Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh từ Lớp 3 đến Lớp 5 nghe một cách hiệu quả

doc 24 trang sangkienlop3 18/02/2024 1530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh từ Lớp 3 đến Lớp 5 nghe một cách hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh từ Lớp 3 đến Lớp 5 nghe một cách hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh từ Lớp 3 đến Lớp 5 nghe một cách hiệu quả
 UBND HUYỆN THANH TRÌ
 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGŨ HIỆP
 ***************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Một số biện pháp hướng dẫn học sinh 
 nghe Tiếng Anh một cách hiệu quả ở 
 trường tiểu học.
 Lĩnh vực/môn : Tiếng Anh
 Cấp học : Tiểu học
 Tác giả : Nguyễn Văn Kiên
 Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Ngũ Hiệp
 Chức vụ : Giáo viên
 NĂM HỌC 2021 - 2022 3
 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
 Chúng ta đang sống trong thế kỷ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ 
cùng với xu hướng hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong đó ngoại ngữ - 
Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ có vai trò như một phương tiện tích 
cực hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nước 
nhà. Vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn Tiếng Anh 
nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp giáo dục 
hiện nay. Và điều đó đặc biệt chú trọng hơn cho các đối tượng là học sinh ở bậc 
tiểu học - người mới bắt đầu tiếp cận với ngoại ngữ.
 Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Để đạt 
được hiệu quả trong giao tiếp bằng Tiếng Anh, ta phải nghe hiểu được những gì 
người khác nói. Nhưng trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nghe là một kỹ 
năng yếu nhất và học sinh “sợ” học nhất trong bốn kỹ năng. Điều này đã làm tôi 
băn khoăn, trăn trở trong việc dạy học môn Tiếng Anh. Làm thế nào để các em 
học sinh luôn thấy học Tiếng Anh thật dễ? Làm thế nào để mỗi tiết học Tiếng 
Anh luôn sôi nổi, mang lại tâm lý nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn hiệu quả?
 Đối với học sinh tiểu học, các bài dạy kỹ năng nghe không tách riêng một 
tiết mà được dạy xen vào cùng các kỹ năng khác như kỹ năng viết hay kỹ năng 
nói. Với học sinh lớp 3 thì việc dạy và học kỹ năng nghe dường như dễ dàng 
hơn vì đây là năm đầu tiên các em làm quen với môn Tiếng Anh, vốn từ vựng và 
mẫu câu chưa nhiều, nội dung các bài nghe rất nhẹ nhàng, ngắn gọn nên các em 
nghe và “bắt” tương đối tốt. Nhưng khi lên lớp 4 và 5 khi vốn từ vựng và mẫu 
câu đã phong phú hơn thì nội dung các bài nghe đã dài và khó hơn nên các em 
đã bắt đầu gặp khó khăn và “nản” khi học kỹ năng nghe. Trong khuôn khổ bài 
viết này, tôi xin được tập trung và nêu một số phương pháp hướng dẫn học sinh 
nghe ở các khối lớp.
 Trong quá trình giảng dạy nhiều năm, sau những lần dự giờ của đồng 
nghiệp và nhất là sau khi đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã nghiên cứu, tìm 
tòi, học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân trong việc “Hướng dẫn 5
 PHẦN 2: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
 Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới được 16 năm. 
(năm 2006). Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế, cánh cửa thế giới chưa bao giờ 
rộng mở với chúng ta như hiện nay. Nhưng một trong những rào cản lớn nhất 
của chúng ta là khả năng sử dụng ngoại ngữ, mà đặc biệt là Tiếng Anh, thứ ngôn 
ngữ được coi như quốc tế ngữ, ngôn ngữ chính được sử dụng trong tất cả các sự 
kiện lớn. Điểm yếu này làm chậm quá trình hội nhập của chúng ta, làm giảm khả 
năng cạnh tranh của chúng ta. Vì vậy, việc xây dựng được một phương pháp dạy 
học mới cùng với việc sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng công nghệ khoa học 
tiên tiến trong giảng dạy sao cho hiệu quả trong mỗi giờ dạy đã trở lên vô cùng 
quan trọng và cấp bách, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những kiến 
thức, kỹ năng cơ bản về Tiếng Anh để các em tùy theo từng trình độ có thể sử 
dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp đơn giản dưới dạng: Nghe - nói - đọc 
- viết.
 Điều 24 - Luật giáo dục viết: “Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học. Bồi 
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; 
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Muốn 
vậy, giáo viên phải đổi mới cách dạy, là người tổ chức, hướng dẫn chỉ đạo để 
học sinh tự tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh tri thức.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thuận lợi.
 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc dạy và học môn Tiếng Anh ở 
trường tôi hiện có một số điều kiện thuận lợi như sau:
 - Nhà trường đã trang bị cho chúng tôi thiết bị dạy học (đài, băng đĩa, 
tranh ảnh) và sách tham khảo tương đối đầy đủ.
 - Học sinh được học môn Tiếng Anh ở phòng chuyên biệt. Ở đó được 
trang trí tranh, ảnh, đồ dùng đúng với không khí học Tiếng Anh. 7
 - Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra và “bắt” được từ 
mới mà các em biết.
 Vào đầu năm học 2020 - 2021, tôi đã tiến hành khảo sát để nắm được tâm 
lý và sở thích của các em học sinh lớp 4. Từ đó tôi có cơ sở để xây dựng kế 
hoạch cụ thể. Kết quả tôi thu được như sau:
 TRONG BỐN KỸ NĂNG: NGHE, NÓI, ĐỌC, VIẾT,
 EM THÍCH HỌC KỸ NĂNG NÀO NHẤT ?
 KHỐI 3, 4, 5 ( Tổng số 687)
 Số học sinh Tỉ lệ %
 Nghe 48 6,7%
 Nói 231 33,3%
 Đọc 231 33,3%
 Viết 177 26,7%
 Qua kết quả khảo sát trên và qua hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy môn 
Tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi hiểu rằng các em không thích học kỹ năng nghe 
nhất vì nó khó nhất và ít được chơi trò chơi nhất trong 4 kỹ năng. Điều đó khiến 
tôi băn khoăn, suy nghĩ khá nhiều và đã đưa ra hướng thiết kế bài dạy cho phù 
hợp, giúp các em khắc phục khó khăn khi nghe và nghe một cách hiệu quả.
 Đứng trước những vấn đề nêu trên, làm thế nào để chất lượng môn học 
của các em đạt kết quả tốt nhất? Làm thế nào để các em hình thành và phát triển 
kỹ năng học tập một cách toàn diện nhất? Đó luôn là nỗi lo âu, trăn trở, những 
suy nghĩ không phải của riêng tôi mà là của cả đội ngũ giáo viên – những người 
sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục.
3. Một số biện pháp để hướng dẫn học sinh nghe một cách hiệu quả:
 Cấu trúc một bài dạy Tiếng Anh thường bao gồm các hoạt động để phát 
triển đồng thời 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết một cách đúng hướng và toàn 
diện. Thế nên, khi dạy các em kỹ năng nghe, ta phải dạy các em nghe theo nhiều 
cách khác nhau. Một số kỹ năng phụ liên quan đến nghe là: 9
hướng dẫn, tổ chức, gợi mở của người giáo viên. Chính vì lý do này mà việc 
hướng dẫn nghe, hay chính là giai đoạn “Pre _ listening” là giai đoạn rất quan 
trọng trong việc dạy kỹ năng nghe.
 Tôi đã có một quá trình áp dụng các phương pháp trong việc hướng dẫn 
học sinh nghe. Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp đã đem lại hiệu quả 
cho tôi và học sinh trong việc dạy và học kỹ năng nghe:
 a) Kết nối, dẫn dắt học sinh chuyển từ các kỹ năng khác sang kỹ năng 
nghe một cách nhẹ nhàng, mềm mại.
 Giáo viên khéo léo thu hút dẫn dắt học sinh chuyển sang kĩ năng nghe
 Như đã nói ở trên, kỹ năng nghe ở cấp tiểu học không được dạy riêng 
thành 1 tiết như ở các cấp trên mà được dạy xen cùng với các kỹ năng khác. Vì 
vậy, muốn thu hút được học sinh, người giáo viên cũng cần phải biết dẫn dắt các 
em một cách khéo léo, tránh chuyển kỹ năng một cách đột ngột, gây “hụt hẫng” 
cho các em, khiến các em không tập trung được vào bài nghe. Như vậy việc 
nghe sẽ kém hiệu quả. 11
 Giáo viên đưa ra một tỡnh huống để thu hút trẻ
 Học sinh tiểu học vốn hiếu động, thích “học và chơi”, nên việc tạo ra tình 
huống của một bài nghe trước khi cho học sinh nghe sẽ khiến cho các em có 
cảm giác như mình đang được chơi, đang được giúp đỡ một người bạn chứ 
không phải đang học nghe. Điều này sẽ tạo cho các em một tâm thế thoải mái để 
việc nghe đạt được hiệu quả tốt nhất. Ví dụ như thay vì nói “Các em hãy nghe 
và đánh số thứ tự đúng vào các bức tranh”, giáo viên có thể tạo một tình huống 
cho phần nghe của Unit 5 _ Section B3 như sau: “Các bạn của chúng mình đang 
nói về môn học yêu thích của các bạn đó nhưng không biết các bạn sẽ nhắc đến 
môn học nào trước. Các con có muốn nghe xem môn nào sẽ được nói đến trước 
không?” Như thế học sinh sẽ hào hứng nghe vì lời dẫn dắt trên của giáo viên 
như một “câu đố” và học sinh sẽ sẵn sàng “giải đố”.
 d) Tạo cho học sinh nếp học tập đối với giờ học nghe: chỉ bật băng cho 
học sinh nghe khi lớp học trật tự và học sinh thật sự tập trung. Giáo viên phải 
biết cách gây chú ý cho học sinh bằng các câu lệnh rõ ràng, dứt khoát. Ví dụ 
“Are you ready?”; “Listen and Check”; “Listen and number”. Hơn nữa, giọng 
điệu của giáo viên khi ra lệnh cũng phải thu hút và gây hứng thú đối với học 
sinh. 13
 Giáo viên tạo điều kiện tối ưu nhất cho tất cả đối tượng học sinh
 Trong thực tế, mỗi lớp học đều có nhiều đối tượng học sinh: giỏi, khá, 
trung bình, yếu. Các em học sinh giỏi và khá thường tích cực tham gia vào bài 
học và nắm bắt kiến thức nhanh hơn. Ngược lại, những em học sinh học kém 
đều có đặc điểm giống nhau là thu mình, ngại học, thậm chí có một số em hiếu 
động, ý thức kém còn làm việc riêng, nói chuyện làm ảnh hưởng đến các em học 
sinh khác. Do đó, giáo viên phải biết tổ chức lớp học sao cho khi bước vào giai 
đoạn “While _ listening” có thể hấp dẫn được tất cả các đối tượng học sinh tập 
trung vào bài nghe và nghe một cách hiệu quả nhất. Ở phần này, tôi thường áp 
dụng phương pháp cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm hiểu về nội 
dung các bức tranh liên quan đến bài sắp nghe. Tiếp đó, vẫn những cặp và nhóm 
đó, tôi khuyến khích các em thi đua xem cặp nào, nhóm nào nghe đúng và nhanh 
nhất. Trong 1 hoặc 2 lần đầu, các em học sinh kém trong các cặp, nhóm có thể 
chưa nghe được mà chỉ “hùa” theo kết quả của bạn mình. Nhưng qua nhiều lần 
thi đua như vậy, xuất phát từ tâm lý lứa tuổi, các em thường sợ nhóm khác 
nhanh hơn và chiến thắng nên các em sẽ tự mình cố gắng tập trung để nghe đạt 15
 PHẦN 3: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGH
3.1. Kết luận.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc “hướng dẫn học sinh 
từ lớp 3 đến lớp 5 nghe một cách có hiệu quả” mà tôi đã đúc kết được trong 
quá trình học hỏi, tham khảo, nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy với chính 
học sinh của mình. Đây chỉ là các kinh nghiệm chủ quan của bản thân mà tôi xin 
mạnh dạn trình bày. Có thể còn nhiều các phương pháp, kinh nghiệm hay hơn, 
tốt hơn và để đạt được kết quả cao nhất, người giáo viên cần phải thử các phư-
ơng pháp khác nhau để tìm ra phương pháp phù hợp nhất đối với đối tượng học 
sinh của mình.
3.2. Khuyến nghị
 Bài viết nhỏ này là nơi tôi gửi gắm rất nhiều tâm huyết sau nhiều năm 
đứng trên bục giảng. Tôi cũng biết kinh nghiệm tích luỹ chưa nhiều vì thế không 
tránh khỏi sai sót, thiếu hụt của tuổi đời, tuổi nghề. Nhưng với sự cầu tiến, tôi rất 
mong nhận được sự đóng góp ý kiến, giúp đỡ chỉ bảo của các nhà giáo giàu kinh 
nghiệm lớp trước, của các bạn đồng nghiệp để chúng ta có thể đạt được mục tiêu 
đào tạo nên những công dân tương lai có đầy đủ Đức - Trí - Thể - Mỹ, góp phần 
làm cho sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày càng hoàn thiện hơn một cách nói 
chung và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh một cách nói riêng.
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm 
 đây là sáng kiến do tôi viết, không sao 
 chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào.
 Thanh trì, ngày 26 tháng 04 năm 2022.
 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
 ĐƠN VỊ
 Nguyễn Văn Kiên

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tu_lop_3_den_lop_5.doc