Sáng kiến kinh nghiệm Đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa ở các Lớp 2, 3, 4, 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa ở các Lớp 2, 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa ở các Lớp 2, 3, 4, 5

MỤC LỤC Nội dung Trang I. Phần mở đầu : ..................................................................... 03 1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................. 03 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài::......................................................... 05 3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................... 05 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 06 5. Phương pháp nghiên cứu:................................................................... 06 II.Phần nội dung :. 07 1. Cơ sở lí luận::...................................................................................... 07 2. Thực trạng:.......................................................................................... 08 2.1. Thuận lợi - Khó khăn:...................................................................... 08 2.2. Thành công - hạn chế:....................................................................... 08 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu:........................................................................ 09 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:................................................... 09 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:.... 09 3. Biện pháp thực hiện::.......................................................................... 10 3.1. Mục tiêu của biện pháp:................................................................... 10 3.2. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp: 10 3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:......................................................... 14 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp:..................................................... 14 3.5. Kết quả khảo nghiệm:...................................................................... 14 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm:................................................... 16 III.Phần kết luận - Kiến nghị:.............................................................. 17 1. Kết luận: :............................................................................................ 17 2. Kiến nghị:............................................................................................ 17 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 ĐỀ TÀI ĐƯA MÔN CỜ VUA VÀO THAY THẾ CÁC TIẾT THỂ DỤC KHI TRỜI MƯA TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục thể chất trong trường học là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục nước ta. Góp phần giáo dục toàn diện con người mới XHCN về “ Đức – Trí – Thể - Mĩ – Lao động”. Từ xa xưa, con người đã coi tập luyện TDTT là biện pháp tích cực, hiệu quả đối với việc tăng cường sức khoẻ và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp, cái đáng quý của bản thân mình. Đó là vẻ đẹp của sức mạnh, vẻ đẹp của một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng, tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống hiện hữu và tương lai phía trước. Muốn được như vậy chúng ta phải làm gì? Phải chăng chỉ có TDTT mới làm được như vậy? Đó là câu hỏi trong hàng ngàn câu hỏi đang chờ chúng ta giải đáp.Thật vậy, chỉ có TDTT mới làm được điều đó. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Arix-Tor có nói “Không gì huỷ hoại thân thể bằng sự thiếu vận động kéo dài”. Vì vậy, tập luyện TDTT cũng như nhu cầu ăn uống để tồn tại và phát triển là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta luôn xác định sức khoẻ của con người là vốn quý của xã hội, là tài sản vô giá của dân tộc. Lúc sinh thời Bác Hồ đã nói “Dân giàu thì nước mạnh, mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khoẻ góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Những năm qua Đảng chỉ đạo ngành văn hóa TDTT phải thực hiện việc đưa TDTT về cơ sở là nhiệm vụ hàng đầu, trong đó phải nói tới cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện TDTT theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Ngày nay trong giai đoạn đất nước ngày một phát triển, từng bước tiếp cận nền văn minh của châu lục và thế giới thì vai trò của thế hệ trẻ ngày càng được khẳng định, họ chính là chủ nhân tương lai của cả nước sau này, trong đó lực lượng học sinh , sinh viên là nòng cốt. Do đó, TDTT trong trường học là bộ phận quan trọng của TDTT xã hội, thực hiện chức năng GDTC cho thế hệ trẻ vốn có 3 Chơi Cờ Vua có tác dụng phát triển tư duy logic, luyện trí thông minh, giáo dục những phẩm chất tốt đẹp như: tính tổ chức kỷ luật, kiên cường, bình tĩnh, óc sáng tạo, biết phân tích, tổng hợp tình hình một cách khách quan và khoa học....... Chơi Cờ Vua, chính là góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện việc trao đổi văn hoá TDTT với các nước trên thế giới. Chơi Cờ là môn thể thao giải trí tao nhã, tạo ra cảm giác sảng khoái của sự sáng tạo và mưu trí, bởi có sự biến hoá kỳ diệu trong mỗi nước cờ, mỗi thế biến. Trong quá trình công tác của mình, tôi nhận thấy ở địa phương thời tiết chỉ có 2 mùa: mùa mưa và mùa nắng. Vào mùa mưa chúng tôi không thể thực hiện các tiết dạy ngoài trời do Trường chưa có phòng đa chức năng cho học sinh tập, mỗi khi trời mưa chúng tôi thường cho các em ngồi trong lớp chơi một số trò chơi đơn giản, hoặc tập một số động tác thể dục cơ bản làm cho học sinh không có hứng thú học tập. Nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để tôi đưa môn Cờ Vua vào giảng dạy. Nên nay tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài.“Đưa môn cờ vua vào thay thế các tiết thể dục khi trời mưa trong trường Tiểu học”. Đây là kinh nghiệm về việc xây dựng kế hoạch, cách thức tổ chức giảng dạy môn cờ vua ở các tiết thể dục khi trời mưa tại trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp giáo viên xây dựng được kế hoạch dạy khoa học, hợp lý, có hiệu quả để thay thế các nội dung ở môn Thể dục khi gặp thời tiết mưa. Để từ đó tạo được hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn, phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. 3. Đối tượng nghiên cứu: * Đối tượng: Là các tiết thể dục ở các khối 2, 3, 4, 5 của trường Tiểu học Ea Bông khi vào mùa mưa, học sinh không thể tham gia ngoài trời. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 5 * Phương pháp luyện tập: Giải các thế cờ theo chủ đề đã được chọn lựa riêng nhằm tạo ra những kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn. * Phương pháp trò chơi: Chơi với bạn cùng nhóm những thế cờ đang học hoặc trích đoạn của ván đấu, thi giải cờ thế. * Phương pháp thi đấu: Thi đấu với bạn cùng nhóm, thi đấu nhiều bàn cùng lúc thi đấu hạn chế thời gian. * Phương pháp phân tích ván đấu và các thế cờ điển hình: Nghiên cứu các ván đấu của các đại kiện tướng, phân tích các ván đấu trong học tập, phân tích các tình thế điển hình trong khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.... II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này rất phức tạp đến mức thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ. Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách 7 chưa hiểu hết lợi ích của bộ môn cờ vua nên không cho con em đi tham gia đội cờ vua của trường, đây cũng là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến những thành tích của nhà trường. 2.3. Mặt mạnh – Mặt yếu. Trong quá trình giảng dạy cho các em thì các em cảm thấy rất hứng thú, các em rất hăng hái tìm tòi học hỏi những điều chưa biết về bộ môn. Song bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định, vì điểm trường thuộc vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số chiếm 100%. Về phong tục tập quán còn nhiều hạn chế trình độ dân trí còn thấp nên ảnh hưởng không ít về vấn đề giáo dục cho học sinh. 2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động * Nguyên nhân thành công - Có kế hoạch chu đáo cho việc thực hiện đề tài. - Có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. * Nguyên nhân hạn chế - Bản thân còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức. - Trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu. - Các em đến trường muộn nên có một số em đi học không đúng độ tuổi dẫn đến tự ti, mặc cảm và xấu hổ nên chưa tích cực tham gia tập luyện môn cờ vua cùng bạn bè. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra - Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy, những thành công và hạn chế khi áp dụng đề tài đã và chưa đạt được trên, tôi thiết nghĩ làm sao để nền kinh tế ngày một phát triển đi lên, làm sao để dân trí dân tộc ngày càng cao để những thế hệ con em học sinh học tập ngày càng tốt hơn đó là một vấn để nan giải mà toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đang cùng nỗ lực, cố gắng, trong đó vai trò của ngành giáo dục là vô cùng quan trọng nhằm giúp các em hoàn thiện mình, không những về trí tuệ mà cả về thể chất, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. 9 thì học sinh sẽ nâng cao được năng lực tự nghiên cứu - một yêu cầu không thể thiếu được trong quá trình học tập và giảng dạy. * Trình tự giảng dạy trong Cờ Vua Để xác định trình tự giảng dạy trong Cờ Vua, cần phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, thời gian và đối tượng giảng dạy mà đưa ra nội dung cho phù hợp. Thông thường, nội dung giảng dạy trong Cờ Vua được sắp xếp theo trình tự như sau: 1. Bàn cờ, quân cờ: Cấu tạo bàn cờ, vị trí ban đầu của các quân cờ, những chỉ dẫn để sắp xếp một bàn cờ đúng luật.... 2. Các nhân tố trên bàn cờ: Tên gọi ô cờ, hàng ngang, cột dọc, đường chéo, trung tâm, trung tâm mở rộng, cột mở .... 3. Luật di chuyển quân, các hình thức ăn quân: Xe, Hậu, Tượng, Mã, Vua, Tốt, các nước đi đặc biệt.... 4. Kết thúc ván cờ: Thường bắt đầu từ nước chiếu Vua, cách chống đỡ khi Vua bị chiếu, các tình huống thắng và hoà cờ.... 5. Các thuật ngữ trong Cờ vua: Cần phải giới thiệu các khái niệm, các thuật ngữ mang tính đặc thù như: Chiếu vĩnh viễn, mát, pát, temp, chiến thuật, chiến lược. 6. Ký hiệu và cách ghi chép trong Cờ vua: Các ký hiệu thông dụng, cách ghi chép biên bản ngắn gọn và đầy đủ .... 7. Giá trị tương đối của các quân: Ở đây cần đưa ra các khái niệm hy sinh hay thí quân, các vấn đề về đổi quân trong các giai đoạn ván đấu. 8. Cấu trúc ván cờ: Giới thiệu cho người học nắm được các giai đoạn của ván cờ: Khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc. 9. Tàn cuộc: Là vấn đề then chốt trong quá trình giảng dạy Cờ Vua. Cần phải bắt đầu giảng dạy từ tàn cuộc kỹ thuật đến tàn cuộc chiến thuật - chiến lược. Với tàn cuộc chiến thuật - chiến lược thì bắt đầu bằng tàn cuộc Tốt sau đó đến tàn cuộc Hậu, Xe, Tượng, Mã .... 11 - Bước 6: Xây dựng chương trình: Là quá trình phân bố chi tiết nội dung công việc theo thời gian với các phương tiện, biện pháp và phương pháp đủ đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và yêu cầu đã định. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng kế hoạch trên vào giảng dạy thay thế những tiết thể dục khi trời mưa, hoặc vào những lúc thời gian rảnh. Vào đầu năm học kì I năm học 2015-2016. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy các các em rất thích, tỏ ra chăm chú, hăng say học tập, tìm tòi, phát huy những kiến thức mình học tập, chỉ mới học những tiết đầu các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về môn cờ vua. Một số hình ảnh hoạt động môn cờ vua 3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp Vì thời tiết mỗi năm khác nhau nên kế hoạch cũng mang tinh chất tương đối, giáo viên cần phải linh động trong tổ chức giảng dạy cho học sinh. 13
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_dua_mon_co_vua_vao_thay_the_cac_tiet_t.doc