SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh Lớp 3

Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết mục tiêu của Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa ra là giáo dục phải được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, dân chủ và hòa nhập quốc tế, chất lượng giáo dục phải được nâng cao một cách toàn diện như: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kĩ năng sống, Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi các thầy cô giáo phải quan tâm, trang bị tri thức, kĩ năng thái độ cho các em học sinh. Trong kĩ năng sống thì kĩ năng giao tiếp chiếm vị trí rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người chúng ta mà đặc biệt là đối với các em học sinh. Nếu các em không có kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp tốt thì các em sẽ không thực hiện tốt được mục tiêu giáo dục. Kĩ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó hình thành, phát triển trong quá trình sống qua hoạt động trải nghiệm và rèn luyện mới thành. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kĩ năng giao tiếp của một số em còn rất hạn chế, chỉ chào hỏi thầy cô đang dạy mình còn thầy cô không dạy mình thì không biết chào hỏi lễ phép, một số em diễn đạt câu chưa đúng mục đích, thái độ ứng xử với mọi người còn rụt rè, thờ ơ, Vì thế, để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nói chung và cho học sinh lớp 3 nói riêng là vấn đề trăn trở của quý thầy giáo, cô giáo, cũng như bản thân tôi. Từ những ý nghĩ đó mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp 3” . Tôi xin chia sẻ cùng anh chị em đồng nghiệp. II. NHIỆM VỤ Để đạt được mục tiêu đã đề ra, trước hết giáo viên cần nắm bắt được tâm lý độ tuổi của từng học sinh. Tìm hiểu đặc điểm tình tình, tâm tư, tình cảm, sở thích,... của các em. Bên cạnh đó còn cần tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của từng em. Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 1 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba 2.Thực trạng a. Thuận lợi: - Về phía giáo viên: Đầu năm học tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3. Chính vì nhận thức được trách nhiệm của mình đối với học sinh đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, nên tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, đặc biệt là công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp ngày càng có chiều sâu và hiệu quả. - Về phía học sinh: Qua thực tế công tác giảng dạy và giáo dục học sinh ở nhà trường. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi mỗi em có một hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng hội chung ở các em đó là tinh thần chưa biết vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện. Trong giờ học các em hay lo ra, ít chú ý nghe giảng, chưa hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài; không có ý thức biết giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, những bạn học chưa đạt chuẩn. Trong các hoạt động học tập các em chưa tích cực tham gia thảo luận, chia sẻ với nhau những kiến thức, kĩ năng, những suy nghĩ, của cá nhân với bạn bè trong lớp, với thầy giáo, cô giáo. Đa số các em còn chưa tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của nhà trường. b. Những hạn chế, khó khăn: * Về phía giáo viên: Bên cạnh những mặt làm được, tôi thấy giáo viên còn có những hạn chế nhất định như sau: - Trong trường còn một số giáo viên không trau dồi kiến thức, không tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến năng lực chuyên môn của giáo viên còn hạn chế. Một số giáo viên còn hạn chế về kĩ năng sư phạm, khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt sáng tạo. - Một số giáo viên do chưa nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc nhận xét đánh giá học sinh nên việc phê bình nhận xét học sinh còn chưa khéo, Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 3 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba tiếp của các em. Những ngày đầu năm, tôi đã bắt đầu theo dõi cách ứng xử của các em trong những giờ ra chơi, qua các tiết học và đặc biệt là qua phần tự giới thiệu về gia đình, về bản thân, về sở thích của mình để nắm bắt được kĩ năng giao tiếp của các em. b. Kết hợp với gia đình để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Chúng ta ai cũng biết gia đình là tế bào của xã hội – mối quan hệ xã hội đầu tiên là gia đình. Gia đình là chiếc nôi ấp ủ yêu thương, hình thành tình cảm, nhân cách và những kĩ năng ban đầu của con người. Vì thế trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm ngoài trao đổi về tình hình học tập tôi còn tìm hiểu về hoàn cảnh của các em. Tôi lập danh sách học sinh, xin số điện thoại của từng em để kịp thời trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập cũng như về phẩm chất đạo đức của các em. Qua cuộc họp này, tôi thông báo cho phụ huynh biết được mục tiêu và nhiệm vụ năm học của trường, của lớp cần rèn luyện và giáo dục các em như thế nào cho đúng chuẩn. Muốn các em chuẩn thì giáo viên phải chuẩn, phải gương mẫu và phụ huynh phải là người chuẩn mực về đạo đức, tác phong. Nếu thành viên trong gia đình luôn yêu thương, quan tâm, gắn bó, sống gương mẫu trong từng lời nói, cử chỉ thì việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh sẽ có hiệu quả. Ngược lại, nếu các thành viên trong gia đình sống không gương mẫu, nói năng cộc lốc, xưng hô với nhau không đúng mực thì nhà trường có làm tốt công tác giáo dục bao nhiêu cũng không đem lại hiệu quả. Vì thế nên tôi và phụ huynh học sinh ngầm cam kết với nhau phải gương mẫu, phải chuẩn mực về nhân cách. Như trường hợp em Phát Lộc trong lớp tôi vì gia đình rất khó khăn và học vấn của phụ huynh chưa cao nên khi đưa rước em đi học, mẹ em thường xuyên quát nạt nói trổng không và cáu gắt với em, mỗi khi em ra lớp chậm trễ dẫn đến em cũng ăn nói cũng cộc lốc, với thầy cô, bạn bè. Thấy vậy, tôi đã gặp phụ huynh để trao đổi giải thích cho mẹ Lộc biết được là ta không nên nói chuyện cộc lốc và cáu gắt với con, ở nhà phải chỉnh sửa cho Lộc những câu nói mà em chưa diễn đạt đủ ý hoặc khi em có thái độ thiếu tôn trọng mọi người. Ở lớp, tôi cũng thường xuyên rèn luyện và chỉnh sửa cho em. Chỉ gần một tháng sau là Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 5 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba cha mẹ, thầy giáo, cô giáo không những là tấm gương sáng về kĩ năng giao tiếp mà còn là tấm gương sáng về nhân cách. 2. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh qua việc xây dựng môi trường lớp học thân thiện. Muốn giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 có hiệu quả điều cơ bản và quan trọng là giáo viên phải xây dựng được môi trường lớp học thân thiện tạo sự gần gũi, gắn kết giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nên ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi thường dành thời gian ổn định lớp, cho các em học sinh tự giới thiệu về bản thân, được trao đổi, chia sẻ sở thích, ước mơ, hoài bão với các bạn. Cũng trong thời điểm này tôi dành thời gian để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, học lực của các em, cùng các em xây dựng nội quy lớp và tôi cũng nói cho các em điều tôi mong muốn chờ đợi ở nơi các em trong năm học. Đây là hoạt động chẳng những giúp cho cô trò tôi thêm hiểu nhau mà còn giúp cho các em mạnh dạn, tự tin khi đứng trước đám đông, khi tham gia các hoạt động tập thể. Chính điều ấy đã giúp cho khả năng giao tiếp của các em ngày một tốt hơn. Các em tự lập nhóm cùng sở thích: thích đội mũ lệch Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 7 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba Bên cạnh đó trong mỗi bài học tôi thường nghiên cứu lồng ghép kể những câu chuyện vui mang tính giáo dục và phù hợp với nội dung bài học để các em dễ nhớ kiến thức và để học sinh thích môn học đó, tôi cùng các em trải nghiệm các hoạt đông thực tế. Hình ảnh các em cùng đi trải nghiệm ở địa đạo Củ Chi Tôi giúp các em biết thi đua và nhận biết được nếu các em có sự hợp tác với nhau thì làm việc mới thành công được và còn học hỏi lẫn nhau qua cách giao tiếp với bạn bè, qua các hoạt động của lớp: hoạt động nhóm trong giờ học, truy bài đầu giờ cùng nhau, cùng nhau hoàn thành các sản phẩm thủ công, cùng thi đua tiếp sức trong các trò chơi. Bên cạnh đó, các em sẽ cởi mở, gần gũi nhau hơn tkhi tham gia các phong trào của trường như các buổi biểu diễn văn nghệ, các trò chơi dân gian, các cuộc thi ‘‘Sắc màu tuổi thơ” do Đội tổ chức. Đúng như câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 9 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba Đối với môi trường tiểu học, đây là môi trường văn hóa. Do vậy, tôi phải theo dõi uốn nắn, rèn luyện và giáo dục cho học sinh hiểu biết về phép lịch sự, về thể diện của người thầy bằng cách hành động tôn vinh thể diện, các từ xưng hô đúng mực. Để giúp các em có kĩ năng giao tiếp lịch sự bản thân giáo viên cũng phải gương mẫu nói phải tròn câu, phải xưng hô đúng mực. Khi nói chuyện phải nhìn thẳng người đang giao tiếp với mình thì mới giáo dục các em được. Ngoài ra, tôi còn giáo dục các em về kĩ năng giao tiếp lịch sự gắn với hành động qua việc tạo tình huống để các em hiểu và nhớ lâu hơn để ứng xử tốt hơn trong cuộc sống. 5. Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt lời nói, viết văn bản đúng ý đồ, đúng mục đích giao tiếp cụ thể qua môn Tiếng việt. Để rèn luyện kĩ năng, năng lực giao tiếp cho các em trong nội dung dạy các môn học đặc biệt là môn Tiếng việt. Như vậy, muốn diễn đạt tốt thì phải được giáo dục cả kiến thức lẫn kĩ năng. Trong đó đặc biệt tôi thường xuyên rèn cho các em kĩ năng nói, viết đúng chuẩn, sử dụng đúng từ ngữ, cú pháp, biết diễn đạt suy nghĩ, tình cảm của mình một cách rõ ràng, trôi chảy, hay và hấp dẫn. Cụ thể như sau: a. Rèn luyện kĩ năng nói: Trong quá trình dạy học tôi thường chú trọng rèn cho các em có kĩ năng nghe và đáp lời, rèn kĩ năng đọc diễn cảm phù hợp lời nói của nhân vật trong câu chuyện, nói những câu rõ ràng mạch lạc đúng ý đồ, đúng mục đích cần hỏi như trước khi trả lời phải nhắc lại ý người hỏi để nói thành câu trọn vẹn, dễ hiểu. Ví dụ: Trong bài Tập đọc Bận tôi hỏi: Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui? Em Linh trả lời (thấy có ích). Những lúc như thế tôi phải giải thích cho em hiểu em cần phải lặp lại ý của câu hỏi và trả lời cho trọn vẹn câu thì người nghe mới hiểu rõ hơn. Ngoài ra trong quá trình học tôi còn thường xuyên nhắc nhở các em khi nói cần diễn đạt lời nói của mình một cách rõ ràng dễ hiểu lên giọng, xuống giọng cho phù hợp tình huống giao tiếp để người nghe hiểu đúng suy nghĩ của mình. b. Rèn luyện kĩ năng viết: Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 11 Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giao tiếp tốt cho học sinh lớp Ba tôn trọng mọi người hơn. Từ đó về sau trong giờ kể chuyện hoặc khi giao tiếp với mọi người em ấy đã biết kết hợp với cử chỉ, nụ cười và ánh mắt trong giao tiếp để lại nhiều thiện cảm cho mọi người. Hình ảnh rạng rỡ, vui tươi của các em trong lớp học Tóm lại, trong giao tiếp giáo viên biết phối kết hợp với nụ cười và ánh mắt của mình trong lời nói giao tiếp cụ thể, tránh cáu gắt, phải gương mẫu và thường xuyên uốn nắn và điều chỉnh các em kịp thời sẽ giúp kĩ năng giao tiếp cho các em ngày càng hoàn thiện hơn. D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với những biện pháp trên tôi thấy lớp do tôi chủ nhiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt về kĩ năng giao tiếp giữa cô – trò, với mọi người xung quanh. Cụ thể như sau: Người thực hiện: Mai Thị Thùy Trang 13
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_giao_tiep_tot_cho_ho.doc