SKKN Ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh

docx 13 trang sangkienlop3 17/03/2024 3371
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh

SKKN Ứng dụng CNTT và truyền thông nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
 BÀI DỰ THI
 “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường
 và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh”
 tại Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành - Đông Hà
 Đông Hà, ngày 2 thángll năm 2021 II. NỘI DUNG
 1. Những căn cứ của việc “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản 
lý, giáo dục học sinh”
 Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ 
thông tin ở tất cả lĩnh vực đã tác động rất lớn đến giáo dục. Nếu chúng ta không 
khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông để phục vụ cho hoạt 
động giáo dục của nhà trường là một sự lạc hậu. Chính vì vậy trong những năm 
học vừa qua, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Quảng Trị đã ban hành nhiều văn bản chỉ 
đạo nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông 
trong các hoạt động của ngành cũng như hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện. 
(Phụ lục các văn bản chỉ đạo)
 Trên thực tế, ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp dễ dàng trao đổi, cập nhật 
thông tin đa chiều giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh với nhiều tiện ích khác 
nhau, là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại 4.0 tại trường học hiện nay. 
Công nghệ thông tin là phương tiện quan trọng trong việc tổ chức, triển khai các 
hoạt động giáo dục. Điểm mới quan trọng của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đó là “Đổi mới hệ thống giáo dục theo 
hướng mở, linh hoạt”, để đạt được mục tiêu đó thì rất cần đến CNTT.
 Từ cơ sở thực tiễn và các văn bản chỉ đạo của ngành, nhà trường đã đẩy mạnh 
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tuyên truyền các hoạt động của 
nhà trường và phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh.
 2. Các nội dung, biện pháp thực hiện và kết quả đạt được tại Trường Tiểu 
học Nguyễn Tất Thành trong thời gian qua.
 2.1. Sử dụng và khai thác thường xuyên cổng thông tin điện tử nhằm tuyên 
truyền các hoạt động ngành, của nhà trường đến phụ huynh và xã hội.
 Để sử dụng hiệu quả Cổng thông tin, nhà trường đã thực hiện những biện pháp 
sau đây:
 - Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách Cổng thông tin, kiểm duyệt bài viết 
và cập nhật thông tin chung của trường.
 - Xây dựng các thư mục cho mỗi mảng hoạt động của nhà trường, trong đó có 
thư mục “Dành cho phụ huynh” để phụ huynh dễ dàng theo dõi thông tin.
 - Thường xuyên cập nhật các kế hoạch, văn bản chỉ đạo của ngành, các hoạt 
động giáo dục nổi bật của nhà trường, thông báo... đối với giáo viên, học sinh và 
phụ huynh.
 - Nội dung trên cổng thông tin phải mang tính toàn diện mọi hoạt động của 
nhà trường: Hoạt động chuyên môn; hoạt động liên đội; ngoại khóa, Câu lạc bộ; 
hoạt động thư viện; hoạt động bán trú; hoạt động của đoàn thể; gương người tốt 
việc tốt; những thành tích nổi bật... Qua hơn 5 năm học, trang Facebook của trường đã quen thuộc với phụ huynh, 
học sinh và được phụ huynh và bạn đọc quan tâm, tương tác. Chỉ tính trong tháng 
10/2021 đã có hơn 10.000 lượt truy cập và 6892 lượt tương tác trực tiếp với bài 
viết của trang. Vì thế mà các hoạt động nổi bật của nhà trường, các gương điển 
hình, người tốt, việc tốt đều được lan tỏa trong cộng đồng xã hội, đã đem lại hiệu 
ứng tích cực. Bước vào năm học 2021-2022, trường tổ chức thêm một hình thức 
mới trên trang Facebook đó là thực hiện các Diễn đàn do giáo viên và học sinh 
tham gia nhằm hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, phòng tránh tai nạn thương tích, 
an toàn khi ở nhà, giáo dục kỹ năng sống... Qua Facebook, trường cũng có thể 
theo dõi việc sử dụng mạng xã hội của giáo viên, nhân viên trong trường, nắm bắt 
nhanh chóng thông tin để kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh nếu có về 
trường, về giáo viên, học sinh và phụ huynh.
 Từ năm học 2019-2020, nhà trường đã tổ chức các sân chơi, các Câu lạc bộ, 
các hoạt động trải nghiệm cho học sinh qua internet. Trong hai năm học vừa qua, 
do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nhiều hoạt động giáo dục phải chuyển 
qua hình thức trực tuyến. Nắm bắt được sự nhanh chóng, tiện lợi, mới mẻ và hấp 
dẫn của các sân chơi trực tuyến, nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động, nhiều sân 
chơi cho học sinh qua internet, là trường tiểu học đầu tiên ở Đông Hà tổ chức sinh 
hoạt “CLB mỗi ngày một trang sách ” qua trang Facebook của trường”. Sau đó 
đã lan tỏa được đến rộng rãi các đơn vị, nhiều trường học đã triển khai. Cho đến 
nay, những hoạt động, sân chơi được tổ chức thường xuyên như: CLB Mỗi ngày 
một trang sách; Cùng em chia sẻ lan tỏa niềm vui học tập; Cuốn sách em yêu; 
Điều em chia sẻ; Thầy cô trong mắt em..Việc sử dụng môi trường mạng để tổ 
chức các “Sân chơi”, các “Câu lạc bộ”, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh là 
một hình thức truyền thông rất hiệu quả và có tính lan tỏa rộng rãi trong xã hội, 
được Đài PT-TH Quảng Trị nhiều lần đưa tin. hình thức trực tiếp thì nhà trường triển khai ứng dụng CNTT kết nối, trao đổi 
thông tin giữa phụ huynh với nhà trường, khuyến khích áp dụng các giải pháp trao 
đổi thông tin miễn phí như tin nhắn OTT; email, ứng dụng trên thiết bị di động và 
website giáo dục; Lập nhóm Zalo của Ban chấp hành hội trường; Nhóm Zalo giữa 
Ban giám hiệu nhà trường với Chi hội phụ huynh các lớp; Nhóm Zalo của GVCN 
với phụ huynh của lớp. Đây là hình thức liên lạc nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời 
từ hai phía. Qua kênh thông tin này mà sự phối hợp được thường xuyên, hiệu quả 
hơn. Một số tin nhắn liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh: 2.5.Phối hợp tốt với Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng 
Trị, Đài truyền thanh Đông Hà để tuyên truyền trên các kênh thông tin đại 
chúng.
 Nhà trường đã rất chủ động, có kế hoạch trong công tác truyền thông. Chính 
vì vậy mà trong những năm học vừa qua, công tác thông tin, truyền thông đã đem 
lại hiệu quả rõ nét. Qua các kênh thông tin đại chúng mà các hoạt động của ngành, 
của nhà trường đến được với phụ huynh, những việc làm tốt trong giáo viên, học 
sinh, những “gương mặt tuổi hoa” đã được lan tỏa đến cộng đồng...
 Năm học 2019-2020, Đài truyền hình Quảng Trị, Đài truyền thanh Đông Hà 
đã có 6 chuyên mục đưa tin về hoạt động của nhà trường.
 Năm học 2020-2021, Báo Quảng Trị có 02 bài viết về hoạt động của nhà 
trường; 01 bài viết về thầy giáo Nguyễn Thanh Hùng. Đài truyền hình Quảng Trị 
đã có 05 chuyên mục đưa tin về hoạt động tiêu biểu của nhà trường. Có 02 chuyên 
mục Tuổi hoa giới thiệu Em Hồ Thùy Dung, tấm gương sáng trong học tập và 
hoạt động Đội; và em Trương Khánh An, giải Nhất Trạng nguyên Tiếng Anh toàn 
quốc; Cũng nhờ công tác phối hợp truyền thông mà các mô hình đổi mới, sáng 
tạo của trường đã được mọi người biết đến: Tiêu biểu như Mô hình “Em yêu làn 
điệu dân ccE nhằm đưa văn hóa địa phương vào môn Âm nhạc; Mô hình thư viện 
xanh, thư viện thân thiện; Mô hình “CLB môi ngày một trcng sách”. Buổi triển 
lãm tranh về “Miền Trung yêu thương” vào đợt lũ lụt lịch sử năm 2020 cũng đã 
để lại nhiều xúc động cho mọi người. Hoạt động của nhà trường về Em vẽ trường 
học hạnh phúc cũng được VTV7 đưa tin (10/2020)
 Năm học 2021-2022: Đài truyền hình đã phát sóng 2 chương trình về hoạt 
động của nhà trường, đó là: “Cùng em chia sẻ, lan tòa niềm vui học tập” (9/2021) 
và chương trình “Gương học sinh tiêu biểu” (10/2021); Báo Quảng Trị viết bài 
về em Lê Nguyễn Bảo Hân, đạt giải Nhất Mỹ thuật thiếu nhi toàn quốc năm 2021. 3. Ý kiến đánh giá của phụ huynh học sinh
 Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông thực sự đã đưa lại hiệu quả 
rất tốt, thuận tiện, được phụ huynh đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Phụ huynh 
nắm bắt được thông tin nhanh, từ đó có sự thấu hiểu và chia sẻ đối với nhà trường 
trong quá trình triển khai nhiệm vụ dạy học và giáo dục. (Có Clip kèm theo)
 4. Đề xuất các giải pháp trong thời gian tới
 Từ thực tế ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để phối hợp giữa 
nhà trường và gia đình trong thời gian qua, nhà trường đã đúc rút được một số 
kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp áp dụng trong thời gian tới như sau:
 ❖ Đẩy mạnh khai thác và sử dụng Cổng thông tin điện tử, bổ sung thêm một 
số tính năng truy cập thuận lợi hơn với người dùng và phụ huynh.
 ❖ Tăng cường sử dụng môi trường mạng internet để kết nối với phụ huynh 
học sinh.
 ❖ Khuyến khích áp dụng các giải pháp trao đổi thông tin miên phí như tin 
nhắn OTT; email, ứng dụng trên thiết bị di động và website giáo dục.
 ❖ Triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ phụ huynh, học sinh: nộp các 
khoản thu qua dịch vụ tin nhắn, xét tuyển đầu cấp, sổ liên lạc điện tử kết nối nhà 
trường - phụ huynh.
 ❖ Tăng cường thực hiện các cuộc họp trực tuyến trong điều hành, quản lý, 
phối hợp.
 ❖ Đẩy mạnh công tác truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng.
 III. KẾT LUẬN
 Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành thuộc địa bàn trung tâm của thành phố, 
nơi có hạ tầng cơ sở vật chất phát triển, mặt bằng dân trí khá cao, đời sống kinh 
tế của phụ huynh phần lớn ổn định. Đa số phụ huynh đều có điện thoại thông 
minh, 98% gia đình có mạng internet, 99% học sinh của trường tham gia học trực 
tuyến. Đây cũng là một thuận lợi lớn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin của 
nhà trường cũng như của phụ huynh. Những thuận lợi đó đã tạo điều kiện để nhà 
trường thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin về sự phối hợp 
giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh trong thời gian qua.
 Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, vẫn 
còn một bộ phận phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không ổn định, 
không có điều kiện và hiểu biết về công nghệ thông tin nên sự phối hợp chưa có 
hoặc chưa thường xuyên. Mặt khác việc sử dụng môi trường mạng và các phần 
mềm miễn phí cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro và việc bảo mật không cao. Nếu 
phụ huynh thiếu hiểu biết, thiếu sự thông cảm sẽ dễ có những ứng xử chưa đúng 
hoặc đăng tải không đúng sự việc trên các trang mạng xã hội, gây sự hiểu nhầm 
hoặc đánh giá sai về sự việc xảy ra.
 Nhà trường và gia đình nếu phối hợp tốt thì mỗi bên sẽ phát huy được vai trò 
của mình một cách hiệu quả nhất. Khi phụ huynh hiểu rõ kế hoạch hoạt động của 
nhà trường, nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của học sinh thì sẽ giúp đỡ, 
hỗ trợ các em kịp thời. Còn nếu một khi phụ huynh không hiểu, thờ ơ, giao phó Phụ lục : Các văn bản chỉ đạo
 1. Kế hoạch sổ 345/KH-BGDĐT ngày 23/5/2017 của Bộ GD&ĐT thực hiện 
Đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hô trợ các 
hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục, đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
 2. Kế hoạch sổ 4751/KH-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Trị 
triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và hô 
trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng 
giáo dục, đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”
 3. Công văn sổ 1534/SGDĐT-CNTT ngày 19/10/2017 của Sở GD&ĐT Quảng 
Trị về việc triển khai thực hiện các hệ thổng ứng dụng công nghệ thông tin trong 
ngành GD&ĐT.
 ' 4. Kế hoạch sổ 1622/KH- SGDĐT ngày 31/8/2020 của Sở GD&ĐT Quảng Trị 
về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Giáo dục 
và Đào tạo tỉnh Quảng Trị năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
 ' 5. Kế hoạch sổ 132/KH- SGDĐT ngày 20/1/2021 của Sở GD&ĐT Quảng Trị 
về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Giáo dục 
và Đào tạo tỉnh Quảng Trị năm 2021.
 1. Công văn sổ 4003/BGDĐT-CNTT ngày 07/10/2020 của Bộ GD&ĐT hướng 
dân thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT năm học 2020-2021.
 2. Công văn sổ 4096/BGDĐT-CNTT ngày 20/9/2021 của Bộ GD&ĐT hướng 
dân thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thổng kê giáo dục năm học 20212022.
 ' 8. Công văn sổ 3761/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 31/8/2021 của Bộ GD&ĐT 
về hướng dân thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh 
viên năm học 2020-2021.
 9. Kế hoạch sổ 2077/KH- SGDĐT ngày 05/10/2021 của Sở GD&ĐT Quảng 
Trị về Kế hoạch Truyền thông về Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị năm học 
2021-2022.

File đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cntt_va_truyen_thong_nham_tang_cuong_cong_tac.docx