Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát huy khả năng sáng tạo trong giờ học vẽ chân dung
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát huy khả năng sáng tạo trong giờ học vẽ chân dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 phát huy khả năng sáng tạo trong giờ học vẽ chân dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Tên chuyên đề: “Biện pháp giúp học sinh lớp 3 phát huy khả năng sáng tạo trong giờ học vẽ chân dung” Tác giả: Nguyễn Thị Như Quỳnh Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít. Mường Mít, ngày ....tháng....... năm 2020 1 mẫu, tập nặn tạo dáng, vẽ tranh đề tài Giống như bao thể loại tranh khác, tranh chân dung cũng có những nét riêng, độc đáo, sự độc đáo của tranh chân dung là ở chỗ ngoài việc biểu đạt một con người cụ thể còn thể hiện được nội tâm và suy nghĩ của con người đó bằng sự cảm nhận của người vẽ và bằng tình cảm của ngời vẽ nói chung và của học sinh nói riêng. Nhưng thực tế bên cạnh những em học sinh vẽ được hình khuôn mặt cân đối, đẹp trong trang giấy ngay từ lớp 1, 2 thì vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa hiểu hết về tranh chân dung, về cách vẽ tranh chân dung...nên đến lớp 3,4 mà bài vẽ vẫn còn nhỏ so với trang giấy hoặc rất vất vả khi vẽ các bộ phận trên khuôn mặt. Nguyên nhân: - Các em chưa hiểu hết về tranh chân dung. - Các em chưa hiểu và chưa nắm rõ cách vẽ tranh chân dung. - Các em ít được xem tranh chân dung. - Các em ít được vẽ tranh chân dung. - Các em có suy nghĩ môn Mĩ Thuật chỉ là môn phụ không quan trọng nên không cần chú tâm. - Các em không thích vẽ. Ngay từ đầu năm học tôi đã dùng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế với môn học Mĩ thuật và thu được kết quả như sau: Khối Số Yêu thích phân môn Không yêu thích Vẽ sáng tạo lượng vẽ tranh phân môn vẽ tranh học Số lượng % Số lượng % Số lượng % sinh 3 68 20/68 29% 48/68 71% 4/68 5.8% Trước thực trang như vậy với cương vị là một giáo viên dạy môn Mĩ thuật tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học giúp học sinh lớp 3 phát huy khả năng sáng tạo trong giờ học vẽ chân dung 2. Phạm vi triển khai thực hiện chuyên đề - Thực hiện ở giờ học vẽ chân dung lớp 3 năm học 2020 – 2021. 3. Mô tả biện pháp 3.1. Dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học nhằm khơi gợi hứng thú cho học sinh. “Giới thiệu bài ” được coi là một sự khởi đầu rất quan trọng của bài giảng do người giáo viên thực hiện trong thời gian rất ngắn. Chỉ ít nhất là khoảng 2 3 3.2 .Sử dụng đồ dùng trực quan trong tiết học Với kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nhiều năm tôi nhận thấy rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ giảng mĩ thuật là việc làm ban đầu, việc làm không thể thiếu đối với người giáo viên chuyên Mĩ thuật khi đứng trên bục giảng. Nó là đặc thù của bộ môn vì thế giáo viên cần phải hết sức quan tâm chú trọng đến sự chuẩn bị đồ dùng trước giờ lên lớp sao cho thật chu đáo, thật đầy đủ và sát với yêu cầu, mục đích bài soạn. Ngoài ra, đồ dùng được chuẩn bị phải có thẩm mĩ. Việc chuẩn bị đồ dùng trực quan ở tiết vẽ tranh chân dung lớp 3 cũng vô cùng quan trong đồ dùng trực quan tốt, phù hợp sẽ tạo được hứng thú cho học sinh giúp học sinh hứng khởi hơn và khơi gợi được khả năng sáng tạo của học sinh trong tiết học ở dạng bài này tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan như sau: Giới thiệu tranh, ảnh chân dung của họa sĩ, tranh vẽ của học sinh Nội dung: - Giới thiệu cho các em hiểu thế nào là tranh chân dung? - Cho các em xem tranh chân dung do các hoạ sĩ vẽ giúp học sinh hiểu thế nào là tranh chân dung, hiểu hơn về cách sắp xếp hình vẽ trong trang giấy, Giúp các em thấy được vẻ đẹp của tranh chân dung. Cách tiến hành: Như trên đã nói, chúng ta thấy rằng cách suy nghĩ, cách nhìn nhận của các em về thế giới bên ngoài rất khác với người lớn. Vậy làm thế nào để đưa các bức tranh chân dung do các hoạ sĩ vẽ vào làm tư liệu, đồ dùng dạy học cho học sinh đạt hiệu quả tốt. Đó là công việc và cách xử lý của từng giáo viên dạy mĩ thuật. ở chương trình học mĩ thuật tiểu học các em được học các bài vẽ chân dung như “ chân dung bạn”, “chân dung người thân trong gia đình”, “ chân dung chú bộ đội” ...ở những bài học này muốn lôi cuốn học sinh vào bài vẽ, giáo viên phải kết hợp đưa ra cho học sinh xem một số tác phẩm tranh chân dung của các hoạ sĩ tiêu biểu. Với tác phẩm đó giáo viên cần phân tích được cái hay, cái đẹp, cần nêu lên được vai trò của tác phẩm đó đối với nền mĩ thuật nói riêng và trong cuộc sống nói chung. Việc giới thiệu với các em học sinh về các tác phẩm tranh chân 5 câu hỏi “Em thích những bức tranh nào? Vì sao? Học sinh sẽ lựa chọn và trả lời theo cảm nhận riêng của mình. Khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ hướng vào phần đẹp về hình vẽ, đẹp về màu sắc, đẹp về cách sắp xếp hình vẽ trong bức tranh (bố cục) và đẹp theo ý thích của học sinh. Tuyên dương những bài vẽ có bố cục đẹp để nhấn mạnh cho học sinh thấy ý nghĩa của việc sắp xếp hình ảnh trong tranh. Sau khi học sinh vẽ bài xong, giáo viên thu tranh và bổ sung thêm một số bức tranh đã sưu tầm, chia thành 2-3 tập tranh. Lớp chia thành 2,3 nhóm cho học sinh chơi trò chơi “ đi tìm vật báu” yêu cầu ‘vật báu” ở đây là những bức tranh chân dung đẹp cả về hình ảnh, màu sắc và bố cục. Tuyên dương nhóm nào chọn được nhiều tranh chân dung đẹp. Sau phần hướng dẫn cách vẽ, giáo viên cho học sinh xem tranh chân dung của thiếu nhi. Phân tích cho các em tự nhận thấy cùng một đề tài mỗi người sẽ cảm nhận và vẽ một cách khác nhau. Ví dụ như tranh “chân dung bạn em” mỗi bạn một khác, tranh chân dung “bà em” cũng vậy... Cho học sinh tự nhận thấy ngoài khác nhau về khuôn mặt, các đặc điểm của khuôn mặt, các tranh chân dung còn khác nhau về cách vẽ, khác nhau về màu sắc, khác nhau về bố cục... Sau khi quan sát các bức tranh giáo viên hướng dẫn các em vào bài học bằng những câu hỏi gợi mở trí nhớ cũng như sức sáng tạo như “Hôm nay em sẽ vẽ chân dung ai?”, “Người em định vẽ khuôn mặt như thế nào, người đó có đặc điểm gì em nhớ nhất? Người đó hay mặc áo màu gì?” Chính trong quá trình trả lời câu hỏi của giáo viên các em đã phần nào hình dung được hình vẽ trong bức tranh của mình. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện vẽ tranh chân dung: tổ chức cho học sinh ngồi đối diện nhau vẽ lại chân dung bạn theo cảm nhận của bản thân, giáo viên gợi ý cho học sinh cách vẽ theo hình thức biểu cảm để được một bức chân dung sinh động và lạ mắt Trong quá trình giảng dạy giáo viên không khắt khe áp đặt cho học sinh phải vẽ một bức chân dung giống hệt người thực ở tỉ lệ, màu sắc... mà để các em thoải mái sáng tạo theo cái nhìn của các em, và tự vẽ được cho mình những bức 7 Qua trò chơi giúp các em nhận biết và cảm thụ thêm và đây cũng là cách học thoải mái nhẹ nhàng. Các em vừa được học lại vừa chơi trò chơi. Sau khi học xong các em có cảm giác thoải mái, hứng thú, hưng phấn cho môn học sau. Giới thiệu sản phẩm, tranh vẽ, mở triển lãm tranh theo từng chủ đề. Sau khi học sinh hoàn thành bài vẽ của mình, học sinh mang sản phẩm lên trưng bày giáo viên cho học sinh dán bài lên bảng tuỳ từng nội bung bài học mà giáo viên có hình thức tổ chức khác nhau. Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh được chia sẻ với cả lớp về tác phẩm của mình, hỏi và trao đổi thảo luận về cách cách vẽ, chia sẻ nói lên tình cảm của mình với bức tranh. Và tìm ra bài mình yêu thích. Qua đó giúp học sinh học tập những kinh nghiệm để vẽ tốt bài vẽ của mình. Những em hoàn thành tốt bài vẽ, giáo viên khen, khuyến khích, tuyên dương các em để vẽ tốt bài sau. Còn những em chưa hoàn thành giáo viên động viên, khích lệ các em cố gắng hoàn thành bài vẽ sau. 4. Hiệu quả của chuyên đề Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh đã phát huy được khả năng sáng tạo của mình, học sinh tích cực, hào hứng tham gia các hoạt động hơn. Các em được thể hiện cảm xúc của mình các bức tranh, các sản phẩm của các em sinh động ngộ nghĩnh hơn, tiết học thoải mái và sinh động hơn, học sinh rất thích thú, thậm chí có nhiều em còn mong chờ tới các giờ học Mĩ thuật. Với phương pháp mới, học sinh vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo và các em có cơ hội thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống nhiều hơn. Ưu điểm của phương pháp này là học sinh được tự do sáng tạo và khám phá ra những điều mới mẻ trong mỗi tiết học. Kết quả đạt được sau khi thực hiện chuyên đề : Khối Số Yêu thích phân môn Không yêu thích Vẽ sáng tạo lượng vẽ tranh phân môn vẽ tranh học Số lượng % Số lượng % Số lượng % sinh 3 68 45/68 66% 23/68 34% 26/68 38% 9 11
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_phat_huy.doc