Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh Lớp 3, 4, 5

docx 43 trang sangkienlop3 22/11/2023 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh Lớp 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh Lớp 3, 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng đá mini học sinh Lớp 3, 4, 5
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
 Tóm tắt sáng kiến
 Mô tả sáng kiến
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. 1
2. Cơ sở lí luận 3
3. Thực trạng giảng dạy và huấn luyện môn bóng đá ở Tiểu học 6
hiện nay
4. Các biện pháp thực hiện 8
5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến 36
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 37
 Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận 39
2. Khuyến nghị 39
Danh mục từ viết tắt 42
Danh mục tài liệu tham khảo 43 - Đối tượng: HS lớp 3, 4, 5.
3. Nội dung sáng kiến
3.1. Sáng kiến trình bày các nội dung sau
 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
 2. Cơ sở lí luận và quan điểm xây dựng chương trình.
 3. Thực trạng giảng dạy và huấn luyện môn bóng đá ở Tiểu học hiện nay.
 4. Các biện pháp thực hiện:
 4.1. Giúp học sinh nắm chắc một số luật cơ bản về môn bóng đá mini
 4.2. Hướng dẫn học sinh tập luyện các kĩ thuật đá bóng cơ bản
 4.3. Hướng dẫn học sinh các chiến thuật cơ bản trong tập luyện và thi đấu
 4.4. Hướng dẫn thủ môn các kĩ thuật cơ bản
 4.5. Nêu gương các ngôi sao bóng đá để tiếp thêm niềm tin và ước mơ cho 
 các cầu thủ nhí
 4.6. Hướng dẫn học sinh tập luyện vào trận và thi đấu cọ sát giao hữu
 4.7. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh và các đoàn thể
 4.8. Xây dựng chương trình và kế hoạch tập luyện
 5. Kết quả đạt được.
 6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
3.2. Sáng kiến đã khẳng định được những điểm sau
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
 Để học sinh hứng thú, say mê học tập và đạt thành tích cao trong khi tập 
luyện và thi đấu môn bóng đá, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng việc 
dạy và học môn bóng đá của giáo viên và học sinh hiện nay, từ đó tôi đưa ra sáng 
kiến giảng dạy và huấn luyện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện 
đội tuyển bóng đá mini cho học sinh Tiểu học. Đây là biện pháp giảng dạy và huấn 
luyện rất mới, rất phù hợp tâm lý tò mò, thích khám phá, đam mê thể thao của học 
sinh Tiểu học. Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh 
Tiểu học, với định hướng đổi mới phát triển phong trào thể dục thể thao hiện nay ở 
bậc Tiểu học .
- Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Giáo viên thêm yêu nghề, hăng say giảng dạy, huấn luyện.
+ Phụ huynh có niềm tin và yên tâm hơn khi cho con tham gia tập luyện bóng đá 
đội tuyển nhà trường.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến
 Để đạt mục tiêu môn học góp phần giúp các em phát triển toàn diện, giáo viên 
cần phải thay đổi nhận thức đối với môn học, đổi mới phương pháp, hình thức dạy 
học; có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có khả năng thích ứng cao với những thay 
đổi trong quá trình dạy học và có tâm huyết đổi mới phương pháp dạy học. Đồng 
thời giáo viên phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng, 
chuyên môn nghiệp vụ và tích cực cập nhật các bản tin thể thao để có những hiểu 
biết đầy đủ, sâu rộng về môn bóng đá. Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo đủ 
điều kiện dạy học 2 buổi/ngày cũng như sân bãi, dụng cụ, trang phục, nước uống, 
thiết bị y tế đầy đủ, tạo điều kiện tổ chức, giao lưu giữa các khối lớp, giao lưu với 
các trường bạn, tạo điều kiện cho học sinh được làm quen với sân cỏ, sân cát, sân 
cỏ nhân tạo... cho giáo viên vận dụng sáng kiến vào trong giảng dạy thực tế. Vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ tập 
luyện. Chia lớp học thành từng nhóm tự tập và tự kèm nhau, đội và thường xuyên 
cho các nhóm này thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có 
sự phấn đấu trong tập luyện hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều 
cơ hội tập luyện, thi đấu cọ xát vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần 
nhiễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh 
các em sẽ nắm chắc luật thi đấu luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhát, e dè, sợ sệt 
...
Giáo viên thường xuyên tuyên dương khích lệ những cá nhân tích cực tham gia tập 
luyện và ghi nhận những thành quả của đội bóng đã đạt được trong những năm 
qua. Tạo được niềm tin, lòng tự hào của mỗi thành viên trong đội. Đồng thời cũng 
thẳng thắn nêu và phân tích những khuyết điểm còn yếu kém, khó khăn chưa khắc 
phục được để khắc phục. 
- Qua thực tế tham gia giảng dạy và huấn luyện đội tuyển tôi nhận thấy chất lượng 
đội bóng của các trường tiểu học chưa cao. Bên cạnh các mặt mạnh về lòng nhiệt 
tình của giáo viên, sự hăng say tập luyện của học sinh và thành tích của đội tuyển 
còn có một số hạn chế bị ảnh hưởng đến công tác giảng dạy đội tuyển bóng đá mi 
ni đó là: cơ sở vật chất còn hạn chế, nhận thức của phụ huynh và học sinh chưa 
cao, chưa duy trì tốt kỉ luật tập thể độ bóng, các hoạt động ngoại khoá, giải đấu của 
nhà trường chưa được tổ chức thường xuyên và có chất lượng.
- Đứng trước những vấn đề trên tôi thiết nghĩ để có những giải pháp thoả đáng 
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đội tuyển bóng đá học sinh tiểu học, điều 
trước tiên phải xây dựng được những biện pháp giảng dạy và huấn luyện mang tính 
chuyên nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, đó là lý do tôi đi sâu nghiên 
cứu sáng kiến “ Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và huấn luyện đội 
tuyển Bóng đá mini học sinh Tiểu học”
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Cơ sở lí luận
 Môn bóng đá xuất phát từ một trò chơi điều khiển quả bóng tròn trên sân bãi 
bằng cả chân và tay. Đến giữa thế kỉ XIX Bóng đá trở thành môn thể thao hiện đại 
 2 Tập luyện Bóng đá một cách khoa học, đúng phương pháp sẽ giúp cho cơ 
thể phát triển toàn diện, cân đối. Có thể tập, nói đúng hơn là chơi Bóng đá từ rất 
sớm, từ tuổi mẫu giáo, tiểu học, với mục đích làm cho trẻ em nhanh nhẹn, cứng 
cáp. Nhưng tập Bóng đá một cách có hệ thống thì nên bắt đầu ở lứa tuổi từ 8- 10, 
đó là lúc cơ thể trẻ có thể thích ứng với hoạt động Bóng đá và tiếp nhận một cách 
có hiệu quả những tác động tích cực mà hoạt động bóng đá mang lại.
Tập luyện bóng đá có hệ thống sẽ làm cho trẻ em khoẻ mạnh, đặc biệt phát triển về 
khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, linh hoạt và mạnh mẽ. Những kĩ năng điều khiển 
bóng nhờ tập luyện rất công phu mới có được sẽ giúp trẻ em tăng khả năng về phản 
xạ thần kinh, về tính linh hoạt vận động, là những yếu tố rất quan trọng trong tất cả 
mọi công việc đòi hỏi sự tinh tế của con người. Với hoạt động ngoài trời là chủ 
yếu, Bóng đá còn giúp con người gần gũi, gắn bó hơn với môi trường thiên nhiên, 
làm tăng khả năng dưỡng dục cả về tâm lực lẫn trí lực.
Trong nhiệm vụ giáo dục thể chất cho thanh thiếu niên, Bóng đá luôn phát huy 
được hiệu quả cao bởi nó được tuổi trẻ ham thích và tập luyện một cách chủ động, 
tự giác và thường xuyên. Mặt khác, để có thể tập luyện, chơi, thi đấu, Bóng đá 
không đòi hỏi những điều kiện phức tạp, tốn kém. Chỉ một trái bóng và một 
khoảng trống, một bãi đất, thậm chí một đoạn đường vắng cũng có thể có một trận 
thi đấu bóng đá sôi nổi.
Tuổi trẻ nói chung và trẻ em nói riêng thích chơi bóng đá là để thoả mãn niềm đam 
mê, ham thích vận động, là để được chứng tỏ tài năng làm chủ quả bóng tròn của 
mình và cũng là để so tài với bạn bè. Nhưng trên tất cả là được tăng cường sức 
khoẻ, sảng khoái tinh thần do cuộc chơi, do môi trường thiên nhiên khoáng đạt 
mang lại.
Tập luyện và thi đấu Bóng đá là hoạt động có cường độ cao, là hoạt động đòi hỏi 
sự chuẩn mực cuả các kĩ năng điều khiển quả bóng tròn..., do đó cần một sự tập 
luyện chuyên cần ở tuổi trẻ. Để thành tài thì khổ luyện luôn chiếm phần nhiều hơn 
so với năng khiếu bẩm sinh. Đó là đặc điểm của bóng đá. Vì vậy, để trở thành cầu 
thủ giỏi cần phải trải qua một quá trình tập luyện có hệ thống, lâu dài, với lỗ lực rất 
cao trong một công việc vất vả. Quá trình đó tự nó là một yếu tố quan trọng tạo 
 4 - Giáo viên tâm huyết và say mê với môn học.
- Hầu hết nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy học (máy tính, máy 
chiếu, ti vi) để giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử. Giáo viên được trang bị 
tương đối đầy đủ sách giáo khoa, và thiết bị dạy học phục vụ cho môn học bóng đá 
(tranh ảnh, sân bãi, bóng, lưới, trang phuc, nước uống, dụng cụ y tế,...)
* Về phía học sinh: 
- Các em đều được gia đình, nhà trường trang bị cho đầy đủ sân tập, quần áo, bóng, 
nước uống... phục vụ cho môn thể thao này. 
- HS có niềm đam mê trong tập luyện và thi đấu.
 - HS hào hứng tham gia tập luyện và thi đấu, có niềm tin và ước mơ chiến thắng 
cao.
3.2. Khó khăn
3.2.1. Về giáo viên
- Đội ngũ giáo viên dạy chuyên Thể dục ở các trường Tiểu học còn thiếu.
- Nhận thức của một số giáo viên chưa thật đúng về tác dụng của bóng đá và coi nó 
là công tác phong trào.
- Các giáo viên hay huấn luyện viên thường nói quá nhiều mà trẻ thì chưa thể hiểu 
hết những lời hướng dẫn mang tính trìu tượng này.
- Đầu tư nghiên cứu chưa sâu dẫn đến truyền thụ kiến thức chưa chính xác đến học 
sinh khiến cho các em không còn hứng thú và không thích chơi nữa.
3.2.2. Về học sinh
 - Khả năng của các cầu thủ “nhí” còn rất yếu kém hoặc hạn chế.
- Kĩ thuật cá nhân còn chưa tốt.
- Ý thức tự giác tập luyện không cao còn ham chơi, thích nô đùa.
3.2.3. Khi xác định mục tiêu giảng dạy và huấn luyện của mùa giải
- Xác định chưa thật chính xác mục tiêu trong mùa giải
- Chưa tìm hiểu kĩ một số kĩ, chiến thuật hay vàogiảng dạy tổng quát cho học sinh.
3.2.4. Chương trình giảng dạy và huấn luyện
 6 - Những đặc điểm của sân được xác định theo kích thước: sân hình chữ nhật 
chiều dài tối đa 42m, tối thiểu 25m. Chiều rộng tối đa là 25m và tối thiểu 15m. 
Các đường kẻ giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8cm. Đường kẻ giới hạn 
theo chiều dọc gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang gọi là 
đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. 
Khung thành chiều rộng 3m (tính từ mép trong 2 cột dọc) và cao 2m. Ở trung tâm 
giữa sân kẻ một vòng tròn có bán kính 3m. Khu phạt đền, để vẽ được đường kẻ 
khu phạt đền người ta lấy 2 chân cột dọc làm tâm rồi vẽ vào trong sân 1/4 đường 
tròn có bán kính là 6m, sau đó nối điểm cuối của 2 cung đường tròn này sẽ được 
một đoạn thẳng dài 3,16m song song đường biên ngang. Khu vực trong giới hạn 
đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Ở giữa đường kẻ 3,16m có 1 điểm gọi là điểm 
phạt đền thứ nhất (hay còn gọi là chấm phạt đền 6m). Trên đường thẳng vuông góc 
với biên ngang cách 10 có một điểm nữa là điểm phạt đền thứ 2. Cung đá phạt góc 
có bán kính là 25cm. Đây là một số yếu tố cơ bản về kích thước của một sân 
mini. 
 (Hình ảnh: Kích thước sân bóng đá mini 5 người)
 8 (Hình ảnh: Khởi động trước khi tập luyện, thi đấu)
4.2.2. Đá bóng bằng má trong (lòng bàn) chân
Đây là kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá. Do diện tích tiếp xúc giữa 
má trong lòng bàn chân và bóng khá lớn, cho nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có 
tính ổn định và độ chuẩn xác cao. Cách thực hiện động tác theo 5 bước:
- Chạy đà: Chạy theo cách tăng dần đều và bước cuối dài.
-Chân trụ: Khớp gối hơi khuỵu mũi chân hướng về mục tiêu.
- Chân lăng: Được vung từ sau ra trước với biên độ rộng và tốc độ nhanh nhất.
- Điểm tiếp xúc: Cứng cổ chân khi chân tiếp xúc với bóng và điểm tiếp xúc phải 
vào tâm bóng.
-Kết thúc: Cơ thể giữ thăng bằng và di chuyển về phía trước theo đà của chân lăng.
 10 (Hình ảnh: kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân)
4.2.4. Kĩ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân
 Mỗi môn thể thao đều sở hữu một vài kỹ thuật nhất định để có thể thuật sút 
đạt được những pha ghi bàn đẹp mắt. Đối với bóng đá cũng vậy, để có những cú 
sút ấn tượng và ghi điểm, HS cần nắm vững các Kĩ thuật sau:
 12

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giang_da.docx