Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật Lớp 3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do -Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Huyện Đại Lộc Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng kiến như sau: TT Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ Tỷ lệ (%) đóng tháng năm (hoặc nơi danh chuyên góp vào việc sinh thườngtrú) môn tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có) 1 Trần Thị 01/7/1979 Trường Tiểu Giáo viên Cao đẳng 100% Bình học Đoàn Nghiên Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3” - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có): - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo - Cấp tiểu học - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/9/2022 - Hồ sơ đính kèm: + Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm: 02 tập + Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến: 02 phiếu Chúng tôi/ tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại Nghĩa, ngày 20 tháng 3 năm 2023 Người nộp đơn Trần Thị Bình phá. Khi vẽ màu thường đơn điệu, không có đậm, nhạt, vẽ màu không gọn, các em vẽ thường bị gò bó, công thức đôi khi rập khuôn, các sản phẩm còn rời rạc. Việc tạo hình bằng đất nặn, xé dán hình, tạo hình 2D, 3D chưa phong phú dẫn đến sản phẩm không đẹp mắt, khó biểu đạt nội dung chủ đề. Một số em thiếu thích thú đối với môn học này Là giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh lớp Ba học tốt môn học này. Chính vì vậy nên tôi chọn đề tài: “ Biện pháp giúp học sinh phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mĩ thuật lớp 3” với mục đích góp phần nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật của học sinh lớp Ba trong các trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Đoàn Nghiên nói riêng. Để thực hiện hiệu quả các biện pháp trên tôi đã tiến hành qua các bước như sau: Bước 1: Thu thập các thông tin lí luận để xây dựng đề tài. + Tìm hoàn cảnh gia đình của học sinh. + Đưa ra những nhận định của bản thân về thực trạng của vấn đề và mong muốn khắc phục những lỗi mà học sinh thường mắc phải. Bước 2: Thu thập thông tin thực tiễn để xây dựng đề tài. + Điều tra thu thập kết quả thực tế học sinh khối lớp 3 . + Tổng hợp kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy Mĩ Thuật nhiều năm. + Chia sẻ kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, lấy ý kiến của các thành viên trong tổ. Bước 3: Lập kế hoạch triển khai áp dụng các giải pháp. + Đối với giáo viên: - Giáo viên phải nắm được đặc điểm mỗi cá nhân học sinh và gia đình của từng học sinh. - Theo dõi học sinh thường xuyên, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hết lòng vì thế hệ tương lai, giáo dục cho học sinh ý thức thường xuyên. - Xây dựng các biện pháp thực hiện. - Hướng dẫn thực hiện. - Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện. - Tổng kết, rút kinh nghiệm. + Đối với học sinh: Tự xây dựng ý thức, nền nếp học tập. Bước 4: Thu thập và xử lí thông tin: + Thu thập kết quả tiến bộ của học sinh và điều chỉnh biện pháp đã áp dụng. + So sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp. này? Hình ảnh trong tranh của em có theo những gì em muốn thể hiện không? Trong bài vẽ của mình, em muốn thêm hay bỏ chi tiết nào? Lí do...? Giáo viên phải hiểu được khó khăn chung khi dạy học sinh lớp 3 đó là: Các em không dám vẽ, sợ vẽ xấu các bạn chê cười, hay sao chép hoặc bắt chước ý tưởng của bạn. Khi vẽ các em hay tẩy xóa, thường vẽ hình quá nhỏ. Đây là hạn chế mà các em thường mắc phải nhiều. Nhất là giai đoạn đầu năm, các em còn bỡ ngỡ do chưa quen. Giáo viên phải biết cách phát huy các mặt mạnh của học sinh, luôn khen ngợi những học sinh có nét vẽ ngộ nghĩnh, sáng tạo, có các tác phẩm độc đáo, động viên, khích lệ những học sinh còn gặp khó khăn trong môn học. Động viên khích lệ kịp thời một tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em. Điều này sẽ giúp các em bớt mặc cảm tự ti và có tinh thần học tập hơn. Có em vẽ hình rất đẹp nhưng lại hay tẩy xoá vì các em sợ sai, vì các em chưa nhìn thấy được cái đẹp trong tranh hoặc trong sản phẩm của mình. Ngoài việc giải thích, giáo viên cần so sánh các sản phẩm đẹp và chưa đẹp để học sinh hiểu thêm, đồng thời nên tuyên dương thường xuyên những nỗ lực dù rất nhỏ của các em để các em tự tin hơn trong học tập. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung học tập gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em. - Để xây dựng các chủ đề cho phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Ba, phù hợp với khả năng của các em, trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình Mĩ Thuật mới, xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ Thuật theo phương pháp mới. Đồng thời tham khảo tài liệu tập huấn phương pháp dạy học Mĩ Thuật mới để xây dựng kế hoạch cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của môn học. Trong quá trình tự nghiên cứu nội dung, chương trình môn Mĩ thuật lớp 3 tôi nhận thấy Chương trình đã được xây dựng theo Chủ đề trong đó tích hợp các kỹ năng của môn học như tạo hình, trang trí, thảo luận, vận dụng làm đẹp trong cuộc sống.. Mỗi chủ để thường từ 1- 5 tiết học, có 35 tiết/35 tuần học. Sách giáo khoa Mĩ thuật 3 hướng học sinh đến các hoạt động nhận biết, thực hành, sáng tạo, trao đổi và chia sẻ cảm nhận với các chủ đề gần gũi, quen thuộc và phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Các chủ đề dựa trên sự liên kết các phân môn Mĩ thuật như: Vẽ, nặn, cắt, xé dán, thường thức mĩ thuật, Chương trình và sách giáo khoa Tiết Tuần Chủ đề/ học/ Phân bổ nội dung dạy học Tên bài học Mạch nội dung thời lượng 1 Chủ đề 1: Giới Em yêu mĩ thuật 1tiết 3 nội dung: thiệu chung - Sản phẩm mĩ thuật - Mĩ thuật do ai tạo nên - Đồ dùng mĩ thuật 2 Chủ đề 2: Mĩ Hoa văn trên trang 2 tiết Hoạt động Quan sát; 30 Hoạt động Quan sát 31 Chủ đề 10: Mĩ An toàn giao thông 4 tiết Hoạt động Thể hiện 32 thuật ứng dụng Hoạt động Thảo luận hình con vật 33 Hoạt động Vận dụng 34 Đánh giá định kì cuối năm 35 Trưng bày sản phẩm (có thể sắp xếp ở tuần 18,35 tương ứng với 33 tuần thực học Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động nhóm đoàn kết hiệu quả: Với đặc điểm của dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực thì hoạt động của giáo viên đã thay đổi. Việc chính của giáo viên là tổ chức lớp học thành các nhóm và theo dõi, hướng dẫn hoạt động của học sinh trong mỗi nhóm học tập. Chính vì vậy, nhóm trưởng là là linh hồn của nhóm, là người điều hành giám sát hoạt động của mỗi thành viên trong nhóm. Với học sinh khối lớp 3 trước tiên tôi chỉ định hoặc giới thiệu những em nhanh nhẹn, học tập tốt làm nhóm trưởng. Tuy nhiên, các thành viên sẽ luân phiên nhau nắm giữ vai trò trưởng nhóm. Bởi vì, thay đổi trưởng nhóm là thay đổi phong cách quản lý nhóm sẽ tạo nên hứng thú với mỗi thành viên đồng thời phát huy được khả năng lãnh đạo của từng cá nhân. Để giúp học sinh các nhóm có cơ hội ngang bằng nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, thúc đẩy tinh thần học tập lẫn nhau. Để hoạt động nhóm có hiệu quả, trước tiên tôi rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm. Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm cũng dựa vào sự phối kết hợp của từng cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành tự mình làm một công việc nào đó tùy vào khả năng của các em mà tôi có những gợi ý thích hợp. Hay như khi tổ chức trò chơi học tập Vẽ tiếp sức học sinh dưới lớp hay hò hét, đứng ngồi rất lộn xộn. Để khắc phục vấn đề này giáo viên có thể thực hiện như sau: Trong khi các đội thi vẽ trên bảng thì học sinh ở dưới lớp sẽ hát 1 bài hát, khi bài hát kết thúc thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào vẽ nhanh , vẽ đẹp nhất là đội thắng cuộc. Các em rất hứng thú với những trò chơi học tập Biện pháp 4: Tiến trình của một tiết dạy Mĩ thuật phát huy trí tưởng tượng sáng tạo để học tốt môn Mỹ thuật lớp 3 Tiến trình của một tiết dạy Mĩ thuật trải qua 4 hoạt động ở lớp tôi tiến hành như sau. + Hoạt động 1: Quan sát + Hoạt động 2: Thể hiện + Hoạt động 3: Thảo luận + Hoạt động 4: Vận dụng. - Khen ngợi HS. Hoạt động 2: Thể hiện: Ở hoạt động này Giáo viên đặt một số vật liệu như: vỏ cây, lá cây, cánh hoa, quả, bông vải, vỏ chai nhựa, vỏ hộp...vào thùng kín và cho đại diện mỗi nhóm lên sờ và mô tả cảm giác về vật liệu mà mình sờ được. HS nói vật liệu nào thì giơ vật liệu đó lên. - Những HS không tham gia sẽ liên tưởng và kể một số vật liệu khác nhau. Giáo viên tổ chức cho HS thi kể các vật liệu có trong tự nhiên, trong gia đình, trong cuộc sống mà em biết theo cá nhân/nhóm. Giáo viên cho Học sinh quan sát các bước tạo ra sản phẩm tranh củng như tạo hình 2D, 3D. Trong đó, thể hiện được chất cảm bằng cách tạo các chất liệu khác nhau trên một sản phẩm. Khi phân tích, Giáo viên chú ý đến: + Lựa chọn, sắp xếp hình để nổi bật sự tương phản. + Lựa chọn màu đặt cạnh nhau để tạo sự tương phản. + Xử lí bề mặt sản phẩm để tạo cảm giác chiều sâu. - Các bước thực hiện sản phẩm cần lưu ý: + Sắp xếp hình khác nhau tạo bố cục. + Đắp nổi tạo các hình chính. + Đắp nổi tạo các hình phụ. + Tạo chất khác nhau trên khối để hình được sinh động. Các em rất thích thú khi được thảo luận nhóm - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và nhận biết. GV có thể gợi ý tìm hiểu bằng các câu hỏi + Em hãy nêu các bước thực hiện tạo một sản phẩm tranh, hoặc sản phẩm 2D, 3D mà em đã được học từ các chủ đề trước. + Khi vẽ hay tạo hình sản phẩm chúng ta cần chú ý đến những điều gì để làm nổi bật nhân vật muốn thể hiện? Hoạt động 4: Vận dụng GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm Mĩ thuật cá nhân hoặc nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau: + Sản phẩm của bạn được làm từ những vật liệu gì? + Khi quan sát, những vật liệu này cho cảm giác gì? + Em thích vật liệu nào được sử dụng trong tạo hình, trong tranh vẽ? Vì sao? - GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm Mĩ thuật trên cơ sở động viên, khích lệ HS là chính. Ngoài việc nghiên cứu tài liệu, xây dựng nội dung kế hoạch bài học, tôi còn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, khai thác triệt để sách mềm, kho học liệu trên hệ thống, xây dựng bài giảng điện tử để học sinh hứng thú hơn trong việc tiếp thu kiến thức bài học. Tích cực tham khảo, sưu tầm các sản phẩm của học sinh lớp trước hoặc của đơn vị khác có điều kiện tương đồng để hướng dẫn học sinh tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài học, đồ dùng học tập trước khi diễn ra các tiết học Hoặc có thể thiết kế các bài hát, trò chơi để tổ chức cho học sinh khởi động đầu các tiết học, giúp các em hứng thú hơn khi bước vào bài học mới. Biện pháp 5: Lồng ghép tổ chức các trò chơi vào tiết học Mĩ thuật Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè của các em học sinh lớp 3 cũng không thể thiếu. Nếu giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thỏa mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em “Học mà chơi, chơi mà học” thì các em sẽ hăng hái, say mê học tập và kết qủa học tập của các em sẽ được nâng lên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_phat_huy_tri_t.docx