SKKN Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội

doc 18 trang sangkienlop3 20/10/2023 1131
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội

SKKN Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh Lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội
 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 
 trong môn Tự nhiên và xã hội.
 MỤC LỤC
STT Tên mục Trang
 1 I. Phần 1: Mở đầu 2
 2 1. Lí do chọn đề tài 2
 3 2. Mục đích nghiên cứu 3
 4 3. Đối tượng nghiên cứu 3
 5 4. Đối tượng khảo sát 3
 6 5. Phương pháp nghiên cứu 3
 7 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3
 8 II. Phần 2: Nội dung đề tài 3
 9 1. Cơ sở lí luận 3
 10 2. Cơ sở thực tiễn 4
 11 3. Giải pháp thực hiện 6
 12 3.1. Lựa chọn và phối hợp các phương pháp , phương tiện dạy 7
 học thích hợp trong cùng bài dạy.
 13 3.2. Giao nhiệm vụ , tổ chức hoạt động để học sinh tự chiếm 10
 lĩnh kiến thức
 14 3.3. Sưu tầm đồ dùng dạy học , thường xuyên sử dụng và sử 12
 dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học trong 
 giờ lên lớp
 15 3.4. Dạy học tự nhiên xã hội kết hợp với các hoạt động ngoại 14
 khoá , dã ngoại.
 16 4. Hiệu quả của sáng kiến. 15
 17 III. Phần 3: Kết luận và khuyến nghị 16
 18 1. Kết luận 16
 19 2. Khuyến nghị 16
 20 Phụ lục : Các minh chứng 18
 1/16 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 
 trong môn Tự nhiên và xã hội.
học sinh lớp 3 trong môn Tự nhiên và xã hội.” . Sau đây, tôi xin trình bày một 
số giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Dựa trên thực trạng dạy và học môn tự nhiên và xã hội ở lớp 3, tôi nghiên 
cứu đề tài này nhằm mục đích gây hứng thú học tập cho học sinh, một môn học 
giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Đồng thời góp phần đổi mới phương 
pháp dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực, 
chủ động, độc lập suy nghĩ, thể hiện ý kiến cá nhân thông qua các bài học, nhằm 
bồi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp của con người trong thời đại mới.
 3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 trong 
môn Tự nhiên và xã hội.
 4. Đối tượng khảo sát
 Các em học sinh lớp 3A (Năm học 2021 - 2022) của trường Tiểu học Vật Lại.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp.
 - Tổng kết, rút kinh nghiệm qua quá trình dạy học.
 * Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Đọc các tài liệu: sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo...có 
liên quan đến nội dung đề tài này.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 Tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong năm học 2021 – 2022
 (Từ tháng 9 – 2021 đến tháng 4 - 2022)
 II. PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
 1. Cơ sở lý luận:
 Môn Tự nhiên và xã hội trong nhà trường Tiểu học là một trong những môn 
học có vị trí và vai trò quan trọng không kém gì môn Toán và Tiếng Việt .
Bởi vì :
 3/16 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 
 trong môn Tự nhiên và xã hội.
 Trong quá trình giảng dạy, trao đổi chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm 
của đồng nghiệp tôi nhận thấy: Môn Tự nhiên xã hội được giáo viên thực hiện 
đúng chương trình, đủ bài, không bỏ giờ, không bỏ tiết. Tuy nhiên, vẫn còn 
không ít đồng chí chưa coi trọng bộ môn mà vẫn xem môn Tự nhiên và xã hội là 
môn phụ nên dạy không đảm bảo lượng thời gian quy định cho tiết học, không 
đủ bước theo trình tự tiết học, ít đầu tư chuyên môn, chưa thực sự đổi mới về 
phương pháp, hình thức dạy học. Một số đồng chí khác đã có cố gắng để đổi 
mới nhưng không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả mong muốn. Từ thực tế đó tôi 
đã suy nghĩ tìm hiểu và xác định các nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giảng dạy 
môn tự nhiên xã hội chưa cao như sau:
 - Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa phát 
huy hết hiệu quả sử dụng.
Ví dụ: Bài Lá Cây
 Cùng phương pháp quan sát, 2 giáo viên có 2 cách nêu vấn đề khác nhau:
 Giáo viên A Giáo viên B
“Con hãy quan sát và nhận xét về màu “4 bạn thành một nhóm. Các con hãy 
sắc, hình dạng, kích thước những để những chiếc lá mình chuẩn bị lên 
chiếc lá cây của cô”. bàn. Nhóm trưởng cho các bạn trong 
 nhóm nhận xét về màu sắc, hình dạng, 
 kích thước những chiếc lá cây nhóm 
 mình đã chuẩn bị”
 Thì hiệu quả quan sát, học tập của giáo viên A sẽ khác hẳn so với yêu cầu 
cầu khác của giáo viên B.
 - Giáo viên và học sinh ít sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy 
học trong quá trình dạy và học.Vì:
 + Công việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho môn tự nhiên xã hội rất tốn 
thời gian, công sức. Không phải mọi bài dạy đều được trang bị phương tiện, 
thiết bị mà nhiều bài giáo viên phải tự thu thập, sưu tầm. Nhiều khi chỉ cần tặc 
lưỡi cho qua là bài bị dạy “chay”.
 + Nếu chỉ sử dụng đồ dùng dạy học, mẫu vật của giáo viên thì chỉ có một 
số học sinh làm việc. Các học sinh khác có làm việc hay không giáo viên không 
thể kiểm soát được.
 -Đối với học sinh.
 Học sinh chưa có kỹ năng học tập:
 -Ý thức chuẩn bị trước bài kém. 
 5/16 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 
 trong môn Tự nhiên và xã hội.
 Khi giảng dạy tôi đã sử dụng rất nhiều biện pháp song theo tôi cần chú ý 
các biện pháp sau:
 3.1. Lựa chọn và phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học 
thích hợp trong cùng bài dạy.
 Chúng ta đều biết không có một phương pháp dạy học nào là vạn năng. Bất 
kỳ một phương pháp dạy học nào cũng có ưu điểm riêng đồng thời cũng bộc lộ 
nhược điểm của nó. 
 - Phương pháp quan sát rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp 3, 
tư duy của trẻ còn mang tính đại thể, thu nhận kiến thức thông qua trực giác đó 
là tư duy cụ thể, dựa trên những biểu tượng trực quan. Phương pháp này cũng 
gây hứng thú học tập cho trẻ. Tuy nhiên nếu hoạt động quan sát chỉ dừng lại ở 
dấu hiệu bên ngoài hoặc quá lạm dụng phương pháp này sẽ ảnh hưởng xấu đến 
sự phát triển của tư duy, khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp
 - Vì vậy phương pháp quan sát cần phải có sự hỗ trợ, phối hợp của các 
phương pháp khác mới đạt được hiệu quả cao.
 - Hoạt động nhận thức của học sinh sẽ “ nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả 
hơn”, khi các em tham gia chiếm lĩnh tri thức của bài học một cách tích cực, chủ 
động và sáng tạo theo sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.
Cụ thể như sau: 
 +Với từng chương, tôi sẽ sử dụng các phương pháp tương ứng thích 
hợp.
Ví dụ:
 + Dạy chương “Tỉnh – thành phố” (chủ đề quê hương), tôi thấy sử dụng 
các phương pháp điều tra, thảo luận, hỏi đáp và truyền đạt sẽ có tác dụng rất tốt.
 + Còn với chương “Thực vật” thì các phương pháp quan sát, thực hành, 
thảo luận, vấn đáp lại có hiệu quả hơn.
 + Với từng bài, tôi cũng luôn nghiên cứu để chọn và phối hợp nhiều 
phương pháp: 
 Trong một tiết học tôi không bao giờ chỉ sử dụng một phương pháp duy 
nhất vì sẽ gây nhàm chán, giảm hứng thú học tập của học sinh. Tôi luôn sử dụng 
phối hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt với mục đích là quá trình 
lĩnh hội kiến thức của học sinh đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ: 
 + Dạy bài “Quả” tôi sử dụng các phương pháp quan sát, thảo luận, vấn 
đáp. Hình thức học tập: cá nhân, theo nhóm, theo lớp
 7/16 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 
 trong môn Tự nhiên và xã hội.
của cây, trước khi học một ngày tôi sẽ cho các em làm thí nghiệm theo nhóm ở 
nhà như sau: cắm đoạn thân cần tây có phần gốc cây vào cốc nước pha mực đỏ. 
Ngày hôm sau các em mang ra đặt trước camera để các bạn ở lớp học trong 
phòng zoom nhận xét: ( minh chứng 1) 
- Màu sắc của thân và lá có gì thay đổi? (mực đã nhuộm đỏ từ thân đến lá)
Tôi hướng dẫn các em ngắt đoạn thân cần tây làm đôi rồi quan sát những chấm 
đỏ ở vết cắt và kết luận => Đó chính là ống dẫn nhựa của cây.
Từ thí nghiệm đơn giản, dễ làm đó, học sinh sẽ được khắc sâu kiến thức “thân 
cây làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa cây từ rễ lên lá, từ lá đi khắp các bộ phận 
của cây để nuôi cây”.
 + Dạy học có sự kết hợp các phương pháp với phương pháp bàn tay 
nặn bột. Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực 
dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa 
học tự nhiên.
 Phương pháp này chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh 
bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho 
các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, 
nghiên cứu tài liệu hay điều tra...
 Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả 
thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm 
chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, 
tổng hợp kiến thức.
 Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, Bàn tay nặn bột luôn 
coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra 
câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
 - Mọi phương pháp tôi sử dụng đều tạo điểu kiện để học sinh “làm việc 
nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn” do đó mọi kiến thức các em thu nhận được đều 
là kết quả thật sự của quá trình hoạt động học tập.
 Hiệu quả:
 Do tôi luôn chú ý sử dụng những phương pháp phù hợp với tâm sinh lý học 
sinh, tạo hứng thú học tập, sử dụng tối đa kiến thức và khả năng sẵn có của các 
em theo nguyên tắc “học qua hoạt động”. Hoạt động của các cơ quan tri giác và 
hoạt động của tư duy, hoạt động cá nhân và hoạt động có sự tương tác hỗ trợ lẫn 
nhau trong nhóm. Nên học sinh học tập rất vui vẻ, hăng hái, bước đầu có sự “say 
mê” môn học. “Niềm say mê” sẽ chính là động lực thúc đẩy học sinh tự học, tự 
tìm tòi sáng tạo và ngày càng tiến bộ trong học tập.
 9/16 Một số biện pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh lớp 3 
 trong môn Tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: 
 Khi dạy bài “Tôm” với những hoạt động tôi giao nhiệm vụ và yêu cầu rõ 
ràng để học sinh thực hiện.
Hoạt động 1: Đặc điểm của tôm.
+ Nhiệm vụ: Quan sát con tôm.
+ Yêu cầu: Vấn đáp về các đặc điểm bên ngoài của tôm, phân biệt được càng, 
chân bơi, chân bò của tôm.
Hoạt động 2: Môi trường sống của tôm.
+ Hình thức “đóng vai” trong nhóm nhỏ trong zoom sau đó biểu diễn trước lớp .
+ Nhiệm vụ: 2 nhóm mỗi nhóm 5 học sinh chơi đóng vai “gia đình nhà tôm”. 
Các em sẽ lần lượt xưng danh” “tôi là tôm hùm, thân hình tôi to lớn, tôi sống ở 
biển”. Học sinh sẽ tự xưng danh theo hiểu biết của bản thân và bàn bạc của 
nhóm.Tôi chia lớp thành 4 nhóm trên zoom và cho các con hoạt động trong 
nhóm ở phòng zoom ( trong phòng zoom của lớp mình tôi tạo thành 4 nhóm , 
các con của nhóm chỉ việc vào nhóm của mình để thảo luận, GV vào từng nhóm 
đã tạo trên zoom để quan sát và trợ giúp các em.) , sau khi các con thảo luận 
nhóm( đóng vai trong nhóm trên phòng zoom của nhóm) song tôi sẽ gọi các 
nhóm đóng vai của mình trước cả lớp
+ Yêu cầu: Trọng tâm của hoạt động 2 là nêu được các môi trường sống khác 
nhau của tôm.
 Sau khi 2 nhóm thể hiện xong tôi sẽ cho học sinh nhận xét về kiến thức: 
giống tôm nào? Sống ở đâu? Tuyên dương nhóm có những ý kiến đúng hơn.
Hoạt động 3: Ích lợi của tôm đối với đời sống.
+ Hình thức “thảo luận nhóm”.
+ Nhiệm vụ các nhóm: nêu được các món ăn chế biến từ tôm, ích lợi khác của 
tôm, cách bảo quản tôm.
+ Yêu cầu: sau khi các nhóm đã trình bày kết quả thảo luận sẽ trình bày ý kiến:
“Tôm là thức ăn giàu chất đạm, tôm còn có thể dùng để xuất khẩu. Có thể ướp 
muối, ướp lạnh hoặc phơi khô để bảo quản tôm”.
Hoạt động 4: Luyện tập.
Hình thức luyện tập các nhân, nhóm đôi, trò chơi theo nhóm (phần dán tên các 
bộ phận của tôm).
* Bước luyện tập thực hành:
 Với những bài đơn giản học sinh sẽ tự làm việc cá nhân. Bài mức độ yêu 
cầu cao hơn tôi thường giao nhiệm vụ cho các em trao đổi theo nhóm đôi hoặc 
thống nhất ý kiến của đại diện tổ. Bài học sẽ được khắc sâu kiến thức trong 
 11/16

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc.doc