Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tự nhiên xã hội Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tự nhiên xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tự nhiên xã hội Lớp 3

Phương pháp dạy tự nhiên xã hội lớp 3 A. PHẦN MỞ ĐẦU I) Lý do chọn đề tài: Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, ở bậc học này trẻ được học các môn như tiếng Việt, Toán, một số môn học khác và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại. Điều 24, Luật giáo dục ghi rõ : “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người...” Chính vì vậy mà tất cả các môn học trong chương trình tiểu học đều mang đến cho học sinh những kiến thức cơ bản trong cuộc sống. Chẳng hạn Tiếng việt mang đến cho các em những kiến thức về ngôn ngữ trong giao tiếp cũng như trong trình bày văn bản. Môn Toán thì giúp cho học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, số thập phân, các đại lượng thông dụng một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản. Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có những ứng dụng thiết thực trong đời sống.v.v Môn Tự nhiên và Xã hội có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu về thực tế: Con người và sức khoẻ; Một số sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, xã hội. Bước đầu hình thành và phát triển những kỹ năng: Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. Quan sát, nhận xét và nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi: Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. Đối với lớp 3 chương trình của môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những mục tiêu như trên và được phân bổ với 3 chủ đề chính :Con người và sức khoẻ; Xã hội; Tự nhiên. Mỗi chủ đề là một lĩnh vực riêng biệt cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh. Về con người và sức khoẻ thì cung cấp cho học sinh những kiến thức về con người, các cơ quan trong cơ thể con người và một số bệnh cần đề phòng, chữa trị. Về xã hội thì cung cấp cho học sinh những kiến thức về xã 1 1. Phương pháp điều tra. Chúng tôi tiến hành điều tra nội dung chương trình giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3. Tìm hiểu các lớp động vật được giảng dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3. 2. Phương pháp đọc sách và tài liệu : Nghiên cứu lý luận từ sách và tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nội dung của đề tài. 3. Phương pháp tổng kết. Tiến hành tổng kết nội dung nghiên cứu của đề tài. Từ đó có cơ sở thống kê các lớp động vật được giảng dạy trong môn Tự nhiên và Xã Hội ở lớp 3. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho quá trình nghiên cứu của đề tài. 1 thức với thực tế và ngược lại, giúp cho các em có được những phẩm chất và năng lực cần thiết thích ứng với cuộc sống, hình thành ở các em thái độ, khám phá, tìm tòi thực tế. 3. Mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3: Môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 3 nhằm giúp học sinh: 3.1. Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về: + Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn). + Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội xung quanh. 3.2. Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kỹ năng: - Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lý trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. 3.3. Hình thành và phát triển ở học sinh những thái độ và hành vi: - Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. 4. Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3: Ở lớp 3, nội dung chương trình của môn Tự nhiên và Xã hội được phân bổ 2 tiết/ tuần và có 35 tuần học. Với số lượng là 70 tiết. - Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Biết mối quan hệ họ hàng, Nội, Ngoại. - Biết phòng tránh cháy khi ở nhà. - Biết được những hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường. Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh (thành phố) nơi học sinh ở. - Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp. 1 c) Lớp Tôm, cua: - Tôm (Tôm nước ngọt, nước mặn); Cua (cua nước ngọt và cua nước mặn) d) Lớp cá : - Cá nước ngọt : cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả - Cá nước mặn : Cá chim, Cá ngừ, Cá đuối, Cá mập e) Lớp chim: - Loài chim biết bay: Đại bàng, Hoạ mi, Vẹt, Công, chim hút mật - Loài chim viết bơi: Ngỗng, chim cánh cụt - Loài chim không biết bay : Chim cánh cụt, Đà điểu - Loài chim chạy nhanh nhất : Đà điểu g) Lớp thú : - Trâu, bò sữa, ngựa, Lợn, dê. II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LỚP ĐỘNG VẬT ĐƯỢC GIẢNG DẠY TRONG CHỦ ĐỀ ĐỘNG VẬT Ở MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3 1. Lớp động vật không có xương sống: a) Lớp côn trùng : - Về số lượng: Hiện nay các nhà sinh học đã biết được hơn 1 triệu 200 nghìn loài động vật, trong số đó côn trùng đã chiếm hơn 1 triệu loài và các loài côn trùng đã chiếm hơn 1/2 tổng số các loài sinh vật cư trú trên hành tinh chúng ta. Tuy vậy các loài côn trùng mà chúng ta chưa biết cũng còn rất nhiều. - Về phân bố: Côn trùng phân bố rất rộng rãi... Trên trái đất từ xích đạo đến Nam cực, Bắc cực hay trên những hòn đảo xa xôi hẻo lánh đều thấy có côn trùng. Côn trùng phần lớn sống ở trên cạn song số loài sống ở dưới nước cũng không phải là ít. Trên đỉnh núi cao cách mặt đất 5.000, mét cũng thu thập được các loài bọ xít; máy bay bay cao 4.600 mét vẫn thấy có - nhiều loài côn trùng. Sâu non ve sầu có thể sống ở dưới đất sâu đến 2 mét, mối đào tổ sâu đến 36m. Trong mạch nước nóng 70 - 80 độ C vẫn thấy có côn trùng. Thậm chí trong chai nước mắm mặn như vậy vẫn có con Dòi là ấu trùng của một số loài Ruồi. - Về mật độ: Có tài liệu cho biết bình quân 250 triệu cá thể côn trùng cho một đầu người và 12 triệu cá thể cho một Km 2 đất. 1 b) Lớp Tôm , Cua: - Cấu tạo: đối với Tôm cơ thể có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền và phần bụng. Đối với cua phần bụng tiêu giảm, dẹp mỏng gập vào mặt bụng của mai. - Di chuyển : Tôm có thể bò, các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi. Tôm có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xoè tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau. Còn cua, chỉ bò ngang thích nghi lối sống ở hang hốc. - Tác dụng : Tôm cua là loại giáp xác, rất phong phú và sống ở môi trường nước, một số sống ở cạn. Chúng có tập tính phong phú và đều có lợi . chúng là nguồn thức ăn của cá và thực phẩm quan trọng của con người, là loại thuỷ sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay. 2. Lớp động vật có xương sống: a) Lớp cá: Cá là loài động vật sống ở nước, trên thế giới gồm có khoảng 25415 lời cá. Ơû Việt Nam đã phát hiện 2753 loài trong hai lớp chính : lớp cá sụn và lớp cá xương. Lớp cá sụn là lời sống ở nước mặn và nước lợ, có bộ xương bằng chất sụn, có khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng. Còn lớp cá xương gồm đ số những loài cá hiện nay sống ở biển, nước lợ và nước ngọt. Chúng có bộ xương bằng chất xương và có những đặc điểm tương tự như cá chép. Vai trò : Cá là nguồn thực phẩm thiên nhiên giàu đạm, nhiều vi ta min, dễ tiêu hoá vì có hàm lượng mỡ thấp. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá cần tận dụng các vực nước tự nhiên để nuôi cá, cải tạo các vực nước. Ngăn cấm bắt cá còn nhỏ, nghiêm cấm đánh bắt cá bằng mìn hoặc chất độc. b) Lớp chim: Lớp chim được chia ra các nhóm gồm : nhóm chim chạy, nhóm chim bơi và nhóm chim bay. Nhóm chim chạy là loài không biết bay, cánh ngắn, yếu. Chân cao to, khoẻ. Nhóm chim bơi là loại không biết bay, đi lại trên cạn vụng về song thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển. Cánh dài, khoẻ, có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Nhóm chim bay: gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những lời chim biết bay ở các mức độ khác nhau, chúng có thể thích nghi với một số môi trường khác như nước. 1 Là phương pháp có vai trò quan trọng trong dạy về động vật ở lớp 3. sử dụng phương pháp này giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu về cấu tạo, đặc điểm và những ích lợi của các loài động vật trong chương trình. Ví dụ: Khí dạy bài “Côn trùng” giáo viên dùng một số câu hỏi để dẫn dắt học sinh quan sát bộ phận bên ngoài và đặc điểm chính của côn trùng: - Cấu tạo bên ngoài của côn trùng (gồm có mây phần, hình dáng, màu sắc,) - Đặc điểm : Cácđăcj điểm về côn trùng: có chân, cánh, màu sắc, - Học sinh nêu một số ích lợi và tác hại của côn trùng, cách diệt trừ những loài côn trùng có hại. Hoặc khi dạy bài “Tôm, cua”, giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp để giúp học sinh tìm hiểu về cấu tạo của tôm, cua, những nét cơ bản của chúng (Tôm và cua sống ở đâu, chúng được sử dụng để làm gì,) 3) Phương pháp thảo luận : Đây là một trong những phương pháp quan trọng nhất trong dạy học Tự nhiên và xã hội lớp 3 nói chung dạy về động vật nói riêng. Thông qua phương pháp này học sinh đề cao sự hợp tác tích cực, phát huy tính độc lập làm việc, tính tư duy sáng tạo và mạnh dạn trong học tập. Ví dụ khi dạy bài “Chim” giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận để học sinh cùng nhau tìm hiểu và nêu một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của những loài chim có trong hình sách giáo khoa. Như vậy qua thảo luận, nghiên cứu và hợp tác của một nhóm học sinh, các em sẽ xác định cụ thể những nét giống nhau và khác nhau của các loài chim được giới thiệu trong các hình ảnh của sách giáo khoa. 4) Phương pháp khảo sát điều tra: Là phương pháp rất quan trọng trong dạy về động vật ở lớp 3. thông qua phương pháp này giúp học sinh tìm thêm những tư liệu cần thiết để thu thập thêm thông tin về những loài động vật trong đời sống xung quanh các em. Ví dụ : khi dạy bài “Cá”, sau tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà điều tra thêm một số tranh ảnh về loài cá và các hoạt động vật nuôi, đánh bắt và chế biến cá. Hoặc khi dạy bài “Tôm, cua” giáo viên cho học sinh về nhà sưu tầm thêm một số tranh ảnh về tôm, cua hoặc thông tin về hoạt động nuôi, đánh bắt và chế biến tôm, cua 1 con gì”. Thông qua trò chơi này, học sinh vừa được giải trí vui vẻ vừa có thêm kiến thức về một số động vật mà các em chưa biết. Hoặc khi dạy bài “Chim”. Sau tiết học, giáo viên tổ chức trò chơi “Bắt chước tiếng chim hót” bằng cách cho các em tham gia chơi bắt chước tiếng chim để hót. Thông qua trò chơi này, học sinh vừa được giải trí vui vẻ vừa biết thêm một số tiếng hót của chim hót. 1 mình rất nhiều bài học quý báu, hiểu thêm về một số động vật có lợi và có hại làm tư liệu cho bản thân giảng dạy sau này. Biết thêm một số tác dụng của các phương pháp được sử dụng khi dạy về chủ đề động vật trong môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 3. Thông qua đề tài này giáo viên có thể vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học trong môn Tự nhiên và xã hội, có thêm nhiều kinh nghiệm trong dạy học nói chung và môn tự nhiên và xã hội nói riêng. Tuy nhiên để vận dụng các hình thức tổ chức dạy học hay các phương pháp dạy học một cách trọn vẹn thì lại là việc không hề đơn giản mà đòi hỏi người giáo viên phải có một tâm huyết thật sự, có kỹ năng nghiệp vụ vững vàng, biết lựa chọn những phương pháp dạy học phù hợp, tổ chức các hình thức dạy học đúng yêu cầu và biết vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức thì kết quả mới đạt được mục tiêu. Không có người giáo viên nào là hoàn hảo, không có phương pháp nào là vạn năng. Khi đất nước đổi mới thì nhận thức con người cũng thay đổi hằng ngày. Chính vì thế người giáo viên phải biết tìm tòi học hỏi không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy đáp ứng được nhịp độ phát triển của thời đại. Công việc của tôi dừng lại ở đây, đối với bản thân chỉ nghiên cứu bước đầu về việc tìm hiểu các lớp động vật được giảng dạy trong môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở một góc độ hạn hẹp. Đây là một nội dung hết sức khó khăn nhưng cũng không kém phần quan trọng, bởi việc dạy học không phải là một ngày, hai ngày mà tốt được. Môn Tự nhiên và xã hội là một môn quan trọng trong chương trình giáo dục tiểu học vì thế phải có thời gian rèn luyện và đầu tư cao thì hiệu của của bài học mới thật sự hiệu quả, giáo dục tiểu học mới xứng tầm với sự phát triển của đất nước. 2. Ý kiến đề xuất : * Đối với nhà trường : - Thường xuyên quan tâm đến chất lượng dạy học của giáo viên và học tập của học sinh để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy học, phát triển dần chất lượng khá giỏi của nhà trường. - Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia các lớp học chuyên đề, bồi dưỡng. v.v nhất là tập huấn về phương pháp dạy học theo hướng đổi mới để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. 1
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tu_nhien_xa_hoi_lop_3.docx