SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở Lớp 3

doc 17 trang sangkienlop3 12/11/2023 1891
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở Lớp 3

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực học môn Tập làm văn ở Lớp 3
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH TÍCH CỰC HỌC 
 MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP BA
 PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I.1. Lý do chọn đề tài
 Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò nền tảng cho học sinh trau dồi, phát 
huy vốn ngôn ngữ, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt.
 Thực tế cho thấy khả năng sử dụng từ, đặt câu, viết văn của học sinh là 
không đều nhau. Với chương trình giảng dạy hiện nay môn Tập làm văn được đổi 
mới với nhiều thể loại: miêu tả, kể chuyện, thuật, tranh luận trao đổi, xây dựng 
chương trình hoạt động, làm một số văn bản hành chính (đơn từ), biên bản. Điều 
này giúp học sinh tiến bộ về nhiều mặt, về khả năng vận dụng, sử dụng ngôn ngữ 
Tiếng Việt. Tuy nhiên, việc dùng từ ngữ đặt câu, viết văn của các em còn nhiều 
hạn chế. Các em sử dụng dấu câu còn lúng túng, sai vị trí cho nên khi đọc câu văn 
của các em trở nên khó hiểu và tối nghĩa. Việc giao tiếp của các em với thầy cô 
và bạn bè diễn ra tương đối tự nhiên. Nhưng khi gặp một vấn đề nào đó trong 
việc phải có từ ngữ, hình ảnh mới về một chủ đề nào đó đang tìm hiểu thì các em 
lúng túng ngay. Đối với học sinh lớp Ba việc diễn đạt ý, dùng từ, đặt câu, viết 
đoạn văn của các em còn rất yếu do vốn từ ngữ còn hạn chế. Nhiều học sinh lo 
lắng, sợ sệt khi học tiết Tập làm văn. Học sinh không chủ động nắm bắt kiến 
thức, thiếu tự tin trong mỗi tiết học, ảnh hưởng đến quá trình học tập ở các lớp 
học cao hơn. Vấn đề trên là mối trăn trở của tôi và rất nhiều giáo viên đứng lớp. 
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh tích cực 
học môn Tập làm văn ở lớp Ba”. Với hi vọng giúp học sinh biết viết được các 
bài văn, đoạn văn có những từ ngữ, hình ảnh sinh động, lưu loát và đúng theo 
chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt, tự tin trong học tập, hoàn thành 
nhiệm vụ học tập, tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.
 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
 a. Mục tiêu của đề tài.
 - Thực trạng việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh về phân môn 
Tập làm văn lớp 3 ở Trường Tiểu học hiện nay.
 - Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học tập 
làm văn ở lớp 3 với dạng bài: Nghe- kể lại chuyện; kể hay nói, viết về một chủ đề.
 - Tìm hiểu các bài tập làm văn lớp 3 đã hình thành và rèn luyện cho học sinh 
các kỹ năng: quan sát các sự vật, hiện tượng và trình bày lại kết quả học tập bằng 
lời nói, bài viết,... vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, góp phần bồi dưỡng 
và phát triển ở học sinh kĩ năng sống như: ham học hỏi, tìm hiểu, khám phá để 
biết về môi trường xung quanh các em; yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất 
 1 vận dụng các kỹ năng về Tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn. Do đó Tập làm văn 
là phân môn có tính chất tích hợp của các phân môn khác. Qua tiết tập làm văn 
học sinh có khả năng xây dựng một văn bản đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là 
những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá 
trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp 
mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động . Ngôn ngữ (dưới 
dạng nói - ngôn bản và dưới dạng viết văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự 
phát triển xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn học sinh nói đúng và viết đúng là hết 
sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc rất lớn vào việc giảng dạy môn 
Tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng, cụ thể tìm hiểu ở đây là 
chương trình tập làm văn lớp 3.
 II.1. Thực trạng
 Năm học 2014- 2015 tôi được phân công dạy lớp 3C trường TH Tây Phong 
với tổng số học sinh là: 21 em. Qua khảo sát đầu năm học phân môn Tập làm văn 
các em đạt được như sau:
 ( Số bài đạt điểm giỏi: 0; khá: 2; TB: 5; yếu: 14)
 Số lỗi các em mắc phải thường là: câu văn chưa rõ ràng, dùng từ chưa 
chính xác còn lặp từ, vốn từ còn nghèo nàn, chấm câu chưa đúng vị trí.
 Phân môn Tập làm văn dạy theo chương trình mới có nội dung phong phú 
và đa dạng. Trong đó giáo viên chú trọng rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: 
nghe, nói, đọc, viết. Nhằm phục vụ cho học tập và giao tiếp. Giáo viên cần có 
biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh 
trong hoạt động luyện tập thực hành, làm miệng, làm bài viết. Tuy nhiên trong 
thực tế dạy học ở các trường giáo viên và học sinh còn có những hạn chế sau:
 a. Thuận lợi, khó khăn.
 + Thuận lợi
 - Giáo viên:
 Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. 
Với mỗi loại bài tập, giáo viên đã nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và 
tổ chức những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Với 
mỗi tiết dạy giáo viên ®· cã sù chuÈn bÞ chu ®¸o: Ph­¬ng tiÖn, tµi liÖu, hÖ thèng 
c©u hái tõ dÔ ®Õn khã, ë nhiÒu møc ®é kh¸c nhau, cã nhiÒu d¹ng c©u hái kh¸c 
nhau. Giáo viên ®· nhÊn m¹nh ®­îc thÓ lo¹i v¨n, kiÓu bµi, néi dung cña ®Ò bµi và 
chú ý khai thác có hiệu quả ph­¬ng ph¸p d¹y häc lÊy học sinh lµm trung t©m...
 Bên cạnh đó, giáo viên luôn động viên khuyến khích, khen gợi ở học sinh 
trí tưởng tượng, óc sáng tạo. Từ đó kích thích được sự tìm tòi ham học hỏi ở học 
sinh, hình thành thói quen học tập tốt phân môn Tập làm văn. Để giúp học sinh 
viết được những bài văn hay, ý tưởng phong phú, sáng tạo giáo viên luôn chú 
trọng rèn kĩ năng nói cho học sinh vì học sinh nói tốt sẽ trình bày bài viết tốt.
 3 hoàn chỉnh. Các em đã hứng thú trao đổi với bạn về bài văn của mình, thích học và 
khám phá phân môn Tập làm văn
 -Hạn chế.
 Một số học sinh do vốn sống còn hạn chế nên việc tìm ý để phục vụ cho đặt 
câu, viết đoạn còn hạn chế dẫn đến còn ngại học môn tập làm văn. Môn Tập làm 
văn là một môn khó, nhiều em ngại học, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em 
còn ngại phát biểu, vốn từ ít nên viết bài qua loa cho xong, vì vậy mà viết đoạn 
văn còn nghèo ý.
 Học sinh một số em còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin trong học tập.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu
 - Mặt mạnh.
 Học sinh đã có hứng thú trong các tiết học tập làm văn góp phần nâng cao 
chất lượng môn Tiếng Việt nói chung.
 Không khí lớp học sôi nổi, các nhóm học tập trao đổi tích cực, tự giác, kĩ 
năng nói, viết của học sinh tiến bộ rõ rệt, các em mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp 
với mọi người.
 -Mặt yếu.
 Sự chuyển biến của học sinh sau khi thực hiện đề tài chưa đạt ở mức độ 
tuyệt đối. Một số em vẫn mắc phải các lỗi như: vèn tõ cßn nghÌo nµn, ch­a n¾m 
®­îc nghÜa cña tõ; diÔn ®¹t ch­a râ ý; chưa tích cực trao đổi với bạn trong nhóm.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Giáo viên còn thụ động với kiến thức ở sách giáo khoa. Đôi khi tổ chức các 
hoạt động trong giờ học chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm; hình 
thức tổ chức dạy học chưa phong phú và đa dạng, chưa thực sự chú trọng đến 
việc sử dụng đồ dùng dạy học cho các hoạt động dạy học. Một số giáo viên chưa 
đầu tư cho kế hoạch bài dạy do vậy những tiết học được tổ chức theo hình thức 
nhóm, trò chơi học tập, sắm vai , còn mang tính hình thức “ Tổ chức cho có 
hình thức chứ phát huy hết hiệu quả”.
 Giáo viên chưa chú trọng đến việc cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh ở các 
phân môn khác để học sinh vận dụng vào học môn phân môn Tập làm văn.
 Học sinh có xu hướng học lệch, thích học Toán hơn học Tiếng Việt; một số 
em còn hạn chế về vốn từ nên ngại học phân môn Tập làm văn. Việc học của học 
sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, giáo viên tổ chức 
dạy thế nào thì học sinh học theo thế đó. Với việc tổ chức đàm thoại, vấn đáp, 
học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe – ghi nhớ kiến thức mà thầy truyền đạt. Chính vì 
điều đó mà học sinh rất rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, nhàm chán trong 
việc học tập, kết quả học tập không cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu, tư duy 
chậm... Lên lớp chỉ cần truyền thụ hết khối lượng kiến thức trong sách giáo 
khoa, chú ý đến nhiều về việc trình bày kiến thức của mình. Các kĩ năng sư phạm 
 5 Khuyến khích, động viên học sinh tự học, tự tìm tòi, giúp các em chiếm 
lĩnh tri thức và tự rút ra kết luận phù hợp với bài học để vận dụng kiến thức đã 
học vào nói, viết khi giao tiếp trong thực tế cuộc sống.
 Giáo viên phải hiểu rõ tính tích hợp giữa các phân môn trông môn 
Tiếng Việt như: tập đọc, kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập viết,... để 
giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn.
 Qua hệ thống câu hỏi, giáo viên giúp học sinh bày tỏ được thái độ, 
tình cảm, ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về vấn đề nêu ra trong bài 
học. Song song với quá trình đó, giáo viên cần hỏi ý kiến nhận xét của học 
sinh về câu trả lời của bạn để học sinh rút ra câu trả lời đúng nhất phù hợp 
với tình huống đó, và tạo cho học sinh cách ứng xử hay. Giao viên lưu ý 
dạy tập làm văn là dạy tích hợp lồng ghép phương pháp đặc trưng khi dạy 
phân môn Tập Làm Văn lớp 3.
 Dạy học theo quan điểm giao tiếp. Dạy học theo quan điểm giao tiếp 
là hình thành cho học sinh kĩ năng diễn đạt thông qua các bài học, hình 
thành thói quen ứng xử trong giao tiếp hàng ngày với thầy, cô, cha mẹ, 
bạn bè, và mọi người xung quanh. Vận dụng phương pháp dạy học theo 
quan điểm này, giáo viên tạo cho học sinh nhiều cơ hội thực hành, luyện 
tập, không quá nặng về lý thuyết như phương pháp dạy truyền thống. Do 
vậy học sinh hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập, tích cực sáng 
tạo trong làm văn. Việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, 
đọc, viết cho học sinh thông qua phân môn Tập Làm Văn đảm bảo đạt 
được hiệu quả tối ưu. Giáo viên chú trọng về lời văn kể và nghệ thuật sử 
dụng ngôn từ. Giáo viên cần hướng cho các em cách chon lựa, sử dụng từ 
ngữ, hình ảnh diễn đạt sao cho dễ hiểu, sinh động. Có như vậy người nghe 
đọc sẽ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, nắm bắt được sự việc, nhất là tình 
cảm của các em muốn thể hiện qua bài nói, bài viết. Người nghe, người 
đọc tuy không trực tiếp nhìn diện mạo của nhân vật, xem bối cảch của sự 
việc qua hình ảnh miêu tả, so sánh cùng với những tình cảm, thái độ, sự 
đánh giá của các em. 
 Giáo viên biết tổ chức tốt cho học sinh cách quan sát tranh, cách 
dùng từ, giọng kể, lời nhân vật, nói viết thành câu. Động viên khuyến khích 
học sinh tự học, học theo phương pháp tự tìm tòi. Giáo viên tổ chức, phối 
hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. 
Dạy học hướng tập trung vào học sinh, học sinh coi học là chủ thể hoạt 
động, tổ chức các hoạt động giúp các em chiếm lĩnh tri thức và rút ra kết 
luận phù hợp với bài học.
 Như vậy qua tiết học này, học sinh mở rộng vốn từ, rèn lối diễn đạt 
mạch lạc, lôgíc, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Trên cơ sở đó, bài luyện 
nói của các em sẽ trôi chảy, sinh động, giàu cảm xúc, đồng thời hình 
thành cho các em cách ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Học sinh rèn kĩ 
năng quan sát, nói-viết, rút ra những nét điển hình, đặc trưng của từng 
 7 Khi dạy Tập làm văn tôi luôn tìm hiểu để rõ tính tích hợp kiến thức giữa các 
phân môn; Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập viết để giảng dạy 
và tạo đà cho học sinh học tốt môn Tập làm văn. Các bài được biên soạn theo chủ 
điểm ở tất cả các phân môn.
 Ví dụ: Dạy chủ điểm “Tới trường” khi dạy các môn Tập đọc kể chuyện, 
Luyện từ và câu, Tập viết, Chính tả tôi chú trọng hướng học sinh theo chủ đề. 
Khai thác nội dung các bài học để cung cấp cho học sinh vốn từ về chủ đề tới 
trường, rèn cho học sinh tính cẩn thận khi viết bài. Cụ thể khi dạy bài Tập đọc 
“Nhớ lại buổi đầu đi học” tôi khai thác nội dung bài theo các câu hỏi sau:
 + Điều gì khiến tác giả nhớ đến kỷ niệm của buổi tựu trường?
 + Trong ngày đến trường đầu tiên vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh 
đang có sự thay đổi lớn?
 + Những hình ảnh nào trong bài nói lên sự bỡ ngỡ rụt rè của đám học trò mới 
tựu trường?
 + Em hãy kể ngắn gọn về ngày đầu tiên đi học của em. Qua đó tôi định 
hướng cho học sinh thấy ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học, nhớ lại ngày đầu tiên 
đi học của mình từ đó có cơ sở để chuẩn bị cho tiết Tập làm văn “ Kể lại buổi đầu 
em đi học” cùng với chủ đề này thì phân môn Luyện từ và câu cũng cung cấp cho 
các em những từ ngữ về trường học, hiểu nghĩa các từ ngữ. Qua đó học sinh có 
thêm vốn từ để trao đổi giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Khi dạy các 
phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết Luyện từ và câu có nội dung phù hợp tiết 
Tập làm văn sắp học; giáo viên cần dặn dò hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu 
kĩ đối tượng cần nói đến và ghi chép cụ thể hình ảnh, hoạt động ấy vào vở ghi 
chung ...; với những sự việc hoặc hoạt động các em không được chứng kiến hoặc 
tham gia, giáo viên khuyến khích các em quan sát qua tranh ảnh, sách báo, trên 
tivi,hoặc hỏi những người thân hay trao đổi với bạn bè. Ngoài ra ở các chủ 
điểm tôi còn rèn luyện cho học sinh cách sử dụng dấu câu, giúp học sinh hiểu cấu 
tạo câu và sử dụng trong quá trình giao tiếp. Khi được trang bị những kiến thức 
cơ bản như thế, học sinh sẽ có những ý tưởng độc lập từ đó các em có thể trình 
bày được bài văn chân thực, sinh động và sáng tạo.
 Trong việc trang bị kiến thức cho học sinh, giáo viên không nên áp đặt các 
em vào một khuôn mẫu nhất định, như: chỉ định học sinh phải quan sát một bức 
tranh, một sự vật, con người hay một công việc cụ thể như thế sẽ hạn chế năng 
lực sáng tạo của các em. Như vậy việc dạy tích hợp tất cả các phân môn sẽ tạo đà 
cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn.
 b.2. Tạo không khí lớp học sôi động, hào hứng.
 Tổ chức trò chơi học tập
 Tổ chức hoạt động theo nhóm
 Tổ chức dạy học ngoài trời
 9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_tich_cuc_hoc_mon_tap_l.doc