SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kĩ năng sống cho học sinh Lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể
Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài : - Ở Việt Nam, để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo theo bốn trụ cột của thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để chung sống. Phương pháp giáo dục cũng đang đổi mới theo hướng trang bị kiến thức cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. - Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình và phát triển toàn bộ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở lớp 3 được tập trung chủ yếu ở 3 môn học: Tiếng việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội. - Bộ Giáo dục - Đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố. - Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo,... Đặc biệt trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ đang chịu rất nhiều những tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực. Nếu thiếu kĩ năng sống các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dẫn tới rất nhiều những hệ lụy đau lòng như bạo lực học đường, nghiện ma túy, đua xe,... Sở dĩ như vậy là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giao tiếp,... - Tất cả các kĩ năng mà học sinh có được đều cần thông qua thực tiễn. Đó có thể là học từ vui chơi cùng bạn, từ thầy cô, từ gia đình, từ đọc sách báo,... Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể. đó hình thành các kĩ năng; thực hiện sự phối hợp trong ngoài nhà trường, làm tốt công tác xã hội trong việc giáo dục kĩ năng sống. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1.Cơ sở lí luận: - Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết chúng ta phải biết để có những khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. - Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố: giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật... Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. - Kĩ năng sống là cái có sau những trải nghiệm thực tế nên việc lồng ghép này sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà cụ thể hóa thành từng trường hợp, hoàn cảnh và yêu cầu học sinh xử lý. - Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ “biết nghe lời”. - Đây là sự khác biệt cơ bản của việc giáo dục kĩ năng sống với môn học truyền thống như Đạo đức. - Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học được Bộ GD- ĐT triển khai vào năm học 2021-2022. Đây là môn học mở, tùy điều kiện từng trường để áp dụng linh hoạt, vì không quy định tiết học, giờ học cụ thể nên tùy thuộc vào điều kiện dạy học cụ thể. 3 Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể. là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh. Kỹ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều ý kiến cho rằng nặng về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. - Ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, hiệu quả lồng ghép còn chưa cao. - Các chuyên gia cho rằng một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh - Qua thực tế giảng dạy lớp 3C, tôi nhận thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ có một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, thục hành chưa chính xác, có em còn thụ động, hầu như làm gì cũng lúng túng. - Qua tiến hành kháo sát lớp 3C đầu năm học với chủ đề: “Kĩ năng của em”; kết quả như sau: CÓ HÌNH THÀNH KĨ KĨ NĂNG SỐ BÀI KĨ NĂNG TỐT NĂNG CHƯA TỐT KIỂM TRA Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 33 10 33% 13 34% 10 33% a. Nội dung mức độ kỹ năng cần đạt được. Nhóm kỹ năng nhận thức: Nhận thức bản thân Xây dựng kế hoạch Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo 5 Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể. phải gương mẫu trong ứng xử, trong giáo dục nhân cách. Trước hết, phải chấm dứt những hành động bạo lực, những ứng xử thiếu văn hoá của thầy giáo, cô giáo đối với học trò. Có như vậy, thầy giáo, cô giáo mới cung cấp cho học sinh những kỹ năng sống mà mình đã trải qua. Việc giáo dục này có thể bằng những nội dung trong kế hoạch dạy học, hoặc bằng những nội dung ngoài kế hoạch dạy học. Để mục tiêu này đạt hiệu quả, thì giáo viên phải nhận thấy trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục học trò, không nên xem việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là vấn đề tạo nên gánh nặng công việc (điều quan trọng là biết cách kết hợp, lồng ghép để truyền đạt nội dung). b. Đối với gia đình và xã hội Bên cạnh nhà trường, gia đình và xã hội là hai môi trường thiết yếu quan trọng đối với việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách, ứng xử cho học sinh. Một gia đình hạnh phúc, biết trân trọng các giá trị tinh thần sẽ giáo dục nên những đứa con ngoan, những học trò lễ phép. Ngược lại, gia đình thiếu hạnh phúc, coi nhẹ các giá trị tinh thần, coi trọng giá trị đồng tiền và vật chất, thậm chí thường xuyên xảy ra tình trạng bạo lực sẽ tác động tiêu cực đến tính cách, cách ứng xử của các em học sinh. Ngoài gia đình, xã hội phải thực sự vào cuộc để cùng phối hợp. Trước hết, xã hội giáo dục cho các em bằng những ứng xử giữa con người với con người, bằng sự tuân thủ (của tất cả mọi người) đối với pháp luật, bằng việc coi trọng các giá trị truyền thống Xin nêu một ví dụ nhỏ, đó là việc bảo vệ môi trường nơi công cộng. Hầu hết ở nước ta, ý thức bảo vệ của công, môi trường công cộng là rất kém. Chúng ta răn dạy học sinh về bảo vệ môi trường, nhưng khi đến công viên, đến những địa điểm du lịch thì vứt rác bừa bãi. Để đạt được mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Toàn xã hội phải coi trọng đến vấn đề này. Cần tập trung vào đào tạo các ngành xã hội - nhân văn, đây là gốc rễ của tình thân ái, của tinh thần nhân văn dưới mọi thời đại. c. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Đầu tiên, sau khi tôi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, tôi sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về bản thân, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của tôi với các em. 7 Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể. • Kĩ thuật chia nhóm • Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời” • Kĩ thuật giao nhiệm vụ • Kĩ thuật “ Hỏi chuyên gia” • Kĩ thuật đặt câu hỏi • Kĩ thuật “ Bản đồ tư duy” • Kĩ thuật “ Khăn trải bàn” • Kĩ thuật “ Hoàn tất một nhiệm vụ” • Kĩ thuật “ Phòng tranh” • Kĩ thuật “ Viết tích cực” • Kĩ thuật “ Công đoạn” • Kĩ thuật “ Đọc hợp tác” • Kĩ thuật “ Mảnh ghép” • Kĩ thuật “ Nói cách khác” • Kĩ thuật động não • Phân tích phim • Kĩ thuật “ Trình bày 1 phút” • Tóm tắt nội dung tài liệu theo • Kĩ thuật “ Chúng em biết 3” nhóm. 4.3 Biện pháp 3: Áp dụng các bước thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống: Một bài giáo dục kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước/ giai đoạn sau: * Bước 1: Khám phá - Giáo viên đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi,... Học sinh sẽ trao đổi, phản hồi, xử lí thông tin. - Ở bước này sẽ áp dụng kĩ thuật chính như: Động não, Phân loại/ Xác định chùm vấn đề, Thảo luận, Chơi trò chơi tương tác,... * Bước 2: Kết nối - Giáo viên giới thiệu kiến thức, kĩ năng mới; nêu ví dụ khi cần thiết và đóng vai trò là người hướng dẫn. Học sinh là người phản hồi, trình bày quan điểm/ ý kiến, đặt câu hỏi/ trả lời. - Một số kĩ thuật dạy học như: Chia nhóm thảo luận, người học trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng video, đài,... * Bước 3: Thực hành/ Luyện tập - Giáo viên hỗ trợ hướng dẫn còn học sinh là người thực hành, người khám phá. - Một số kĩ thuật dạy học: Đóng kịch ngắn, mô phngr, hỏi đáp, rò chơi, thảo luận nhóm, tranh luận,... Bước 4: Vận dụng 9 Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua các tiết sinh hoạt tập thể. b. Những việc cần chuẩn bị: b.1. Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp với học sinh: Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận . VD: Thực hiện kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự , xưng hô đúng mực trong giao tiếp của bạn . b.2. Hướng dẫn học sinh xác định kĩ năng sống trong bài học: - Học sinh dự đoán kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi học tiết học này - Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh. - Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài. b.3. Gợi ý học sinh nêu các kĩ năng sống thông qua bài học: Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học b.4. Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học, từ đó xác định các kĩ năng cần đạt. Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt. b.5. Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi gới ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt VD: Bài yêu cầu gì? Theo em cần phải làm gì để đạt được điều đó? Trọng tâm bài ở chỗ nào? Em cần có kĩ năng gì để thực hiện các vấn đề đó? Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì? Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hằng ngày khi gặp trường hợp như trong bài? b.6. Giáo viên chuẩn bị kế hoạch dạy học: - Giáo viên cần chuẩn bị một kế hoạch dạy học thật cẩn thận (có nêu ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuật dạy học sử dụng trong bài; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy...) 11
File đính kèm:
- skkn_ren_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop_3_thong_qua_cac_tiet.doc