Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp học sinh Lớp 3 học tốt từ vựng tiếng Anh

doc 12 trang sangkienlop3 24/02/2024 3350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp học sinh Lớp 3 học tốt từ vựng tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp học sinh Lớp 3 học tốt từ vựng tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số thủ thuật giúp học sinh Lớp 3 học tốt từ vựng tiếng Anh
 I. ĐỀ TÀI: MỘT SỐ THỦ THUẬT GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT 
 TỪ VỰNG TIẾNG ANH.
 II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1. Thực trạng:
 Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với nhiều em học sinh. Buổi 
đầu tiên khi các em học tiếng Anh là các em được làm quen với từ vựng. Chúng 
ta đều biết rằng học từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc 
học ngoại ngữ. Dù ở bất cứ kĩ năng nào: nghe, nói, đọc, viết ta đều cần một vốn 
từ nhất định. Muốn có vốn từ phong phú đó đòi hỏi người học phải có quá trình 
tích lũy lâu dài, phải học và luyện tập thường xuyên. Đối với các em học sinh 
tiểu học điều này rất khó, đối với các em học sinh khối lớp 3 lại càng khó hơn vì 
nhận thức của các em còn hạn chế, các em tiếp thu nhanh, nhớ nhanh nhưng 
cũng chóng quên. Vì vậy, dù cho trong suốt quá trình lên lớp giáo viên cố gắng 
truyền tải kiến thức, từ vựng cho các em nhưng để các em nắm bắt và vận dụng 
tốt cần phải có phương pháp dạy học tích cực để tạo niềm đam mê hứng thú cho 
các em. Hơn thế nữa, bộ môn tiếng Anh là môn học mà không phải phụ huynh 
nào cũng có thể giúp các em tự học ở nhà. Thêm vào đó đa số học sinh của 
trường ở nông thôn, đời sống còn khó khăn, ba mẹ bận bịu công việc, lại thiếu 
phương tiện học tập, thiếu máy cassette, máy vi tính, mạng InternetĐây là 
những vấn đề hết sức khó khăn trong việc học tiếng Anh , đặt biệt là học từ 
vựng của học sinh.
 Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm 
vì đây là lớp học đầu tiên mới làm quen với bộ môn tiếng Anh, đa số học sinh 
chưa biết cách tự học một cách có hiệu quả, các em thường học từ vựng bằng 
cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập 
viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để 
khắc sâu từ vựng và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ 
dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và 
bỏ quên. Thường xuyên diễn ra tình trạng một số học sinh không mang theo 
sách vở và chép bài không đầy đủ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng 
dạy và học bộ môn Tiếng Anh. Vì thế giáo viên cần đặc biệt chú ý đến tâm lý và 
thói quen này của học sinh. Có như thế mới nâng cao được chất lượng giảng 
dạy bộ môn Tiếng Anh. 
 2. Lý do chọn đề tài:
 Thời đại chúng ta đang sống là thời đại văn minh, khoa học công nghệ 
phát triển nhanh, đất nước ta lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho mọi sự 
phát triển và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính vì thế luôn cải tiến chất 
lượng dạy và học để đào tạo nguồn nhân lực con người phục vụ cho công nghiệp 
hóa, hiên đại hóa đất nước. Ngày nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được sử 
dụng trên khắp toàn cầu, nó giúp ta kết nối với bè bạn năm châu, tiếp thu và lĩnh 
hội những tinh hoa văn hóa nhân loại. Vì vậy, bộ môn Tiếng Anh được đưa vào 
giảng dạy ở các trường tiểu học, tuy nhiên hiện nay ở các 
Giáo viên: Văn Thị Mỹ Ý Trường tiểu học Nguyễn Thái Húy
 1 IV. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
 Lớp 3 là lớp học đầu tiên tiếp cận với bộ môn tiếng Anh, trình độ nhận thức 
của đa số các em chưa cao, đa phần chưa có phương pháp học tốt từ vựng. Bởi 
vậy các em chưa nắm vững lượng từ đã học, có nhiều em tiếp thu bài ngay tại 
lớp song chưa có cách tự học tốt ở nhà. Vậy làm thế nào để các em có được một 
vốn sống từ vựng thật vững, có như vậy các em mới có thể rèn luyện và phát 
triển được bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Bốn kỹ năng nghe, 
nói, đọc, viết trong tiếng Anh sẽ không thể nào được rèn luyện và phát triển nếu 
không dựa vào nền tảng của từ vựng. Thật vậy nếu không có số vốn từ cần thiết, 
các em sẽ không nghe được và hệ quả của nó là không nói được, đọc không 
được và viết cũng không xong, cho dù các em có nắm vững mẫu câu. Bất cứ một 
thứ ngôn ngữ nào cũng vậy chúng ta không thể giao tiếp được với nhau nếu 
không có vốn từ vựng. Bởi vì từ vựng là một thành phần không thể thiếu được 
trong ngôn ngữ, nó được sử dụng cho hoạt động giao tiếp. Do vậy, việc nắm 
vững số từ đã học để vận dụng trong giao tiếp là việc làm rất quan trọng. Tuy 
nhiên trên thực tế, một số em học trước quên sau, chưa khắc sâu được lượng từ 
vựng đã học nên trong quá trình học các em không thể giao tiếp tốt được với bạn 
bè .Chính điều này làm cho các em không ham muốn thậm chí rất sợ khi đến giờ 
học tiếng Anh. Các em tỏ ra lơ là trong giờ học, bài vở thì không chép, thường 
xuyên không mang theo sách vở, Trước tình hình thực tế như vậy, là một giáo 
viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh tôi luôn boăn khoăn suy nghĩ tìm 
cách giúp các em có được niềm say mê với môn học và một số cách để các em 
có thể nắm chắc lượng từ vựng đã học, thực hiện tốt việc giao tiếp bằng tiếng 
Anh trong khả năng cho phép của bản thân. Với nỗ lực của giáo viên cùng với 
sự hợp tác của các em học sinh tôi tin chắc chất lượng dạy và học bộ môn tiêng 
Anh sẽ ngày càng tiến triển tốt đẹp. 
 V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 1. Vấn đề của đề tài :
 Học sinh lớp 3 lần đầu tiên tiếp xúc với môn học mới, ngôn ngữ mới nên 
các em còn lúng túng trong cách học tiếng Anh nhất là phần từ vựng. Do đó khi 
kiểm tra từ vựng thì đa phần các em không nắm vững số từ đã học, không nhớ 
cách phát âm, cách viết. Chính vì thế mà đa phần các em cảm thấy lo lắng, sợ sệt 
khi đến giờ học tiếng Anh. Trước tình hình thực tế như vậy sau vài tiết học đầu 
tiên, tôi tiến hành cho học sinh lớp 3A làm bài kiểm tra từ vựng, tôi yêu cầu các 
em nối từ tiếng Anh với nghĩa từ tiếng Việt phù hợp (Matching), dịch từ sang 
tiếng Việt, dịch từ sang tiếng Anh. Cuối cùng tôi thu được kết quả như sau :
 TSH Nối từ Dịch sang tiếng Việt Dịch sang tiếng Anh
 S
 30 25 18 16
 Với kết quả như trên, tôi quyết định thử áp dụng một số kinh nghiệm dạy từ 
vựng của mình qua những năm đứng lớp và suốt những tiết học sau tôi áp dụng 
những kinh nghiệm của mình, để cuối kỳ so sánh với kết quả ban đầu.
 2. Các giải pháp mới :
Giáo viên: Văn Thị Mỹ Ý Trường tiểu học Nguyễn Thái Húy
 3 Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ 
 điển thì chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo 
 viên cần cho học sinh biết cách phát âm, không chỉ từ riêng lẻ, mà còn biết phát 
 âm đúng những từ đó trong chuỗi lời nói, đặc biệt là biết nghĩa của từ.
 Số lượng từ cần dạy trong bài tuỳ thuộc vào nội dung bài và trình độ của 
 học sinh. Đừng bao giờ dạy tất cả các từ vựng, vì như thế sẽ không có đủ thời 
 gian thực hiện các hoạt động khác. Như vậy, trong một tiết học chỉ nên dạy tối 
 đa là 6 từ.
 Trong khi lựa chọn từ để dạy, bạn nên xem xét đến hai điều kiện sau:
 + Từ đó có cần thiết cho việc hiểu văn bản không ?
 + Từ đó có khó so với trình độ học sinh không ?
 Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản và phù hợp với trình độ của học 
sinh, thì nó thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh.
 Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ của học 
sinh, thì nó không thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học 
sinh hiểu nghĩa từ đó ngay.
 Nếu từ đó không cần thiết cho việc hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì 
bạn nên yêu cầu học sinh đoán.
 b. Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ vựng:
 Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ vựng như:
 1. Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác họa cho các em nhìn, 
giúp giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chóng.
 e.g. a car e.g. a flower
 2. Mime (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
 e.g: bored e.g: (to) smile
 Teacher looks at watch, makes T. smile
 bored face, yawns T. asks: “What am I doing?”
 T. asks: “How do I feel?”
 3. Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được.
 e.g. cakes (count), rice e.g. open , close
 (uncount.) T. opens and closes the door
 T. brings real cakes and rice T. says, “Tell me about the door: 
 into the class. it’s..........what?”
Giáo viên: Văn Thị Mỹ Ý Trường tiểu học Nguyễn Thái Húy
 5 sinh vận dụng từ vào trong mẫu câu, với những tình huống thực tế giúp các em 
nhớ từ lâu hơn, giao tiếp tốt và mang lại hiệu quả cao.
 Để học sinh tiếp thu bài đạt hiệu quả cao đòi hỏi khi dạy từvựng giáo viên 
cần phải lựa chọn các phương pháp cho phù hợp, chọn cách nào ngắn nhất, 
nhanh nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, nghĩa là sau khi học xong từ vựng thì 
các em đọc được, viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
 c. Biện pháp tổ chức thực hiện:
 c/1. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới:
 Bước giới thiệu bài, giới thiệu chủ đề: đây là bước khá quan trọng trong 
việc dạy từ vựng. Bước này sẽ quyết định sự thành công của tiết học, nó sẽ gợi 
mở cho học sinh liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa vựng được 
giới thiệu.
 Điều quan trọng nhất trong giới thiệu từ vưng là phải thực hiện theo trình 
tự: nghe, nói, đọc, viết. Đừng bao giờ bắt đầu từ hoạt động nào khác “nghe”. 
Hãy nhớ lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của chúng ta, bao giờ cũng bắt đầu bằng 
nghe, bắt chước phát âm rồi mới tới những hoạt động khác. Hãy giúp cho học 
sinh của bạn có một thói quen từ vung một cách tốt nhất:
 Bước 1: “Nghe”, bạn cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở 
băng đĩa cho học sinh nghe.
 Bước 2: “Nói”, sau khi học sinh đã nghe được ba lần bạn mới yêu cầu học 
sinh nhắc lại. Khi cho học sinh nhắc lại, bạn cần chú ý cho cả lớp nhắc lại trước, 
sau đó mới gọi cá nhân
 Bước 3: “Đọc”, bạn viết từ đó lên bảng và cho học sinh nhìn vào đó để đọc. 
Cho học sinh đọc cả lớp, rồi đọc cá nhân và sửa lỗi cho học sinh tới một chừng 
mực mà bạn cho là đạt yêu cầu.
 Bước 4: “Viết”, sau khi học sinh đã đọc từ đó một cách chính xác rồi bạn 
mới yêu cầu học sinh viết từ đó vào vở.
 Bước 5: Bạn hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu 
một học sinh lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
 Bước 6: Đánh trọng âm từ: phát âm lại từ và yêu cầu học sinh nhận diện âm 
tiết có trọng âm và đánh dấu.
 Bước 7: Cho câu mẫu và yêu cầu học sinh xác định từ loại của từ mới học.
 c/2. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố từ vựng:
 Chúng ta đều biết rằng chỉ giới thiệu từ vựng thôi thì chưa đủ, mà chúng ta 
còn phải tiến hành thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm 
tra và củng cố sẽ khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Sau 
khi trình bày xong các từ vựng cần thiết, giáo viên thường sử dụng các thủ thuật 
sau để kiểm tra từ vựng. Sau đây là sáu thủ thuật kiểm tra từ vựng:
 1. Rub out and Remember
 2. Slap the board
 3. What and where
 4. Matching
Giáo viên: Văn Thị Mỹ Ý Trường tiểu học Nguyễn Thái Húy
 7 Qua việc vận dụng phương pháp dạy từ tích cực này trong quá trình giảng 
dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng 
mừng. Số học sinh đọc kém, ít nhớ từ vựng, viết chậm trong lớp giờ đã giảm 
xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ học tiếng 
Anh diễn ra sôi nổi các em rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà 
nhiều em còn có thể nhớ từ rất giỏi khi chỉ vừa mới học xong bài. Như vậy thì 
việc học từ vựng môn tiếng Anh bước đầu đã khởi sắc. Đây cũng là yếu tố quan 
trọng để các em học tốt các phần ở các chương trình khác nhau.
 Trên đây là " Một số thủ thuật giúp học sinh lớp 3 học tốt từ vựng tiếng 
Anh” mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được 
quan tâm trong tiếng Anh phổ thông. Rất mong được đón nhận những ý kiến 
đóng góp chân tình của quí thầy, cô để bản thân tích lũy thêm nhiều kinh 
nghiệm chuyên môn cho quá trình giảng dạy.
 VIII. KIẾN NGHỊ:
 Để nâng cao chất lượng học tiếng Anh , bản thân xin các cấp lãnh đạo 
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc như phòng Lap, tranh 
ảnh,...Tổ chức các buổi chuyên đề, tập huấn về kĩ năng dạy từ vựng cho giáo 
viên trong toàn huyện.
 Đề tài này đã được áp dụng tại trường tiểu học Nguyễn Thái Húy thuộc huyện 
Đại Lộc trong nhiều năm qua. Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy đề tài này 
thiết thực ở cấp học ở Tiểu học vì nó không những giúp cho người học nắm bắt 
tốt từ vựng , thực hành tốt mẫu câu mà còn củng cố được khả năng nghe nói của 
mình. Qua đó học sinh sẽ tự tin hơn khi giao tiếp nhất là trong môi trường hội 
nhập hiện nay.
 Do vậy, kính đề nghị Hội đồng khoa học các cấp hỗ trợ, góp ý thêm để đề tài 
được hoàn chỉnh nhằm phát triển trên phạm vi rộng hơn.
 Đại Lộc, ngày 24 tháng 02 năm 2018
 Người thực hiện
 Văn Thị Mỹ Ý
Giáo viên: Văn Thị Mỹ Ý Trường tiểu học Nguyễn Thái Húy
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_thu_thuat_giup_hoc_sinh_lop_3_h.doc