SKKN Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu

doc 27 trang sangkienlop3 22/11/2023 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu

SKKN Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh Lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
 Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
 I. PHẦN MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài.
 Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển 
giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình 
thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Do đó Tiếng Việt là 
môn học có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần tích cực vào rèn kĩ năng giao tiếp, là 
chìa khoá học tập để chiếm lĩnh tri thức loài người. Tiếng Việt góp phần bồi dưỡng 
tâm hồn, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học sinh. Môn Tiếng 
Việt giúp cho học sinh 4 kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Ngôn ngữ dưới dạng nói 
(ngôn bản) và dưới dạng viết (văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát 
triển xã hội. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người.
 Các bộ phận cấu thành của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm: Tập 
đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Trong đó, phân môn Luyện từ 
và câu là phân môn có tính chất khởi đầu của các phân môn khác. Qua tiết Luyện từ 
và câu học sinh có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động mọi sắc 
thái biểu cảm. Nói và viết đó là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua 
đó các em thực hiện quá trình tư duy- chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, 
quan điểm, giúp các em hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra là 
người giáo viên dạy Luyện từ và câu như thế nào để nâng cao chất lượng, đáp ứng 
được khả năng tiếp thu bài của học sinh? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyện 
từ và câu ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.
 Trong thực tế những năm đã từng đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy phân môn 
Luyện từ và câu với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt ở trường 
tiểu học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh năng lực 
sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập, là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ 
làm phương tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con người. 
Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm nên điều này. So sánh 
có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ làm nên một hình thức miêu 
tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh 
động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, So sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ 
tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ướt lệ, 
dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu 
từ được sử dụng phổ biến trong thơ ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh giúp 
các em hiểu và cảm nhận được những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang 
tri thức làm phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu 
quý tiếng Việt giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cho học sinh. 
 Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực 
quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế, phần lớn học sinh chỉ 
 Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 1 Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
mục đích cuối cùng là các em ngày càng yêu thích môn Luyện từ và câu, áp dụng làm 
bài tập tốt hơn, là cơ sở để học tốt các môn học khác.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 Biện pháp so sánh trong môn Luyện từ và câu lớp 3 
 Học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, 
năm học 2014 – 2015. 
 5. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp trò chuyện với học sinh, giáo viên.
 - Phương pháp khảo nghiệm thực tiễn giảng dạy.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 
đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Nhu cầu 
này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình cấp Tiểu học một 
cách phù hợp.
 Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở 
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ 
và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
 Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng có quan hệ mật thiết với phương pháp 
dạy học Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm, 
từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có cơ cấu tổ 
chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ. Môn Tiếng Việt là 
một trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổ thông nên phải thực hiện theo 
nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Việt phải cụ thể hóa mục 
tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình. Như vậy mục tiêu 
của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo dục nước ta trong 
giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm 
hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, 
năng động sáng tạo.
 Luyện từ và câu là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn 
Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng họp 
từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được các bài tập không những học 
sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: nghe - nói - đọc - viết mà còn phải vận dụng các kĩ 
 Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 3 Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
môn cả người dạy và người học cảm thấy khó khăn khi truyền đạt cũng như khi lĩnh 
hội kiến thức.
 Trước tình trạng trên giáo viên phải kịp thời thức tỉnh, hình thành cho các em 
biết cách dùng từ đặt câu, hiểu nghĩa từ, tìm các từ so sánh...
 Thêm một thực tế nữa là các loại sách tham khảo tràn lan trên thị trường như: Để 
học tốt phân môn Luyện từ và câu; Giúp em học giỏi Luyện từ và câu lớp 3; ...thế là 
các em chỉ mất một khoản tiền không lớn là có thể ung dung chép vào vở nếu cần, mà 
không phải mất quá nhiều thời gian và suy nghĩ đau đầu nữa. Chứ các em có ngờ việc 
làm đó dẫn đến hậu quả lớn, nó làm cho não bộ của các em ít phát triển dần dần trở 
nên lười nhác.
 2.2. Thành công, hạn chế
 * Thành công
 Đa phần các em có khả năng nhận biết các kiểu câu đã học ở lóp 2, dùng từ đặt 
câu, biết được những hình ảnh so sánh dựa vào tranh ảnh hoặc câu hỏi gợi ý ngày một 
tiến bộ rõ rệt trong nhận thức, trong bài tập kể cả khi trình bày bằng lời.
 * Hạn chế
 Các từ cần giải nghĩa đa số là từ Hán Việt nên học sinh khó hiểu, khó giải nghĩa.
 Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống nhau, 
khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng.
 Ranh giới giữa các cụm từ hoặc từ trong tiếng Việt không mang tính xác định, 
không dễ nhận biết nên các em còn thiếu tự tin khi học phân môn này.
 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Một số em có năng khiếu về môn Tiếng Việt cho nên khi học các phân môn 
Luyện từ và câu, Chính tả, Tập đọc...các em dễ dàng biết tìm từ so sánh, các sự vật 
được so sánh, nhân hóa; biết dùng từ đặt câu, viết đúng chính tả, diễn đạt tương đối 
tốt.
 * Mặt yếu
 Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập của các em 
còn yếu.
 Hiện nay đa số các em lười nhác học Luyện từ và câu, nhiều em chưa đọc kĩ đề 
bài, chuẩn bị bài sơ sài. Thậm chí nhiều em còn chưa biết chọn từ ngữ xếp vào bảng 
phân loại theo nghĩa của chúng, không nhớ các từ dùng để so sánh hai sự vật. Bài làm 
còn sai chính tả, ngữ pháp, chưa biết chọn từ thích họp để điền vào chỗ chấm ...
 Từ việc học yếu lại không được thầy cô quan tâm, uốn nắn kịp thời, không có cơ 
hội được thể hiện trước lớp dẫn đến một số em buồn chán trong việc học dẫn đến 
không hiểu, nghèo vốn từ.
 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
 Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 5 Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
bài tập một cách độc lập, sáng tạo.
 Trong việc rèn kĩ năng nói - viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu 
mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao 
cho phù họp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả dạy học 
phân môn Luyện từ và câu chưa cao. Một số bài trong chương trình đề ra chưa gần 
gũi với học sinh. Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên học sinh không 
hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu quả cao.
 Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này. Đa số các em đều cho rằng 
Luyện từ và câu là môn học khó. Một số kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu, phần lý 
thuyết cũng không có, học sinh chỉ được hiểu qua những bài tập làm mẫu của giáo 
viên rồi cảm nhận và làm các bài tập còn lại vì thế học sinh thường ngại học phân 
môn này.
 Chất lượng phân môn Luyện từ và câu đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết làm 
những bài tập có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi gợi ý. 
Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước 
giảng dạy đạt kết quả.
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Tổ chức cho học sinh làm quen và tập diễn đạt giữa những điều nhỏ nhất trong 
từng tiết học với cuộc sống, giao tiếp, đối nhân xử thế hàng ngày, đặc biệt nó có thể 
liên hệ với tính chất liên kết các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập 
viết, Tập làm văn,... Điều này quả thật là có giá trị vô cùng lớn trong việc thông qua 
học mà giáo dục được con người, hình thành nhân cách đúng với yêu cầu cấp bách 
của xã hội ngày nay. Đồng thời còn hình thành và rèn luyện cho các em bốn kĩ năng 
nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt.
 Ngoài ra còn giúp các em trau dồi thêm vốn ngôn từ cho bản thân để vận dụng 
trong giao tiếp hàng ngày, biết trình bày nội dung cần thiết trước tập thể. Mà thiết 
thực nhất vẫn là để làm được bài tập ở các dạng so sánh trong phân môn Luyện từ và 
câu rõ ràng, rành mạch, lôgic.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 3.2.1. Nội dung
 Nội dung chương trình: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê 
phân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 
của chương trình sách giáo khoa lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy. Kiến thức lý 
thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn 
Luyện từ và câu. Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 - Tập I đã dạy về so sánh gồm 8 
bài với các mô hình sau: Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật. Mô hình 2: So sánh Sự 
vật - Con người. Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động. Mô hình 4: So sánh Âm 
 Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 7 Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu
 “Mặt biển” so sánh với “tấm thảm khổng lồ”.
 “Cánh diều” so sánh với “dấu á”
 “Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”.
 Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa 
đầu cành”? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều 
có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa 
(Cho học sinh quan sát tranh ảnh để các em dễ nhận thấy điếm giống nhau).
 Hay vì sao nói “Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Mặt biển và tấm thảm đều 
phẳng, êm và đẹp; Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á.
 (Giáo viên có thể giới thiệu hình ảnh “Cánh diều” và vẽ lên bảng “dấu á”) để 
học sinh quan sát, so sánh.
 Nguyễn Thị Hường - Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 9

File đính kèm:

  • docskkn_ren_ky_nang_nhan_biet_bien_phap_so_sanh_cho_hoc_sinh_lo.doc