SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh ở Lớp 2, 3, 4, 5

doc 18 trang sangkienlop3 26/03/2024 290
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh ở Lớp 2, 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh ở Lớp 2, 3, 4, 5

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh ở Lớp 2, 3, 4, 5
 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LONG B
HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020-2021
 Tên sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo 
 quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học”
 Tác giả sáng kiến: NGUYỄN HƯƠNG GIANG 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Tiểu học Kim Long B, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
 HỒ SƠ GỒM CÓ:
 1. Đơn đề nghị công nhận Sáng kiến cấp huyện;
 2. Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến.
 3. Giấy chứng nhận Sáng kiến cấp cơ sở;
 Tam Dương, năm 2021 PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM LONG B
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo 
quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học”
Tác giả sáng kiến: NGUYỄN HƯƠNG GIANG
 Tam Dương, năm 2021 - Họ và tên: Nguyễn Hương Giang
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên Mĩ thuật, trường tiểu học Kim Long 
B, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
 - Số điện thoại:0358966818. E_mail: huonggiangvc85@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Hương Giang
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Giải pháp dùng để áp dụng cho giáo viên, học sinh vào quy trình Xây 
dựng cốt chuyện trong một số chủ đề ở lớp 2; lớp 3; lớp 4; lớp 5.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Từ tháng 10 năm 2019.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1 Thực trạng của vấn đề:
7.1.1 Thuận lợi
 - Về phía nhà trường:
 + Nhà trường đã quan tâm, hỗ trợ một số đồ dùng cơ bản, vật liệu cần 
thiết, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, các buổi sinh 
hoạt chuyên đề trong huyện, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Tham 
gia các cuộc thi của Phòng, Sở Giáo dục tổ chức để giao lưu học hỏi và tổ chức 
dạy học theo phương pháp dạy - học mới đạt kết quả cao.
 - Về phía bản thân tôi: là giáo viên được đào tạo theo đúng chuyên ngành, 
nên nắm chắc về chuyên môn. Bản thân luôn cố gắng học hỏi, trau rồi kinh 
nghiệm, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
 Bên cạnh đó, được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, đặc biệt là của ban 
Giám hiệu nhà trường, thường xuyên động viên, khuyến khích giáo viên áp dụng 
phương pháp mới vào giảng dạy. 
7.1.2 Khó khăn: 
 Qua thực tế tìm hiểu và ở trường nơi tôi đang giảng dạy đã và đang thực 
hiện quy trình này. Trong các tiết học một số học sinh rất thích thú, tích cực 
tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phương pháp dạy - học mới trên 
cơ sở Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành tôi nhận thấy còn nhiều những 
khó khăn và hạn chế như sau: 
 * Về cơ sở vật chất: 
 + Chưa có phòng học Mĩ thuật riêng nên trong những chủ đề thực hiện 
theo quy trình Xây dựng cốt chuyện thường học trong 4 tiết thì không đảm bảo 
diện tích cho học sinh lưu giữ sản phẩm, đồ dùng học tập khi các em hoạt động 
nhóm tại lớp. Nếu như ở tiết 1 các em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng hết tiết các em, làm cho các em hiểu đúng bản chất, hiểu đúng cách thực hiện và có những 
kĩ năng để thực hiện tốt hơn với từng đối tượng học sinh tại trường mình. Do đó, 
tôi đã đi sâu vào tìm hiểu thật kĩ về tâm lí của các em, tìm hiểu về các yếu tố 
khách quan và chủ quan để đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo 
quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh tại 
trường tôi nói riêng. 
7.1.3 Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu tài liệu về quy trình Xây dựng cốt chuyện.
 - Tìm hiểu về thực tế giảng dạy ở các trường trong huyện. Thực tế giảng 
dạy của bản thân.
 - Thực trạng kết quả sảm phẩm của quy trình Xây dựng cốt chuyện của 
học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
7.2 Về nội dung của sáng kiến: 
 Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc tiểu học nói chung và 
bộ môn Mĩ thuật nói riêng, tôi đã xác định rõ vai trò và mục tiêu dạy - học 
trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học. Thông qua thực tế các tiết giảng dạy 
tôi đã áp dụng phương pháp mới để “nâng cao chất lượng sản phẩm theo 
quy trình Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học” và tôi đã sử dụng các 
giải pháp như sau:
7.2.1 Giải pháp 1: Sử dụng phương pháp, đồ dùng dạy - học phù hợp, hiệu 
quả gây hứng thú cho học sinh: 
 * Mục đích: phương pháp dạy – học phù hợp giúp các đối tượng học sinh 
tiếp cận tốt hơn đến quy trình Xây dựng cốt chuyện. Giúp các em có hứng thú 
sáng tạo nhân vật, có trí tưởng tượng phong phú và có khả năng trình bày, hình 
dung ý tưởng để phát triển câu chuyện. 
 * Cách thực hiện: 
 Trong từng chủ đề, tôi xác định rõ mục tiêu bài học, để đưa ra phương 
pháp dạy – học phù hợp. đảm bảo tạo được hứng thú, không khí học tập vui vẻ, 
nhẹ nhàng, lôi cuốn học, tránh giờ học tẻ nhạt, khô cứng để tạo cảm xúc cho học 
sinh, và phù hợp cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp tham gia các hoạt 
động học tập.
 Mỗi tiết học tôi chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan, tranh ảnh, video... Đồ 
dùng phải đẹp mắt, lôi cuốn và phù hợp với từng chủ đề đặc biệt không quá trừu 
tượng để học sinh quan sát, cảm nhận được cái đẹp, sự sáng tạo, trí tưởng tượng 
phong phú của quy trình Xây dựng cốt chuyện và có hứng thú với bài học mong 
muốn được thực hiện theo. phẩm tôi sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh và 
phù hợp với từng chủ đề ở các khối lớp để cho học sinh chơi. 
 Ví dụ ở: Chủ đề 2: Những con vật sống dưới nước - lớp 2. Tôi tổ chức cho 
học sinh chơi trò chơi trong phần khởi động, trò chơi mang tên: “Câu cá”. Các 
em sẽ câu cá bằng cách đoán tên qua gợi ý về màu sắc và hình dáng của con cá 
mà cô đưa ra.Bạn nào đoán được đúng, nhiều và nhanh nhất sẽ chiến thắng và 
được tặng một sao “cô khen”.
 Sau khi được tham gia trò chơi HS sẽ hứng thú hơn và tích cực tham gia 
vào các hoạt động học tập. Vì vậy, việc hiểu về tâm lý học sinh cũng rất quan 
trọng. Bên cạnh đó, trong các hoạt động học tập tôi luôn đưa ra những lời động 
viên kịp thời, khuyến khích những học sinh chưa tích cực để các em cố gắng. 
Không áp đặt, không đòi hỏi quá cao đối với học sinh trong diện đặc biệt.
7.2.3 Giải pháp 3: Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở hiệu quả kích thích trí 
tưởng tượng của các em:
 * Mục đích: Giúp các em hiểu rõ về chủ đề. Tưởng tượng để tìm các hình 
ảnh liên quan đến chủ đề.
 * Cách thực hiện: 
 - Đưa ra các câu hỏi gợi mở theo từng chủ đề, tổ chức cho học sinh thảo 
luận theo nhóm để nhận biết, tìm và xây dựng các hình ảnh về sân khấu. 
 Ví dụ ở Chủ đề 8: Trang trí sân khấu và sáng tác câu chuyện - lớp 5.
 + Em đã được tham gia xem biểu diễn nghệ thuật chưa? Em có được tham 
gia không?
 + Ở trường mình đã tổ chức loại hình nghệ thuật nào?
 + Khi tham gia xem biểu diễn em có thấy trên sân khấu có được trang trí 
không? Trang trí bằng hình ảnh gì? Màu sắc như thế nào? 
 - Câu hỏi nhận biết về chất liệu, hình thức để thể hiện các sản phẩm. 
 (Một số chất liệu, hình thức) mặt các bạn trong lớp, cố gắng tìm những ưu điểm dù nhỏ nhất ở từng học sinh 
để kịp thời động viên, khen ngợi.
7.2.5 Giải pháp 5: Tưởng tượng, thu thập kiến thức và tạo ra ngữ cảnh:
 * Mục đích: Giúp học sinh biết cách thu thập, tìm kiếm thông tin về một 
không gian đã lựa chọn.
 * Cách thực hiện: 
 Giáo viên gợi ý để học sinh tưởng tượng đến địa điểm liên quan đến chủ 
đề. 
 + Đặc điểm nơi đó thế nào?
 + Ở nơi đó có những hình ảnh gì?
 + Nhà cửa, môi trường, trang phục quần áo, con vật, giao thôngnhư thế 
nào?
 (Tạo ngữ cảnh – chủ đề 6: Ngày tết lễ hội và mùa xuân –lớp 4)
 Từ đó học sinh sẽ tự tưởng tượng ra ngữ cảnh rồi thực hiện vẽ lên giấy tạo 
không gian cho chủ đề.
 Giải pháp này giúp cho tất cả các giác quan được kích thích vận động để 
phát triển các năng lực của học sinh như: biểu đạt, sáng tạo, biểu cảm, phân tích, 
diễn giải, giao tiếp, đánh giá. 
7.2.6 Giải pháp 6: Tạo bầu không khí làm việc nhóm:
 * Mục đích: Giúp học sinh biết cách hợp tác và tôn trọng ý kiến khác 
trong làm việc nhóm.
 * Cách thực hiện: Trong mỗi chủ đề tôi thường phân việc cho từng thành 
viên trong nhóm. Các thành viên phải hội ý và cùng thống nhất nội dung làm 
việc và sắp xếp các hình ảnh, ngữ cảnh để tạo không gian. Điều này giúp các em 
biết cách hợp tác, học hỏi lẫn nhau giữa từng thành viên trong nhóm và cùng 
hoàn thành sản phẩm. 
 (Trưng bày sản phẩm - Chủ đề 6: Ngày tết lễ hội và mùa xuân –lớp 4C)
7.3 Về khả năng áp dụng của giải pháp:
 Như vậy, qua bảy giải pháp tôi đưa ra và đã vận dụng vào quy trình Xây 
dựng cốt chuyện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình cho học 
sinh tiểu học giúp các em nâng cao kĩ năng, năng lực, phát triển trí tuệ ngôn ngữ 
và khả năng biểu đạt bằng ngôn ngừ của mình. Các em được trải nghiệm, niềm KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
 TRƯỚC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP VÀO QUY TRÌNH
 XÂY DỰNG CỐT CHUYỆN
 CUỐI NĂM HỌC 2018 - 2019
 Kết quả khảo sát chất lượng sản phẩm
 Lớp TSHS Hoàn thành Tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 được 
 đánh giá
 Số lượng Số lượng Số lượng
 2A 38 19 19 0
 2B 40 20 20 0
 2C 37 17 20 0
 2D 37 16 21 0
 3A 29 14 15 0
 3B 29 16 13 0
 3C 34 19 15 0
 4A 35 17 18 0
 4B 37 19 18 0
 4C 37 20 17 0
 5A 29 14 15 0
 5B 32 17 15 0
 5C 34 18 16 0
 BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
 SAU KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
 THỜI ĐIỂM GIỮA HỌC KÌ I VÀ CUỐI HỌC KÌ II
 NĂM HỌC: 2019 - 2020
 Kết quả khảo sát chất lượng sản phẩm
 GIỮA HỌC KÌ I CUỐI HỌC KÌ II
 TSHS 
Lớp được Hoàn Hoàn Chưa Hoàn Hoàn Chưa 
 đánh thành Tốt thành hoàn thành Tốt thành hoàn 
 giá thành thành
 Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng người thầy. Hoạt động đó phải được diễn ra thường xuyên có như vậy mới đáp 
ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với môn Mĩ thuật và đặc biệt có thể tạo 
điều kiện cho học sinh vững vàng bước vào chương trình Mĩ thuật ở bậc Trung 
học cơ sở.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
giải pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 
 Sau khi thực hiện giải pháp, tôi đã được các đồng nghiệp trong tổ chuyên 
môn và nhà trường đánh giá là khả thi vì từ khi áp dụng giải pháp này thì học 
sinh có sự thay đổi rất rõ rệt, cuối mỗi chủ đề sản phẩm được đánh giá hoàn 
thành tốt tăng lên rõ rệt.
 Kết luận:
 Trên đây là “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình 
Xây dựng cốt chuyện cho học sinh tiểu học” mà tôi đã mạnh dạn áp dụng và 
có kết quả tốt. Đây chính là những giải pháp để đồng nghiệp bộ môn cùng 
tham khảo và vận dụng. Chắc chắn sẽ còn nhiều điều thiếu sót và bỡ ngỡ. 
Mong rằng các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp cùng chung sức đóng góp ý xây 
dựng để giải pháp này được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_nang_cao_chat_luong_san_pham_theo_quy_trinh_x.doc