SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học

docx 22 trang sangkienlop3 12/11/2023 1790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn Tin học
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ nói chung và ngành 
Tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt thì Tin học là một phẩn không thể 
thiếu được trong cuộc sống hiện này. Đảng và nhà nước đang xây dựng và phát triển 
xã hội đã xác định được tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin. Đất 
nước ta đang trên đà phát triển, đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao 
về tri thức để đáp ứng với sự thay đổi và phát triển của xã hội.
 Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên ngành giáo dục đã đưa môn Tin 
học vào trong nhà trường. Bắt đầu là môn tự chọn và hiện nay trong chương trình 
GDPT 2018 đã đưa môn Tin học vào là môn bắt buộc trong trường tiểu học. Ngay 
từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh 
vực CNTT, tạo nền móng ban đầu để học lên những phần nâng cao trong các cấp học 
tiếp theo. Môn tin học là môn học mới đối với các em học sinh nhưng sau một thời 
gian học và tiếp xúc với máy tính, các em đã trở nên yêu thích, say mê với môn học 
này. Do vậy tôi luôn kích thích sự tò mò, hứng thú ở các em, đặc biệt là trong giờ lý 
thuyết và cả trong giờ thực hành. Các em biết vận dụng vào các môn học khác, đặc 
biệt máy tính là phương tiện cực ký hữu ích trong việc tìm tòi kiến thức, thử sức với 
các cuộc thi như Trạng nguyên tiếng việt, IOE, Violympic, 
 Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, môn tin học ở trường tiểu học bước đầu 
để học sinh làm quen với một số kiến thức cơ bản về CNTT như: một số bộ phận của 
máy tính, một số thuật ngữ thông dụng, rèn kĩ năng sử dụng máy tính,. Môn tin 
học giúp học sinh hình thành một số phẩm chất và năng lực cần thiết như:
 - Góp phần hình thành ý thức và tư duy máy tính
 - Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin
 - Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong học tập, lao động xã hội hiện đại
 - Có thái độ tích cực khi sử dụng máy tính
 - Hiểu khả năng sử dụng CNTT trong hoạt động học tập
 - Có ý thức tìm hiểu CNTT trong các hoạt động xã hội
 Mặc dù với số đông học sinh đều là gia đình khá giả, phụ huynh rất quan tâm 
đến việc học của các em, ở nhà các em đã có máy tính. Song tôi vẫn băn khoăn, lo 
lắng làm sao để giúp các em có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn trong điều 
kiện dịch bệnh Covid -19 đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Là giáo viên tin 
học tôi luôn trăn trở làm sao để các em hứng thú tìm tòi máy tính, sử dụng nhanh và 3
 - Tham khảo các bài viết, SKKN của các tác giả đăng trên báo đài, internet 
hoặc các anh chị ở trường bạn.
 - Nghiên cứu các báo cáo tổng kết phong trào, chueyen môn và các SKKN có 
liên quan của anh chị qua từng năm học trước.
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp quan sát: thông qua kiểm tra việc học tập của học sinh (bài cũ 
và bài mới)
 - Phương pháp điều tra: phỏng vấn các em học sinh lớp 3.
 - Phương pháp vấn đáp: trao đổi giữa các giáo viên dạy khối 3 về những khó 
khan và thuận lợi khi thực hiện dạy tin học ở lớp 3; trao đổi giữa cô và trò khi giảng 
dạy trên lớp
 - Phương pháp thực hành
 - Phương pháp dạy thực nghiệm: tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp 3 để tìm 
hiểu kết quả.
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: giáo viên phải thường 
xuyên theo dõi các hoạt động của học sinh trong qua trình thực hiện để kịp thời nắm 
bắt và giải quyết các tình huống đặt ra sao cho có kết quả tốt nhất.
 Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này tôi còn phối hợp nhiều 
phương pháp khác như: tổ chức trò chơi, các thủ thuật thực hành khác 5
của bạn bè và được sống trong tập thể. Các em sẽ có điều kiện để phát triển trí tuệ và 
năng khiếu cuả bản thân. Đến trường các em sẽ được tham gia vào các hoạt động tập 
thể và còn được học tập nhiều môn học khác nhau trong đó có môn Tin học.
 Trước vấn đề đó, người giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm tòi khám phá, 
khai thác và xây dựng nghiên cứu phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau sao 
cho phù hợp với từng bài học, từng đối tượng học sinh theo hướng chủ động tư duy, 
sáng tạo. Giáo viên phải nỗ lực học tập, sự say mê với nghề và cùng đồng lòng quyết 
tâm cao thì mới đạt được những yêu cầu của công việc. Vì vậy với suy nghĩ của 
mình, tôi đưa ra một số biện pháp với mong muốn góp phần tra đổi kinh nghiệm, 
chia sẻ để học tập lẫn nhau cùng tiến bộ. Đó là mục đích và nội dung hướng tới của 
sáng kiến kinh nghiệm này.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 a. Thuận lợi
 - Trường nơi tôi công tác là trường Tiểu học Lê Lợi được đóng tại địa bàn thị 
trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Trường đã được công nhận là trường 
chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2017 nên được chính quyền sở tại quan tâm và 
chú trọng phát triển cơ sở vật chất. Tin học là một môn học tự chọn nhưng ban giám 
hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, có một phòng 
máy tính để thực hành, có đủ máy để 2em / một máy tính để có thể thực hành; có 
một màn hình tivi lớn để chiếu.
 - Giáo viên: trường có giáo viên chuyên, được đào tạo bài bản về Tin học đáp 
ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học môn Tin học trong bậc tiểu học
 - Học sinh: vì là môn học trực quan sinh động, môn học khám phá nhiều lĩnh 
vực nên học sinh rất hào hứng, nhất là trong các tiết thực hành.
 b. Khó khăn
 * Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học
 Để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy môn Tin học, tôi tiến hành khảo sát lấy ý 
kiến 65 học sinh lớp 3, về sự hứng thú khi học với các phương pháp truyền thống, 
giáo viên giảng dạy, giải thích làm mẫu, sau đó yêu cầu học sinh thực hành các bài 
tập, kết quả được tổng hợp bên dưới:
 Bảng 2.1. Tổng hợp đánh giá của các em về hứng thú trong học môn Tin học 7
 Vì môn tin học là môn mới được đưa vào chương trình học lớp 3 nên luôn tồn 
tại những ưu khuyết điểm khác nhau. Do đó tôi luôn tự học hỏi, rút kinh nghiệm để 
góp phần nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em hứng thú và hiệu quả khi sử 
dụng máy tính.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh lớp 3 học và 
thực hành các phần mềm một cách hiệu quả, thành thạo các thao tác sử dụng máy 
tính. Giúp các em hứng thú, vui vẻ khi đến tiết học.
 Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để 
thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành. 
Thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó giúp học sinh tò mò khám phá thể giới xung 
quanh, say mê hứng thú và yêu thích môn học. 
 b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp
 Trong những năm gần đây, tin học được đưa vào các bậc học từ tiểu học, trung 
học cơ sở đến trung học phổ thông. Khi mới làm quen với máy tính, học sinh tỏ ra 
rất hào hứng vì đây là môn học trực quan sinh động, hiện đại và mang tính thực tế 
cao. Tuy nhiên sau một thời gian, khi kiến thức mới trở nên khó hơn thì học sinh lại 
có thái độ thờ ơ, lơ là trong việc học cũng như vận dụng vào cuộc sống hằng ngày.
 Học sinh không hứng thú với môn học là do học sinh lười học, lười suy nghĩ, 
một phần là do giáo viên chưa có phương pháp dạy phù hợp, chưa quan tâm tới suy 
nghĩ, thái độ của học sinh dẫn đến ngày càng tụt hậu so với yêu cầu chung của xã hội 
hiện nay. Để tạo cho học sinh niềm hứng khởi khi được học môn Tin học tôi đưa ra 
một số giải pháp sau:
*Giải pháp 1: Biện pháp giáo dục ý thức học sinh
 Mục tiêu của biện pháp này là giáo dục ý thức cho học sinh, tạo cho học sinh 
sự nghiêm túc khi tham gia học tập để đạt được kết quả cao.
 Đối với các em học sinh lớp 3, lần đầu tiên được học môn Tin học, và lần đầu 
được tiếp xúc với máy tính trên trường. Để có thể đạt được kết quả cao trong tiết học 
đầu tiên cũng như tiền đề cho các tiết học về sau, tôi đã giáo dục ý thức học tập cho 
các em, tạo ra sự nghiêm túc cũng không kém phần hứng thú khi bước vào tiết dạy, 
đạt hiệu quả cao trong học tập. Đầu năm học, tôi quy định rõ khi học sinh tham gia 
học môn Tin học cần có ý thức nghiêm túc, trong giờ các con không tham các hoạt 
động nào, hoặc những việc làm không theo yêu cầu của giáo viên. 9
học. Làm sao để có thể cho học sinh thấy được “mỗi ngày đến trường là một ngày 
vui”.
 Ví dụ: Trước khi bắt đầu giờ dạy, tôi luôn cho học sinh khởi động bằng nhiều 
trò chơi khác nhau, hoặc có thể bật màn hình chiếu để có em có thể nhảy theo các vũ 
điệu hiện đại như bài Ghen cô vy, Baby shark,  các em vừa được khởi động vừa 
được khắc sâu việc rửa tay phòng ngừa dịch bệnh covid – 19.
 Hình ảnh các em học sinh khởi động trước tiết học
 Trong các tiết học, tôi tạo ra bầu không khí nhẹ nhàng, thân thiện, giúp lớp học 
trở nên thoải mái, làm giảm khoảng cách giữa cô và trò.
 + Giúp học sinh cảm thấy yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè thầy cô, tự tin thể 
hiện bản thân trước lớp.
 + Giáo viên khơi dậy tình cảm bạn bè giữa các nhóm bằng cách tạo ra các nhiệm 
vụ nhóm, xây dựng cây tình bạn.
 + Khuyến khích các em tham gia hoạt động, nhận xét các bạn của mình theo 
hướng động viên tránh chê bai, dè bỉu khi các bạn thực hiện chưa tốt.
 Trong quá trình dạy, giáo viên phải có thái độ nhẹ nhàng khi học sinh mắc 
khuyết điểm, xử lý tốt các tình huống sư phạm xảy ra bất ngờ. Bên cạnh đó, tôi cũng 
kịp thời động viên đúng lúc, đúng chỗ đối với từng học sinh và có những biện pháp 
cụ thể để hạn chế những học sinh chưa hoặc không làm bài tập.
 Giáo viên khi đánh giá nhận xét học sinh phải công bằng, khách quan, công khai 
kết quả trong các giờ kiểm tra và nhận xét bài làm của các em. Không nên đánh giá 
quá thấp sẽ gây ra tình trạng chán nản ở các em. Giáo viên phải có kiến thức vững 11
sử dụng CNTT, xây dựng các phương án để kiểm tra kiến thức của học sinh. Người 
dạy cần có kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học nhằm thực hiện tốt các ý 
tưởng sư phạm. Đồng thời, nhà trường cũng cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để 
việc ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên được thực hiện một cách tốt nhất.
 Hơn nữa để soạn một bài giáo án điện từ, tôi thấy giáo viên phải mất rất nhiều 
công sức, thời gian. Do đó yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng CNTT vào dạy 
học vẫn là bản thân người giáo viên đó có quyết tâm thực hiện hay không? Nếu có 
quyết tâm thì trong bất kì hoàn cảnh nào chúng ta cũng làm được.
 Trước mỗi bài dạy, tôi chuẩn bị soạn giảng chu đáo bằng việc sử dụng phần 
mềm trình chiếu Microsoft Power Point. Đây là phần mềm sử dụng để thiết kế và 
trình bày bài giảng trên các slide. Mỗi slide có thể chứa nhiều dạng thông tin khác 
nhau như: chữ, hình ảnh, âm thanh, tranh vẽ có thể chuyển động được. Nhờ vậy mà 
bài giảng của tôi rất phong phú và sinh động. Tuy nhiên để có thể có được một bài 
giảng chất lượng, vừa thể hiện được nội dung, vừa đảm bảo được yêu cầu kĩ thuật, 
các slide trình chiếu cần được thiết kế cẩn thận và phù hợp với bài học và ý tưởng sư 
phạm. Tôi mạnh dạn đưa ra các bước trình tự để có được một bài giảng vừa ý: 
 Bước 1: Chuẩn bị nội dung và thông tin cần trình bày trên các slide theo trình 
tự của bài giảng.
 Bước 2: Phân chia nội dung và thông tin cần trình bày trong mỗi slide. 
 Bước 3: Chuẩn bị các minh họa cho nội dung như: hình ảnh, video, hoạt hình, 
các mô hình, âm thanh,  bằng các công cụ phần mềm khác
 Bước 4: Sử dụng phần mềm trình chiếu Power point để tích hợp các nội dung 
trên vào các slide
 Bước 5: Quy định cách hiển thị thông tin trong mỗi slide
 Bước 6: Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide, cách hiệu ứng cho mỗi 
đối tượng. Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng sẽ gây ra sự rối rắm trong bài giảng 
làm phân tán sự tập trung của các em học sinh.
 Bước 7: Trình diễn thử, chỉnh sửa và đưa vào sử dụng.
 Tôi luôn xác định những nội dung trong các slide chỉ là dàn ý, trong quá trình 
dạy tôi vẫn sử dụng kết hợp với bảng lớn, các PPDH một cách tích cực để tăng cường 
tính chủ động của học sinh trong quá trình dạy học. Trong sách giáo khoa có những 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_mon_tin_ho.docx