Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh Khối 3, 4, 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh Khối 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh Khối 3, 4, 5
Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ MỤC LỤC TT Nội dung đề mục Trang 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 3 2 1. Lý do chọn đề tài 3 3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4 4 3. Đối tượng nghiên cứu 4 5 4. Phạm vi nghiên cứu 4 6 5. Phương pháp nghiên cứu 4 7 II. PHẦN NỘI DUNG 5 8 1.Cơ sở lí luận 5 9 2.Thực trạng 5 10 3. Giải pháp, biện pháp 8 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 11 20 đề nghiên cứu 12 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21 13 1. Kết luận 21 14 2. Kiến nghị 22 15 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 23 16 PHỤ LỤC 24 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ a. Mục tiêu Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra cho giáo viên phụ trách Câu lạc bộ các phương pháp tổ chức, quản lý, xây dựng hoạt động của Câu lạc bộ và Ban giám hiệu Nhà trường nhìn thấy được lợi ích đem lại từ việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Hoạt động của các Câu lạc bộ trong nhà trường hiện nay là một trong những loại hình hoạt động nhằm góp phần đổi mới PPDH phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Việc tổ chức Câu lạc bộ tiếng Anh là tạo môi trường thực tiễn trong việc dạy và học tiếng Anh cho học sinh tiểu học, kích thích hứng thú học ngoại ngữ cho các em thông qua các hoạt động bổ ích dưới sự quản lý và hướng dẫn của giáo viên, tạo được hứng thú để thu hút sự tham gia của học sinh, luôn tìm tòi, sáng tạo, hướng dẫn và động viên các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh; tạo cho học sinh quyền nghỉ ngơi, giải trí tích cực, giáo dục, giúp các em nâng cao hiểu biết, tạo môi trường để các em rèn luyện đạo đức, phát triển kỹ năng sống góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt. b. Nhiệm vụ - Chỉ ra định hướng lập kế hoạch thành lập CLB với sự tham mưu của lãnh đạo nhà trường. - Các công tác chuẩn bị cho hoạt động: Xây dựng đề án nhân sự; Phổ biến và thu hút học sinh tham gia; Chuẩn bị mẫu đơn đăng kí; Bảng tên cho thành viên; Tìm kiếm nguồn kinh phí. - Xây dựng chương trình hoạt động chung và cụ thể cho từng tuần. - Soạn thảo các nội dung sinh hoạt ngoài giờ lên lớp. 3. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ, xã Dur Kmăl, Krông Ana, Đăk Lăk. 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Thành viên Câu lạc bộ tiếng Anh là học sinh lớp 3, 4, 5 trường TH Hoàng Văn Thụ, năm học 2015 – 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thực nghiệm sư phạm; - Phương pháp trực quan; - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách vở; - Phương pháp trò chơi học tập; - Phương pháp tổ chức hoạt động NGLL. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Lịch sử đã chỉ ra và chứng minh cho chúng ta thấy rằng loài người đã biết tổ chức sinh hoạt cộng đồng theo nhóm, theo tộc đã từ lâu đời. Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế chỉ ra rằng sự hợp tác trong nhóm mang lại năng suất Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 4 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ - Kinh phí chi cho hoạt động của Câu lạc bộ còn hạn chế nên việc tổ chức các hoạt động chưa được như kế hoạch đã đề ra. 2.2. Thành công, hạn chế * Thành công: - Chất lượng đại trà bộ môn tương đối tốt, chất lượng học sinh tăng rõ rệt theo từng năm học. - Học sinh tham gia thi tiếng Anh trên mạng và học sinh năng khiếu tiếng Anh đạt kết quả tương đối tốt so với các trường ở vùng đặc biệt khó khăn. * Hạn chế: - Học sinh còn rụt rè, không mạnh dạn, sợ sai và thụ động khi nói tiếng Anh trước các bạn. - Trong khi tham gia các hoạt động của câu lạc bộ còn chờ và ỷ lại vào giáo viên hướng dẫn. - Học sinh tiểu học chưa có thói quen quan sát và nhận xét sự vật hiện tượng xung quanh. - Kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: - Giáo viên biết khắc phục khó khăn của nhà trường, hiểu và nắm bắt tâm lý học sinh; biết cách lên kế hoạch hoạt động và có khả năng tổ chức các hoạt động NGLL phù hợp với học sinh tiểu học. - Học sinh yêu thích, hứng thú với môn học, dành thời gian rèn luyện kĩ năng tiếng Anh tại nhà. * Mặt yếu: - Do còn hiếu động, một số học sinh chưa nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách. Khi tham gia các hoạt động ngoại khóa còn khó kiểm soát, một số em chưa tự tin, tích cực thể hiện mình. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Từ năm học 2012 – 2013 đến nay, tôi được phân công giảng dạy môn tiếng Anh tại trường TH Hoàng Văn Thụ, tôi thấy việc học tập bộ môn này của các em chưa thật sự sôi nổi, chưa yêu thích môn học, rất nhiều học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, các em nhút nhát, rụt rè, chưa mạnh dạn, một số học sinh không có đầy đủ sách vở nên các em không đủ tự tin khi vào tiết học, những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc học tiếng Anh. Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học vẫn còn ở lứa tuổi “mải chơi”, các em chưa tập trung nhiều đến việc học nên việc ôn lại kiến thức ở nhà là rất ít; môi trường phát triển kỹ năng tiếng Anh là hoàn toàn không có, nhiều bậc phụ huynh do điều kiện còn hạn chế nên việc giúp đỡ các em trong quá trình học tập bộ môn này còn rất khó khăn. Vì vậy, thông qua việc sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh, những khó Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 6 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn cần nắm vững kiến thức ở các bộ môn liên quan như: Tâm lý học lứa tuổi, giáo dục đại cương, khoa học tự nhiên và đặc biệt là kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng hoạt náo và cực kì sáng tạo, linh hoạt. Để thành công trong việc nghiên cứu đề tài này, người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh, khả năng nhận thức, tư duy và những mong muốn của các em. Cần cho những hoạt động sinh hoạt phù hợp, tổ chức linh hoạt và khơi dậy được niềm đam mê của các em. Luôn tạo được hứng thú và tự tin cho học sinh khi tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ. Do đó, dựa vào kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và việc tìm tòi, học hỏi hoạt động của các Trung tâm Anh ngữ tôi nhận thấy nhiệm vụ quan trọng của mình là “phải” xây dựng được một sân chơi tiếng Anh lành mạnh, bổ ích cho học sinh vùng khó khăn để các em có cơ hội phát triển khả năng của mình, được tham gia vào những hoạt động tích cực, được chủ động, được sáng tạo và đam mê không khác gì những em học sinh vùng thuận lợi. Từ đó tôi mạnh dạn xây dựng và thực hiện ý tưởng, rồi áp dụng vào thực tế tại trường TH Hoàng Văn Thụ. Bước đầu còn nhiều khó khăn vì học sinh còn bỡ ngỡ nhưng sau một thời gian làm quen với cách thức sinh hoạt của Câu lạc bộ đã thu được kết quả rất tốt. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp - Để giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cũng như các kỹ năng sống cần có của học sinh tiểu học. - Câu lạc bộ là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ năng hoạt động như: kỹ năng biết lắng nghe và biểu đạt ý kiến tranh luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày ... - Hạn chế được cảm giác lo sợ, ngại ngùng trước đám đông vì sợ nói không đúng, đã tự tin thể hiện mình mà không để ý đến lời chê của bạn. - Qua việc sinh hoạt câu lạc bộ giúp học sinh khám phá thêm về thế giới xung quanh, thêm yêu cuộc sống, yêu gia đình, bạn bè, thầy cô - Giúp học sinh phần nào biểu đạt được tình cảm, cảm xúc của mình với cuộc sống qua hoạt động tự rèn của mình. 3.2. Nội dung và cách thức của giải pháp, biện pháp Để câu lạc bộ được thành lập đầu tiên là cần sự ủng hộ, nhất trí và chỉ đạo của Ban giám hiệu Nhà trường, sự đầu tư của giáo viên bộ môn trong quá trình lên kế hoạch cũng như thực hiện và sự phối hợp của các giáo viên trong Nhà trường. Quá trình thực hiện như sau: a. Lập kế hoạch và Công tác chuẩn bị Ngay từ khi có định hướng thành lập Câu lạc bộ trong năm học tới, giáo viên phụ trách phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể cho câu lạc bộ về cơ cấu nhân sự cũng Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 8 Một số biện pháp tổ chức hoạt động Câu lạc bộ tiếng Anh ở trường TH Hoàng Văn Thụ - Chương trình phải phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, gây hứng thú và kích thích sự sáng tạo, chủ động của học sinh, không lặp lại, rập khuôn gây cảm giác chán nản cho học sinh. - Các hoạt động dành cho học sinh tiểu học cần đưa những kiến thức đến học sinh thông qua các hoạt động mang tính thi đua, vui chơi như các Cuộc thi Rung chuông vàng, Ai nhanh hơn học sinh Tiểu học, thi văn nghệ, kể chuyện bằng tiếng Anh ... Điều quan trọng là biết kết hợp nhịp nhàng giữa việc truyền tải kiến thức và thực hiện hoạt động giải trí lành mạnh cho học sinh. Tuyệt đối không được gây áp lực, bắt buộc học sinh tham gia, ở lứa tuổi này sở thích và đam mê của các em chính là yếu tố quan trong để tạo nên hứng thú và sự chủ động cho học sinh. - Ở mỗi chương trình hoạt động, đựa vào kế hoạch của Nhà trường, đặc thù bộ môn và chủ điểm tháng, giáo viên phụ trách Câu lạc bộ cần xây dựng kế hoạch hoạt động tỉ mỉ, chi tiết, xuyên suốt năm học. Dưới đây là Dự kiến chương trình hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh, trường TH Hoàng Văn Thụ năm học 2015 – 2016 (tham khảo): Thời Phụ Kinh Tuần Các hoạt động chính Mục đích Ghi chú gian trách phí - Viết đơn xin đăng kí tham Đ/c Kinh - Xây dựng cơ Phối hợp với gia CLB; thành lập Nội quy, Huyền phí chi cấu nhân sự cho BGH, GVCN xây dựng chương trình hoạt cho CLB. động. Đ/c Kim hoạt - Luyện tập văn nghệ ra mắt Anh động - Giới thiệu CLB Tháng Câu lạc bộ vào ngày Khai chuyê đến quý CMHS, 8 giảng năm học mới. n Chính quyền địa môn. phương. - Huy động nguồn Kinh phí từ - Tìm kiếm Hội CMHS nhà trường. nguồn quỹ sinh hoạt. - Ra mắt CLB nhân dịp Khai Đ/c Kinh - Giới thiệu rộng Phối hợp với giảng năm học mới. Huyền phí chi rãi đến các bậc BGH, Đoàn + Chuẩn bị bài phát biểu ra cho phụ huynh và các TNCS, Đội. Tuần mắt CLB. hoạt em học sinh. 1 + Biểu diễn các tiết mục văn động Tháng nghệ của các thành viên trong chuyê 9 CLB. n môn. - Thiết kế bảng tên cho các Đ/c - Nâng cao ý Tuần thành viên của Câu lạc bộ. Huyền thức, trách nhiệm 2 của các thành Người thực hiện: Đặng Thị Ngọc Huyền – Trường TH Hoàng Văn Thụ 10
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_cau.doc