SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm Paint môn Tin học Lớp 3

docx 20 trang sangkienlop3 09/11/2023 3410
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm Paint môn Tin học Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm Paint môn Tin học Lớp 3

SKKN Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm Paint môn Tin học Lớp 3
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH
PHẦN MỀM PAINT MÔN TIN HỌC LỚP 3
 Môn: Tin học
 Cấp học: Tiểu học
 Tên tác giả: Lưu Thị Hoa Ban
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Nam 
 Thanh Xuân - Hà Nội
 Chức vụ : Giáo viên
 Năm học 2019 - 2020 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành Tin 
học nói riêng, với những tính năng ưu việt, công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu 
được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác 
định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng như 
những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của 
nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
 Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong khu vực và thế giới 
đều đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ 
năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0. Chúng 
ta cần cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo để tạo ra công dân toàn cầu. Do đó, nền GD Việt Nam 
nói chung và các trường đại học, nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực, lao động sẽ phải đào 
tạo theo chuẩn giáo dục 4.0 theo hướng bảo đảm khối kiến thức nền tảng vững chắc cho học 
sinh.
 Đối với quá trình dạy, cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và 
phát triển năng lực người học hay là tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; chuyển 
phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng cả số lượng, chất lượng 
và hiệu quả; chuyển từ chỉ chú trọng giáo dục nhân cách nói chung sang kết hợp giáo dục nhân 
cách với phát huy tốt nhất tiềm năng cá nhân; chuyển từ quan niệm cứ có kiến thức là có năng 
lực sang quan niệm kiến thức chỉ là yếu tố quan trọng của năng lực.
 Môn Tin học ở bậc Tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban 
đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, cách sử dụng máy tính và các 
thao tác sử dụng máy tính một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy 
tính. Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh
 Trong chương trình tin học cấp tiểu học chương trình Hướng dẫn học Tin học lớp 3 gồm 
có các nội dung sau:
 Phần mềm soạn thảo văn bản (Word): Học sinh biết cách soạn thảo văn bản và ứng dụng 
để trình bày đoạn văn bản sao cho phù hợp, đúng cách.
 Phần mềm học vẽ (Paint): Học sinh ứng dụng môn Mỹ thuật, học được từ môn Mỹ thuật 
sử dụng thành thạo các thanh công cụ để vẽ những bức tranh và tô màu sao cho sinh động, hài 
hoà thẩm mĩ.
 Phần mềm Point Power là phần mềm tình chiếu học sinh tự thiết kế các bài để trình chiếu 
về các đề tài và sử dụng các thao tác trong Word để tạo các bài giảng phong phú và đa dạng.
 Mặc dù vậy, việc học tin học ở trường Tiểu học của học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả, phần 
đông học sinh chưa phát huy tính tích cực, còn thụ động, ỷ lại. Để giúp học sinh tham gia một 
cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại, phương pháp dạy học trong nhà trường có một vai trò 
rất to lớn 5. Phương pháp nghiên cứu
 a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Đọc các tài liệu, sách báo, truy cập internet nói về các phương pháp nghiên cứu, phương 
pháp dạy tin học tiểu học”.
 - Nghiên cứu các báo cáo tổng kết phong trào, chuyên môn, ... và các SKKN có liên 
quan của các anh chị qua từng năm học trước.
 - Tham khảo các bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí giáo dục, truy cập internet 
tham khảo các SKKN của các anh chị ở các trường bạn.
 b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 - Phương pháp điều tra;
 Tìm hiểu thực trạng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong việc lĩnh hội kiến 
thức mới nhằm phát hiện các vấn đề khó khăn cần giải quyết, xác định nguyên nhân, chuẩn bị 
cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
 Phương pháp này giúp tôi tổng kết những kinh nghiệm của bản thân và đánh giá rút ra 
những cái mới có giá trị, hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy trong môn này.
 - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
 Thường xuyên theo dõi các hoạt động trong quá trình thực hiện để kịp thời nắm bắt, 
giải quyết các tình huống đặt ra sao cho có kết quả tốt nhất.
 - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
 Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu với kết quả ban 
đầu có tiến bộ không có phù hợp với ý đồ nghiên cứu của tác giả không?
 - Phương pháp thống kê toán học
 Sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thống kê, kiểm tra và dự đoán (dự đoán, 
điều tra, chọn mẫu).
d) Phương pháp tạo kiểu trò chơi
 Trò chơi trong dạy học có nhiều cấp độ từ việc chơi cho vui trước khi học, đến việc học 
dưới hình thức trò chơi và đến mức độ cao hơn là học tập từ trò chơi. Sử dụng trò chơi khám 
phá tri thức trong dạy học đòi hỏi kĩ năng sư phạm thuần thục và khả năng sáng tạo cao của 
người dạy từ khâu xây dựng, lựa chọn, tổ chức thực hiện trò chơi đến việc hướng dẫn người học 
tư duy
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề
 Trong nhà trường, Tin học là một bộ môn có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê tìm 
hiểu với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn cho người học. Do đó giáo 
viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo 
cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn mình phụ trách.
 Xuất phát từ quan điểm "Lấy người học làm trung tâm", phương pháp dạy và học đã có 
những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền nhàm chán cho học sinh;
 - Trong quá trình thực hành chưa bao quát hết các em học sinh;
 - Chưa khai thác tư duy, sáng tạo của học sinh;
 - Chưa làm cho học sinh say mê hứng thú với môn học.
 + Học sinh
Các em chưa được tiếp xúc với phần mềm Paint, về nhà các em không có thực hành trên máy tính;
 - Các em còn nhỏ nên hay mất tập trung không chú ý vào bài học;
 - Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ là trong việc học.
 Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự chọn và phân 
phối chương trình cụ thể vì thế chưa có sự thống nhất về phương pháp cũng như quy trình giảng 
dạy, phù hợp cho đối tượng học sinh tiểu học, nhất là khối lớp 3 vừa được thay sách mới trong 
năm học 2018 - 2019 nên trong quá trình giảng luôn tồn tại những ưu điểm, khuyết điểm khác 
nhau. Do đó tôi luôn tự học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giảng 
dạy, nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em sử dụng phần mềm một các thành thạo hơn.
3. Nội dung và hình thức giải pháp cụ thể
 a. Mục tiêu
 - Một sô biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thực hành trên phần 
mềm Paint một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm, 
linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
 - Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể 
hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành các đề tài mở 
nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò, khám phá thế giới xung quanh, 
say mê, hứng thú, yêu thích môn học.
 b. Các giải pháp
 Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh học say mê 
hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và 
thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Paint, linh hoạt trong khi sử dụng các công 
cụ vẽ của phần mềm.
 Giải pháp 1: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù 
hợp, sử dụng các phần mềm, các thiết bị dạy học hợp lí.
 - Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên 
xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ 
hiểu sâu hơn về lý thuyết.
 - Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết 
hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm cho các em phân tích yêu 
cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì các em phải làm những công việc gì? trước khi 
học sinh làm để học sinh quan sát, thực hành chính xác và nhanh hơn. III. Các hoạt động dạy học
 TG NỘI DUNG CÁC HOẠT PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 2' I/Ổn định tổ chức: - Ổn định tổ chức lớp học HS hát - Ổn định vị trí.
 khởi động
 3' 2. Kiểm tra bài cũ - Em hãy lên vẽ hình vuông có độ - HS trả lời. HS khác 
 dày nét vẽ 3px và màu nét nhận xét.
 10' vẽ là màu đỏ?
 3. Bài mới: - GV nhận xét.
 A. Hoạt động cơ bản
 3.1. Vẽ đường thẳng - HS chú ý.
 MT: Sử dụng công cụ để - GV giới thiệu bài mới * Các bước - HS ghi bài.
 vẽ đường thực hiện:
 thẳng, đường cong. -HS lắng nghe, quan 
 sát
 + Chọn công cụ đường thẳng
 trong hộp công cụ.
 + Chọn màu vẽ.
 + Chọn nét vẽ ở phía dưới hộp công 
 cụ.
 + Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu tới 
 điểm cuối của đoạn thẳng.
 * Chú ý: Để vẽ các đoạn thẳng nằm 
 ngang hay thẳng đứng, em nhấn giữ 
 phím Shift trong khi kéo thả chuột.
 10' 3.2. Vẽ đường cong -* Các bước thực hiện:
 MT Vẽ được bức - Gv giới thiệu công cụ vẽ -Lắng nghe, quan
 tranh đơn giản có đường đường cong sát.
 thẳng, đường cong. + Yêu cầu nêu các bước thực hiện TG NỘI DUNG CÁC HOẠT PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
 ĐỘNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
 cho các con khi vẽ bài thực hành
 4. Củng cố - Dặn dò - Xem lại các bước thực hiện
 - Lưu ý các thao tác khi thực hành
 5’ - Xem trước bài để tiết sau các con Lắng nghe
 thực hành
 * Qua tiết dạy tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số
nhận định sau:
- Nội dung bài: Hướng dẫn các em cách để vẽ một ngôi nhà đơn giản và biết tô màu cho bài 
vẽ.
Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
 Tiết Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 1 3A3 48 60 % 35 % 5%
* Ưu điểm
 + Giáo viên
 - Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng, chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.
 - Phương pháp dạy phù hợp, phân bố thời gian hợp lí.
 - Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng học sinh.
 + Học sinh
 - Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng, say mê hứng thú,
 yêu thích môn học.
 - Kỹ năng thực hành nhanh nhẹn,thao tác chuột và bàn phím tốt.
 * Khuyết điểm:
 + Giáo viên: Phần củng cố nên tạo trò chơi để học sinh ôn lại phần đã học.
 + Học sinh : Một số em thao tác còn chậm.
 Giải pháp 2: Giáo viên khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint 
để hướng dẫn cho học sinh.
 Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc vẽ, thiết kế các hình 
ảnh phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu, dễ sử dụng là 
một khâu vô cùng quan trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước tiến hành, hướng dẫn 
một cách chi tiết đặc biệt là học sinh yếu, vì các em mới đầu tiếp xúc với phần mềm.
Ví dụ: Bài Vẽ đường thẳng, đường cong

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_chuong_trinh_phan_me.docx