SKKN Rèn luyện kĩ năng nói – viết qua phân môn tập làm văn Lớp 3 góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng nói – viết qua phân môn tập làm văn Lớp 3 góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Rèn luyện kĩ năng nói – viết qua phân môn tập làm văn Lớp 3 góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Việt
KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NÓI – VIẾT QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3, GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG VIỆT. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, như báo cáo đại hội Đảng cộng sản lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trong thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,đổi mới nội dung, phương pháp dạy học” Sự đổi mới của giáo dục nhằm tạo ra những con người toàn diện về mọi mặt,có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có tri thức và năng động sáng tạo. Vậy để giáo dục học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt đó là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục nói chung, của giáo viên nói riêng. Như chúng ta biết môn Tiếng việt chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, vì học tốt môn Tiếng việt giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là về mặt ngôn ngữ, sử dụng thành thạo Tiếng việt.. ngoài ra học tốt môn Tiếng việt học sinh mới có điều kiện để học tốt những môn học khác. Môn Tiếng việt được chia thành nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn, mỗi môn đều có mục đích và nhiệm vụ riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kĩ năng: Nghe – Nói - Đọc - Viết, thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh. Riêng phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong dạy học, là để làm giàu vốn ngôn ngữ và sử dụng thành thạo Tiếng việt. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.. Phân môn Tập làm văn tận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng việt là do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện. Hình thành và rèn luyện học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại như: Kể chuyện, Viết thư, tập tổ chức cuộc họp, giới thiệu về mình và những người xung quanh.. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cần thực hiện các nhiệm vụ sau: 3.1. nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: “Rèn luyện kĩ năng nói – viết qua phân môn tập làm văn lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng việt.” 3.2. Tìm hiểu chương trình, phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 3 đề xuất biện pháp ở trường tiểu học. 3.3. Thực hiện ứng dụng vào thực tế giảng dạy của bản thân, đồng nghiệp một số tiết dạy Tập làm văn lớp 3. 4.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 3. - Sách giáo khoa Tiếng việt 3 - Lớp 3/5– trường tiểu học Hiếu Thành - Thời gian từ tháng 9 năm 2020 đến hết tháng 5 năm 2021 4.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: - Nắm được nội dung chương trình, phương pháp dạy Tập làm văn 3. - Đề xuất các biện pháp dạy Tập làm văn lớp 3. - Bồi dưỡng thêm những hiểu biết cần thiết, cập nhật về dạy Tập làm văn ở tiểu học. 5.Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Phương pháp quan sát Khi dạy “Tập làm văn” cho học sinh lớp 3 thường sử dụng phương pháp quan sát ,giảng giải giúp học sinh tìm hiểu mở rộng kiến thức vốn từ, thu thập thông tin, thông qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu,.. nhằm giúp học sinh dễ hiểu đề bài hơn từ đó giúp các em diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn ngữ (Nói và Viết). - Được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của ban giám hiệu, tổ chuyên môn nhà trường. - Được sự động viên, hỗ trợ đắc lực của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên phụ trách trong khối. - Đặt biệt là giáo viên tự học đễ nâng cao tay nghề, qua nhiều nguồn thông tin, sách báo..nghiên cứu tự học.. - Bản thân đi học nâng cao trình độ, tìm tòi học hỏi, nhiệt tình trong giảng dạy, yêu nghề mến trẻ. - học sinh có ý thức học tập, ham học, ngoan. Gia đình quan tâm đến việc học của con mình. - Đủ phòng học, đồ dùng học tập để minh họa đầy đủ. 2.2.Khó khăn - Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công giảng dạy lớp 3/5.Tổng số học sinh của lớp là 20, nữ có 12 em, trong đó có 01 em học sinh học hòa nhập. Sau khi nhận lớp tôi bắt tay vào khảo sát lớp, tìm hiểu về tình hình và chất lượng môn Tiếng việt của học sinh đạt kết quả như sau: loại T: 8 em , loại H: 12 em, còn 12 em chưa đạt yêu cầu về môn Tiếng việt Tỉ lệ: 60% - Qua tìm hiểu tôi nhận thấy các em dùng từ chưa chặt chẽ, chưa liên kết , rời rạc, sắp xếp từ chưa chặt ý, nói,viết chưa thành câu.., phần lớn là nghe và làm theo mẫu của giáo viên, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài, kĩ năng Nghe- Nói – Đọc- Viết còn hạn chế. Ngoài ra tư duy lôgic của các em còn hạn chế vốn ngôn ngữ, đọc yếu, kĩ năng diễn đạt khó khăn, tiếp thu bài thụ động, ghi nhớ máy móc nên chóng quên..vì thế phải có phương pháp cho các em khắc sâu, nhớ lâu. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài này, mong đễ tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng Nói – Viết văn cho học sinh lớp 3. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài văn khó và phức tạp ở các lớp trên. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa, giáo viên luôn chú trọng “ Tích hợp- lồng ghép” giữa các phân môn Tiếng việt khi giảng dạy. 3.2 Điều tra và phân loại học sinh yếu ở lớp và có biện pháp giúp đỡ, tiến hành phân loại từng em, đối với những em yếu, các em viết câu, trả lời rời rạc, chưa liên kết, thiếu sáng tạo trình bày, dấu chấm câu... thường trả lời chưa đạt yêu cầu, tôi có kế hoạch kèm cặp hướng dẫn cho em rèn luyện bốn kĩ năng cơ bản đó là: Nghe, nói, đọc, viết. Tôi luôn động viên, tạo tự tin cho các em, không còn nhút nhát, tuyên dương kịp thời, học đôi bạn (em giỏi kèm em yếu) trong giao tiếp trao đổi thầy cô, bạn bè, dành nhiều thời gian thực hành, kiểm tra bài ở * Bước 4: Trình bày bài làm của các em, cá nhân, nhóm. * Bước 5: Khuyến khích cho các em nói lên những cảm xúc khi tả, kể, viết, nhận xét, bổ sung, đánh giá của mình, của bạn, động viên cho các em tự học ở nhà theo phương pháp tự tìm tòi. * Biện pháp khắc sâu kiến thức “môn tập làm văn” Ngoài việc giảng dạy cho học sinh hiểu và làm bài tốt, giáo viên cần giúp các em hiểu chắc, hiểu sâu . Ở mỗi bài, mỗi tiết giáo viên cần phát huy trí tuệ, tư duy,tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc cho học sinh tự vận dụng vốn tri thức, hiểu biết của mình, biết phân tích, sàng lọc thông tin, sắp xếp và đưa ra phương án trả lời tốt nhất, phát huy tính sáng tạo của các em. 4. Kết quả: Do nắm được tầm quan trọng của việc dạy và học, trong suốt quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng vận dụng những kinh nghiệm đã có và vận dụng vào quá trình giảng dạy nhờ đó: - Học sinh luyện tập nhiều qua các phân môn của Tiếng việt, nên các em nắm vững các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. - Học sinh biết cách trình bày bài làm một cách hợp lí. Qua lần kiểm tra định kỳ của học kì I năm học 2020 – 2021 như sau: Loại T: 12 em, tỉ lệ: 60%, Loại H: 8 em, tỉ lệ: 40% 5. Khả năng nhân rộng: Với kinh nghiệm này tôi áp dụng trong năm học: 2020 – 2021, thấy đạt hiệu quả cao. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng trong các năm học tiếp. Tôi thấy kinh nghiệm này có thể chia sẽ với các bạn đồng nghiệp để góp phần giúp học sinh “Rèn luyện kĩ năng nói – viết qua phân môn tập làm văn lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng việt.” Ý kiến của trường Kinh nghiệm này đã được thông qua HĐKH của trường và thực hiện có hiệu quả tốt Xếp loại: Hiếu Thành, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- skkn_ren_luyen_ki_nang_noi_viet_qua_phan_mon_tap_lam_van_lop.doc