Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây

docx 13 trang sangkienlop3 22/11/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số biện pháp giúp học sinh khối 3 nâng cao hiệu 
 quả môn nhảy dây”
 Lĩnh vực / Môn : Thể dục 
 Cấp học : Tiểu học
 NĂM HỌC: 2016 – 2017 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước luôn đặt 
trọng tâm giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục Tiểu học của nước ta đang thực 
hiện những đổi mới đồng bộ và toàn diện nhằm góp phần tạo những con người lao 
động tự chủ, năng động. Xuất phát từ thực tiễn giáo dục, môn Thể dục được coi 
trọng, thể hiện ở sự đầu tư của ngành giáo dục và đào tạo trong việc biên soạn, đổi 
mới sách giáo khoa và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chuyên trách. 
Nhất là đối với những trường thuộc mô hình học 2 buổi/ ngày.
 Nâng cao đức - trí - thể - mỹ cho con người là vấn đề vô cùng quan trọng trong 
sự nghiệp phát triển toàn diện của xã hội và tiền đề của những yếu tố đó là sức khỏe.
 Nhận thức được việc rèn luyện cho học sinh có sức khoẻ rất quan trọng. Vì vậy 
giáo dục Thể dục cần phải nâng cao chất lượng dạy học. Môn Thể dục nói chung và 
môn nhảy dây nói riêng là môn học không thể thiếu trong giáo dục toàn diện cho các 
em.
 Từ những năm 2000 trở về trước, chất lượng giáo dục chưa phát triển theo kịp 
tiến độ khoa học kĩ thuật và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
 Vì vậy Bộ giáo dục & đào tạo quyết định tiến hành đổi mới chương trình, 
phương pháp dạy và học môn Thể dục nói chung nhằm phát huy tính tích cực cho 
học sinh.
 Từ thực trạng nêu trên, bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học 
sinh khối 3 nâng cao hiệu quả môn nhảy dây” để nghiên cứu, thực hiện.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lí luận.
 Giáo dục thể chất là một hình thức giáo dục chuyên biệt cùng với các hoạt động 
giáo dục khác(đạo đức, thẩm mĩ..), góp phần giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, thực 
hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.Mục tiêu giáo dục thể chất trong 
nhà trường tiểu học nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe, cung cấp những kiến thức cơ 
bản về vệ sinh cơ thể, môi trường,...hình thành thói quen tập luyện, biết thực hiện 
một số động tác cơ bản thể dục thể thao, trò chơi vận động,..tạo nên môi trường phát 
triển tự nhiên của trẻ em, gây được không khí vui tươi, lành mạnh, nhanh nhẹn, mạnh 
dạn, dũng cảm,...Thông qua giảng dạy thể dục bồi dưỡng cho học sinh những tư 
tưởng, tình cảm tốt đẹp theo”Năm điều Bác Hồ dạy”như “Yêu Tổ quốc, yêu đồng 
bào-Đoàn kết tốt-Khiêm tốn thật thà dũng cảm”và làm cho học sinh biết vận dụng 
những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.Giáo dục thể 
chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưõng nhân tài thể dục thể thao 
cho đất nước.Vậy để học sinh yêu thích và học tốt môn nhảy dây với vai trò là người 
giáo viên chuyên thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp - Học sinh vận động tập luyện ít không phát huy tính tích cực tốt, 
ngoài 2 tiết học ở trường các em về nhà không tập luyện thêm do đó chưa nâng cao 
kết quả học tập từ đó các em không ham thích học môn nhảy dây.
 - Dụng cụ tập luyện đôi khi còn thiếu do các em quên, nhà thể chất 
còn bé cho nên chưa đáp đủ nhu cầu cho các em.
 - Trang phục cho các em còn hạn chế như: Giày.Do đó không 
phục vụ tốt cho luyện tập môn nhảy dây.
 - Học sinh Tiểu học đang tuổi ăn, tuổi chơi, các hoạt động vui chơi, 
học tập, đều mang tính chất trẻ con. Vì vậy chúng ta phải tạo cho các em mọi điều 
kiện vui chơi giải trí để các em ham thích. Từ đó các em có lòng tin ở bản thân mà 
cố gắng học tập, tạo nên thói quen luyện tập hàng ngày dần dần các em sẽ ham thích 
học môn nhảy dây.
 4. Các biện pháp tiến hành
 *Biện pháp 1: Tổ chức cho học sinh nhiều trò chơi, kết hợp tổ chức các hoạt 
động dạy học phong phú, phù hợp với học sinh.
 - Tổ chức cho học sinh chơi nhiều trò chơi.
 Hầu hết các trò chơi vận động được sử dụng trong giáo dục thể chất ở trường 
Tiểu học đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng. Trong quá trình chơi, học 
sinh tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở 
mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ 
của mình, vì vậy tình bạn, lòng nhân ái tinh thần tập thể, được hình thành. Cũng 
trong quá trình chơi, đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, 
tính kỉ luật, sự sáng tạo, để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao góp phần giáo 
dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh.
 Do vậy, giáo viên đã mạnh dạn linh hoạt trong việc tổ chức cho học sinh chơi 
nhiều trò chơi và chủ yếu chơi những trò chơi nghiêng về phát triển thể lực và phản 
xạ nhanh nhẹn cho học sinh.
 Ví dụ:
 Trò chơi: “Chạy tiếp sức” nhằm rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, 
tinh thần khẩn trương và khả năng tập trung chú ý rất cao.
 Trò chơi đuổi bắt: Nhằm rèn luyện kĩ năng chạy phát triển sức nhanh, giáo dục 
tính tự giác
 - Tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh
 Ở giữa học kỳ II trong những chương trình học của môn thể dục lớp 3 thì có 
đến một nửa chương trình học sinh chủ yếu tập bài phát triển chung lớp 3. Tôi thấy 
thời gian tập bài thể dục của các em rất nhiều mà nội dung thì cứ lặp đi lặp lại. Chính 
vì vậy mà tôi mạnh dạn linh hoạt trong việc cải tiến nội dung và kết hợp việc tổ chức 
các hoạt động dạy học phong phú, phù hợp với học sinh bằng cách đẩy nội dung tập 
luyện thêm phần nhảy dây lên. Chủ yếu giáo viên cho các em tập luyện theo nhóm 
hoặc tổ. Và giáo viên hướng dẫn cho các em tập các nội dung tập nhảy dây và yêu dẫn của GV.
 b. Kỹ năng
 - HS nắm được kỹ thuật và nâng cao được thành tích nhảy dây.
 - Qua trò chơi rèn luyện cho các em tính kéo léo, nhanh nhẹn.
 c. Thái độ - Hành vi
 - HS nghiêm túc trật tự, tác phong nhanh nhẹn, tính tập thể cao
 II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
 - Địa điểm : Nhà thể chất.
 - Phương tiện : Còi, dụng cụ, mỗi 1 HS một dây nhảy cá nhân, 04 
 bóng .
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 ĐL
 Nội dung Phương pháp giảng dạy
 TG SL
 A. Mở đầu 5-7’ ĐH lên lớp 4 hàng ngang
- Tập trung lớp : Cán sự báo cáo sĩ số,
trang phục, hô chúc GV “khoẻ”. GV
chúc HS “khoẻ”.
- GV phổ biến nội dung và yêu cầu
bài học ngắn gọn, đầy đủ, chính xác
 ĐH hàng ngang so le, giãn cách 1 sải 
và dễ hiểu. tay
 GV
- Tập bài TD phát triển chung : 8 1L
động tác. 2x8N          
- Xoay cổ tay, cổ chân, xoay vai, cánh 2x8N
tay, đầu gối, hông.          
           *Biện pháp 3: Chuẩn bị các phương tiện đồ dùng dạy học
 Căn cứ vào mục tiêu của các tiết dạy, tôi chuẩn bị đồ dùng mỗi học sinh một 
dây nhảy, bóng, một số ảnh các nhóm nhảy dây... sao cho phù hợp. Đồ dùng dạy học 
ở buổi học này không đòi hỏi quá cao siêu nhưng không thể thiếu và phải đảm bảo 
tính an toàn. Có như vậy mới cuốn hút, gây hứng thú học tập cho các em. Ví dụ: Đối 
với sau tập luyện có sự thi đua giữa các tổ...
 * Biện pháp 4: Sáng tạo phần thưởng cho học sinh
 Phần thưởng rất có tác dụng trong công tác giáo dục. Ngoài việc khích lệ tinh 
thần học tập và rèn luyện của học sinh còn tạo ra không khí thi đua sôi nổi trong lớp 
học, ở các tiết dạy này chủ yếu là tổ chức các hoạt động mang tính thi đua nhẹ nhàng, 
thoải mái. Sau mỗi cuộc thi tôi thường tổng kết tuyên dương trước lớp nhất là được 
tặng 1 phần thưởng để trao tặng ngay sau mỗi tiết học thì các em rất hứng thú. Vì 
vậy tôi đã sáng tạo một số phần thưởng như sau:
 + Phần thưởng trong các tiết học: Quả cầu chinh, dây nhảy với những phần 
thưởng này các em có thể tập luyện ở nhà hoặc những giờ ra chơi ở trường học.
 + Phần thưởng sau mỗi học kỳ: Sau mỗi học kỳ tổng kết số lượng phần thưởng 
của học sinh em nào đạt được nhiều giải thưởng trong các tiết học sẽ được trao giải 
đặc biệt của học kỳ và đề nghị được nhận thưởng cuối năm học.
 Đề xuất của biện pháp : Mua phần thưởng và trao cho các em đạt được nhiều 
thành tích, đó là những em chăm chỉ học tập có nhiều thành tích, thể hiện tài năng ở 
nhiều mặt: đá bóng, đá cầu, chơi trò chơi, đồng diễn dành giải nhất, nhì bài thể 
dục và những em đạt giải thưởng trong các cuộc thi “ Hội khoẻ phù Đổng” cấp 
trường và các hoạt động thể thao do huyện và thành phố tổ chức.
 * Biện pháp 5: Không ngừng rèn luyện kỹ năng chuyên môn, trau dồi kiến 
thức.
 Để thực hiện tốt các biện pháp trên, ngoài giờ lên lớp tôi còn thường xuyên rèn 
luyện kỹ năng nhiệm vụ như: Luyện đọc, luyện nói, luyện tập các môn Thể dục thể 
thao. Đồng thời học hỏi, tham khảo phương pháp dạy của đồng nghiệp và phương 
pháp dạy học một số nước khác. Tôi còn thường xuyên theo dõi các phương tiện 
thông tin đại chúng và tìm hiểu các môn thể dục Thể thao và sưu tầm tranh ảnh các 
cầu thủ, các vận động viên Thể dục thể thao để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
 Trên đây chỉ là một vài biện pháp nhằm dạy tốt môn thể dục mà tôi đã áp dụng 
và đem lại hiệu quả nhất định trong thực tế giảng dạy của mình. Các biện pháp này 
luôn được tôi sử dụng và kết hợp chặt chẽ. Nó có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, cùng 
hướng vào mục đích nâng cao chất lượng dạy và hiệu quả học môn thể dục nói chung 
và tăng cường thể dục nói riêng. Bởi vì, muốn sắp xếp được chương trình hợp lý 
trước hết người giáo viên cần nắm rõ nội dung của kế hoạch dạy học. Từ đó đề ra 
mục tiêu cho từng tiết dạy học và thể hiện thành những trang giáo án nghiêm túc. 
Bên cạnh đó, chuẩn bị tốt các phương tiện đồ dùng dạy học và sáng tạo phần thưởng 
cho học sinh giúp cho việc thực hiện các nội dung đa dự định một cách có hiệu quả. 
 P
 A
 G
 E 
 1
 5 -Ở lớp:
 + Học sinh tập trung chú ý nắm kiến thức kĩ năng nhảy dây.
 + Chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫn tập luyện của giáo viên.
 + Học sinh tập luyện ở tổ nhóm phải biết sửa sai theo hướng dẫn của cán sự 
hay tổ trưởng.
 5. Kết quả đạt được.
 Với các biện pháp nêu trên, qua thời gian học vừa qua tôi đã đạt được kết quả 
khả quan thông qua bảng số liệu sau:
 BẢNG 1: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRƯỚC KHI SỬ DỤNG
 BIỆN PHÁP.
 STT LỚP SĨ SỐ HOÀN THÀNH TỐT CHƯA HOÀN THÀNH
 1 3A 61 19 = 31% 42 = 69%
 2 3B 51 16 = 31% 35 = 69%
 3 3C 45 12 = 27% 33 = 73%
 4 3D 41 11 = 27% 30 = 73%
 BẢNG 2: KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU KHI SỬ DỤNG BIỆN PHÁP.
 STT LỚP SĨ SỐ HOÀN THÀNH TỐT CHƯA HOÀN THÀNH
 1 3A 61 58 = 95% 3 = 5%
 2 3B 51 50 = 98% 1 = 2%
 3 3C 45 42 = 93% 3 = 7%
 4 3D 41 39 = 95% 2 = 5%
 Nhìn vào hai bảng số liệu trên ta có thể thấy sau khi áp dụng các biện pháp nêu 
trên như sau:
 - Học sinh yêu thích học phân môn nhảy dây hơn: Không có học 
sinh nào không biết phối hợp kỹ thuật nhảy dây kiểu chụm hai chân trừ những học 
sinh khuyết tật ở các lớp.
 P
 A
 G
 E 
 1
 5

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_khoi_3.docx