SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ mười ngón cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ mười ngón cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng gõ mười ngón cho học sinh Lớp 3
PHÒNG GD&ĐT TP BẮC GIANG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA MAI THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP MỘT SỐ BI ỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GÕ MƯỜI NGÓN CHO HỌC SINH LỚP 3 Họ và tên: Trần Hoài Nga Trường: Tiểu học Đa Mai Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: 1 Đa Mai, tháng 10 năm 2021 a. Tổ chức nhiều hình thức dạy học khác nhau để giúp học sinh nắm vững kiến thức: Việc rèn kĩ năng gõ mười ngón đòi hỏi học sinh phải nắm chắc bài, ghi nhớ tốt qui tắc gõ. Bên cạnh đó, khi thực hành, công việc luyện gõ đòi hỏi sự kiên trì cao. Do đó, học sinh thường nản chí, không chịu luyện gõ. Chính vì vậy, giáo viên cần thay đổi nhiều hình thức dạy học khác nhau đề tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đối với bản thân tôi, khi dạy về nội dung này, tôi thường triển khai một số hình thức tổ chức sau: * Quan sát và làm mâu: Đặc điểm của lứa tuổi học sinh Tiểu học là khả năng tư duy trưu tượng còn hạn chế. Việc truyền thụ kiến thức đòi hỏi phải trực quan, cụ thể. Mặt khác, đặc thù của bộ môn Tin học là các nội dung kiến thức bài học thường liên quan đến các nút lệnh, biểu tượng và hình ảnh. Do đó, hoạt động quan sát làm mẫu thường được áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Tin học ở bậc Tiểu học. Hoạt động quan sát và làm mẫu thường triển khai khi dạy nội dung bài mới. Giáo viên sẽ phải sử dụng máy đa vật thể kết nối với một máy chiếu hoặc tivi. Với hoạt động quan sát và làm mẫu, giáo viên có thể thực hiện theo những hướng sau: - Giáo viên làm mẫu trước, học sinh quan sát và rút ra qui tắc gõ phím: hình thức này thường áp dụng khi dạy các kiến thức mới. Để giúp học sinh hình dung ra cách gõ phím, giáo viên sẽ gõ mẫu một vài phím và yêu cầu học sinh quan sát. Từ đó, giáo viên sẽ đưa ra hệ thống các câu hỏi gợi ý dẫn dắt học sinh phát hiện ra cách gõ phím Bên cạnh đó, giáo viên có thể sử dụng, khai thác kiến thức bài học trước. Thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ, giáo viên sẽ cho học sinh lên gõ mẫu, cả lớp cùng quan sát. Từ đó, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra qui tắc gõ. - Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng, khai thác kiến thức bài học trước kết hợp với việc đưa ra các câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra qui tắc gõ. Sau đó, giáo viên gọi một học sinh lên gõ mẫu cho cả lớp quan sát. Như vậy, qua thực tiễn giảng dạy, tôi đã thử nghiệm và triển khai hình thức quan sát làm mẫu đạt được những kết quả nhất định. Học sinh tiếp thu bài nhanh hơn và có khả năng gõ mười ngón chính xác hơn. * Tổ chức trò chơi giúp học sinh nắm vững cách gõ: Hình thức tổ chức trò chơi là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy học ở Tiểu học. Đây là một hình thức tổ chức vừa giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ và nắm vững cách gõ, vừa gây được hứng thú và thu hút được học sinh tham gia. Với hình thức này, giáo viên có thể tổ chức được nhiều trò chơi khác nhau. Cụ thể, với nội dung luyện gõ mười ngón, tôi thường triển khai một số trò chơi sau: các em cho là đúng. Môi lần trả lời đúng một câu hỏi là em đã rung được chuông vang rồi đấy. Chúc các em sẽ rung được chuông vàng cả 3 câu hỏi nhé! - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Giáo viên đọc câu hỏi: Học sinh giơ thẻ đáp án Giáo viên công bố đáp án đúng: Câu trả lời sẽ là A?B? hay C?D? Để biết được đáp án, các em hãy cùng nhìn lên màn chiếu. Xin chúc mừng những bạn đã rung được chuông vàng. Những bạn nào đáp án chưa đúng đề nghị úp thẻ bài xuống mặt bàn. - Giáo viên nhận xét tỉ lệ học sinh làm đúng, làm sai - Chuyển sang câu tiếp theo, tổ chức tương tự... - Tổng kết cuộc thi: Những bạn nào đã trả lời đúng tất cả câu hỏi cô khen những bạn đã rung chuông vàng. Cô đề nghị cả lớp tặng những bạn này một tràng pháo tay. Còn những bạn bị nhầm lân chưa làm đúng tất cả các câu, chúng mình sẽ cố gắng chơi tốt hơn ở những buổi học sau nhé. Trò chơi “Hộp quà may mắn”: Trò chơi này cũng là một trong những trò chơi tạo được sự hấp dẫn với học sinh. Nó kích thích tính tò mò, gây được sự hào hứng, tích cực tham gia của các em. Với trò chơi này, tôi thường chiếu trên màn hình 4 hộp quà được đánh số thứ tự từ 1 đến 4. 1 2 3 4 Mỗi hộp chứa một phần quà rất hấp dẫn. Học sinh nào muốn nhận được một trong các phần quà này thì hãy chọn một trong các hộp quà trên màn hình tivi và trả lời đúng câu hỏi trong mỗi hộp đó. Với trò chơi này, để tăng thêm khả năng tự tin và giao tiếp, tôi sẽ chọn một học sinh làm quản trò. Việc này đòi hỏi giáo viên phải nắm bắt được đối tượng học sinh trong lớp khá vững mới có thể chọn được học sinh có khả năng dẫn trò chơi tốt. Đồng thời, giáo viên cũng phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn, đào tạo học sinh có thể dẫn trò chơi một cách thành thạo. Ví dụ: Khi dạy bài “Tập gõ bàn phím ”, hướng dân học sinh nắm được cách gõ và chốt cách gõ xong, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hộp quà may mắn ” theo tiến trình sau: - Giới thiệu tên trò chơi: Sau đây, để giúp các có thể nắm vững hơn cách gõ, cô có một trò chơi dành tặng cho cả lớp. Trò chơi này có tên gọi “Hộp quà may sinh trả lời đúng và cho học sinh trả lời sai lên hát trước lớp. Vừa rồi là một số trò chơi mà tôi đã áp dụng trong quá trình rèn khả năng gõ mười ngón. Qua việc triển khai hình thức trò chơi, tôi nhận thấy hiệu quả chất lượng giảng dạy được tăng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập hơn hẳn. Do đó, học sinh nắm chắc kiến thức hơn và có kĩ năng gõ mười ngón thành thạo hơn. * Sử dụng hình ảnh, đồ dùng trực quan để giúp học sinh ghi nhớ, nắm vững cách gõ: Đặc điểm của lứa tuổi học sinh Tiểu học là khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Chính vì vậy, việc sử dụng hình ảnh đồ dùng trực quan là một hình thức không thể thiếu trong giảng dạy ở bậc Tiểu học. Do đó, tôi cũng thường sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan trong việc hình thành và nắm vững kiến thức gõ phím bằng mười ngón cho học sinh. Với hoạt động này, tôi hay áp dụng hình thức nối tranh. Đây là một hoạt động trực quan phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Nó thu hút và tạo hứng thú cho học sinh. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi nối tranh ở các thời điểm khác nhau của bài dạy. - Nó có thể thực hiện ở ngay từ nội dung kiểm tra bài cũ: Ví dụ: Khi dạy bài “Bàn phím máy tính ”, để kiểm tra cách đặt tay, tôi đưa ra bức tranh và yêu cầu một học sinh lên thực hiện nối các ngón tay tương ứng với các phím ở hàng cơ sở để được cách đặt tay đúng trên bàn phím. - Bên cạnh đó, trò chơi nối tranh cũng có thể thực hiện ở phần khai thác bài mới: Ví dụ: Khi dạy bài “Tập gõ bàn phím ”, giáo viên có thể hướng dẫn quy tắc gõ các phím ở hàng cơ sở để học sinh suy luận ra cách gõ các phím ở hàng trên, hàng dưới, hàng số thông qua màu sắc của phím với ngón tay được tô màu tương ứng. Ví dụ gợi ý như sau: + Hàng phím dưới gồm những phím nào? Học sinh trả lời: Z X C V B N M , . / - Giống như cách gõ ở hàng phím cơ sở, môi ngón trỏ sẽ gõ mấy phím và các ngón còn lại, môi ngón sẽ phụ trách gõ mấy phím? Học sinh trả lời: môi ngón tay chỉ gõ 1 phím, còn riêng 2 ngón trỏ môi ngón sẽ gõ 2 phím. - Dựa vào cách vị trí của các phím của hàng phím dưới và cách gõ phím ở hàng cơ sở và hàng phím trên đã học, em hãy nối các đoạn thẳng từ phím ở hàng c. Chuẩn bị tốt các bài tập thực hành. Các bài thực hành cơ bản đảm bảo đúng mục tiêu trọng tâm bài học, vừa sức với mặt bằng chung của học sinh. Đồng thời giáo viên cần chuẩn bị thêm các bài nâng cao để bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phát huy tính tích cực của các em. - Đặc thù của bộ môn tin học là lí thuyết kết hợp với thực hành. Trong đó, thời gian thực hành của học sinh chiếm phần lớn thời. Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các bài tập thực hành là rất quan trọng. - Bài thực hành đưa ra phải cơ bản, sát với bài học và phù hợp với mặt bằng chung của học sinh để đảm bảo vừa sức với đa số học sinh. Neu ngay từ đầu giáo viên đưa ra ngay bài nâng cao thì học sinh trung bình yếu sẽ không làm được dẫn đến nản chí, không thực hành ngồi chơi trong giờ học. - Bên cạnh đó, giáo viên cần chuẩn bị thêm các bài nâng cao cho học sinh khá giỏi. Vì những em này sẽ hoàn thành các bài cơ bản dễ dàng, không mấy khó khăn. Do đó, nếu không thêm giao bài nâng cao các em sẽ thấy giờ học rất nhàm chán, không thu hút được các em. Hơn nữa, khi làm xong bài tập đại trà chung cho cả lớp, các em này sẽ hoàn thành xong khá nhanh nên có nhiều thời gian ngồi chơi nếu giáo viên không giao thêm bài khó để bồi dưỡng nâng cao khả năng của các em. Ví dụ: Khi dạy bài “Tập gõ bàn phím ”, tôi đưa ra yêu cầu thực hành cho học sinh làm: - Khởi động phần mềm Kiran’s Typing Tutor - Chọn tên trong ô User Name rồi chọn Typing Practice - Chọn hàng phím cơ sở - HomeKeys-Qwerty rồi gõ Với học sinh trung bình yếu, các em mới thường chỉ dừng lại bài ở mức độ gõ hàng cơ sở. Nhưng với học sinh khá giỏi, thì học sinh sẽ không dừng lại ở việc gõ các phím ở hàng cơ sở mà yêu cầu chọn hàng trên, hàng dưới mức độ khó hơn. - Bên cạnh hệ thống bài tập, việc tổ chức các hình thức dạy học trong giờ thực hành cũng rất quan trọng. Giờ thực hành muốn thu hút học sinh phải triển khai nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Neu chỉ có hoạt động thực hành cá nhân đơn điệu thì sẽ dễ gây nhàm chán cho học sinh. Thông thường, để kích thích sự hứng thú và tính tích cực của học sinh, tôi hay tổ chức thi thực hành. d. Kết quả khi tiến hành: Tước đây, tỉ lệ học sinh có khả năng gõ đúng qui tắc gõ mười ngón không nhiều. Sau khi tôi trăn trở tìm ra các giải pháp và thử nghiệm những biện pháp 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp Học sinh khối lớp 3 ở trường Tiểu học Đa Mai, Thành phố Bắc Giang. 7.3 Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của giải pháp Lợi ích đầu tiên có thể kể đến của việc đánh máy bằng 10 ngón tay là rút ngắn được thời gian hoàn thành văn bản, tăng năng suất công việc. Bên cạnh đó, việc gõ bàn phím bằng 10 ngón sẽ giúp bạn tăng cường khả năng phản xạ với ngôn ngữ hơn. Việc đánh máy bằng cả 10 ngón cũng giảm thiểu khả năng mỏi tay hơn, đặc biệt là phải nhập liệu trong thời gian dài. Bên cạnh đó còn tạo cho học sinh tính kiên nhẫn, kiên trì tác phong làm việc và lao động chuyên nghiệp với máy tính là nền tảng tạo nên con người trong thời đại mới. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả của giải pháp Trần Hoài Nga
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_go_muoi_ngon_cho_hoc_sinh.docx