
học sinh tự tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề đó. 
 Để học sinh nắm được kỹ năng làm tốt các bài tập tìm hình ảnh so sánh, 
tôi đã hướng dẫn học sinh cần phải nắm được các bước sau :
Ví dụ 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau : 
 a) Bế cháu ông thủ thỉ :
 Cháu khỏe hơn ông nhiều !
 Ông là buổi trời chiều 
 9 Sau khi học sinh đã tìm đúng các sự vật được so sánh, tôi tiếp tục yêu cầu học 
sinh tìm từ so sánh.
 * Bước 3: Tìm từ so sánh.
 - Trong các dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh thì học sinh phải biết: 
 Từ so sánh nó được đứng sau sự vật được so sánh và đứng trước sự vật so 
sánh. Nói tóm lại là từ so sánh đứng ở giữa hai vế :
 + Vế A nêu tên sự vật, sự việc được so sánh .
 + Vế B nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh .
 Sau khi học sinh đã hiểu cách tìm từ so sánh các em sẽ nhận biết rất nhanh 
về từ so sánh. Cụ thể các từ so sánh trong bài là :
 + Câu ( a) : hơn – là – là
 + Câu ( b) : hơn
 + Câu ( c) : chẳng bằng – là
 * Bước 4 : Tìm hình ảnh so sánh 
 Như vậy qua bước 2 và bước 3, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh thấy rõ:
 - Hình ảnh so sánh nó phải có sự vật được so sánh và sự vật dùng để so 
sánh. Đặc biệt là phải có cả từ so sánh được đứng giữa hai sự vật ấy. Từ đó học 
sinh sẽ hiểu và làm đúng được bài tập.
 Bài làm: Các hình ảnh so sánh trong các khổ thơ trên là :
 a) Cháu khỏe hơn ông nhiều !
 Ông là buổi trời chiều 
 Cháu là ngày rạng sáng.
 b) Trăng khuya sáng hơn đèn
 c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
 11 Tán lá xòe ra 
 Như cái ô to
 Đang làm bóng mát.
 Bóng bàng tròn lắm 
 Tròn như cái nong 
 Em ngồi vào trong 
 Mát ơi là mát 
 Xuân Quỳnh
 b) Rạng sáng
 Mặt trời ngoài biển khơi
 Như quả bóng đỏ trên bàn bi-a
 Chiều về 
 Mặt trời lẫn vào đám mây 
 Như quả bóng vàng trên sân cỏ.
 Bùi Việt Mỹ 
 Muốn làm được bài tập này, yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài xem đề bài yêu 
cầu tìm cái gì và cần giải quyết vấn đề gì ?
 Sau khi học sinh đã hiểu được yêu cầu của đề bài thì tiếp tục đi tìm :
 + Tìm các sự vật được so sánh với nhau.
 + Tìm từ so sánh 
 + Tìm hình ảnh so sánh 
 Từ những câu hỏi gợi mở đó học sinh sẽ tư duy và tìm ra vấn đề cần giải 
quyết mà đề bài đã yêu cầu.
 Bài làm : 
 a) - Tán lá xòe ra như cái ô.
 13 căng thẳng và mệt mỏi của tiết học thì việc học mà chơi, chơi mà học đã giúp 
các em rất nhiều vào việc lĩnh hội các tri thức. Vậy cần phải thực hiện biện pháp 
này như thế nào để đạt được hiệu quả cao? Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi 
và sáng tạo ra các trò chơi để thực hiện biện pháp “Vui mà học”.
 d. Biện pháp 4: Vui mà học “ Trò chơi : phóng viên, sắm vai, tiếp sức, 
trắc nghiệm đúng sai, hái hoa dân chủ, chiếc hộp may mắn ”.
 Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học còn hiếu động. Là một người giáo 
viên tiểu học trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi phải luôn luôn phát động các 
phong trào học bằng các hoạt động “Vui mà học”. Qua các hoạt động vui chơi 
này sẽ kích thích sự say mê học tập của các em. Các em sẽ thích khám phá 
những cái mới lạ và tích cực hoạt động để tự chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc 
vừa học vừa chơi giúp học sinh tiếp thu bài một cách hiệu quả nhất. Chính vì 
vậy mà cách tổ chức dạy học cũng phải thay đổi, không chỉ còn là một hình thực 
dạy học cả lớp nữa mà có hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, học cả 
lớp.
 Do đó, để một tiết học đạt được một cách “Nhẹ nhàng, thoải mái, hiệu quả’’ 
và khắc sâu được kiến thức trọng tâm giúp các em nhớ lâu các kiến thức đã học, 
tôi thường xuyên lồng ghép các trò chơi vào trong các bài học .
 Ví dụ: (Bài tập 1 trang 24 – SGK Tiếng việt 3/1)
 Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:
 a) Mắt hiền sáng tựa vì sao
 Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
 Thanh Hải
 b) Em yêu nhà em
 Hàng xoan trước ngõ
 Hoa xao xuyến nở 
 Như mây từng chùm 
 Tô Hà 
 c) Mùa đông 
 Trời là cái tủ ướp lạnh 
 15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot_dang_bai_tap_tim.doc