Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhằm nâng cao ý thức và ham thích cho học sinh khi tham gia tập thể dục giữa giờ các Lớp 1, 2, 3, 4, 5

docx 21 trang sangkienlop3 12/02/2024 2081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhằm nâng cao ý thức và ham thích cho học sinh khi tham gia tập thể dục giữa giờ các Lớp 1, 2, 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhằm nâng cao ý thức và ham thích cho học sinh khi tham gia tập thể dục giữa giờ các Lớp 1, 2, 3, 4, 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp nhằm nâng cao ý thức và ham thích cho học sinh khi tham gia tập thể dục giữa giờ các Lớp 1, 2, 3, 4, 5
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Trong xã hội lạc hậu hay hiện đại, thể dục thể thao (TDTT) luôn được coi là 
một trong những phương tiện quan trọng để phát triển con người một cách toàn 
diện cả về thể lực lẫn trí lực. Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân 
tập thể dục, Bác nhấn mạnh : “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời 
sống mới, việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt 
tức là làm cho cả nước yếu ớt, một người dân khoẻ mạnh tức là làm cho cả 
nước khoẻ mạnh...” Và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn 
phận của mỗi người dân yêu nước ”.
 Điều đó càng chứng tỏ rằng lúc bấy giờ Bác Hồ đã coi trọng việc tập thể dục, 
coi tập thể dục là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi người dân yêu nước 
mà không hề phân biệt tuổi tác hay giới tính.
 Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới đi lên của đất nước, ngành 
Thể dục thể thao cũng thay đổi rất nhiều để bắt nhịp cho kịp với sự thay đổi của 
thời đại, việc tập thể dục thể thao cũng được coi trọng hơn. Đảng và nhà nước đã 
thực hiện công cuộc đổi mới công tác giáo dục và đào tạo để thoát khỏi tình trạng 
yếu kém và lạc hậu trong khu vực và thế giới, tạo nền tảng cho thể dục thể thao 
phát triển và vươn ra khu vực.
 Điều này càng chứng tỏ trách nhiệm to lớn của ngành Giáo Dục và Đào Tạo, 
của các cấp học trong nhà trường và toàn xã hội, phải chú trọng phát triển con 
người một cách toàn diện về thể chất và trí tuệ, giúp thế hệ trẻ có tư duy sáng 
tạo, kỹ năng thực hành giỏi, có ý thức vươn lên trong học tập, có tinh thần đoàn 
kết giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh và đặc biệt có sức khoẻ tốt để làm chủ đất 
nước trong tương lai.
 Do vậy, giáo dục sức khoẻ cho con người là một trong những nội dung quan 
trọng không chỉ của ngành Giáo Dục và Đào Tạo mà còn là mối quan tâm của 
toàn xã hội. Với mục đích: Đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành một con 
người mới, có sức khoẻ, năng nổ, nhanh nhẹn, có dũng khí kiên cường để tiếp 
tục sự nghiệp của Đảng một cách đắc lực và sống một 2. Đánh giá thực trạng:
 Năm học 2009-2010 tôi được phân công về giảng dạy thể dục tại Trường 
Tiểu học Trà Xuân, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi”. cho đến nay tôi được 
Ban giám hiệu phân công giảng dạy Thể dục khối 1, khối 2, khối 3, khối 4 và 
khối 5. Qua thời gian công tác tôi nhận thấy các em học sinh trường Tiểu học 
Trà Xuân phần lớn là ngoan hiền nhưng tôi nhận thấy rằng học sinh chưa coi 
trọng việc tập thể dục giữa giờ, coi tập thể dục giữa giờ như một hình thức bắt 
buộc, nhiều học sinh khi nghe tiếng trống thể dục giữa giờ thì trốn trong phòng 
học hay ngoài phòng vệ sinh, còn những học sinh tham gia tập thì lơ là, không 
tập đúng kỹ thuật động tác mà giáo viên đưa ra, hoặc tập chưa hết bài thể dục thì 
đã bỏ chạy đi chơi.. .Tư tưởng ham chơi hơn ham tập thể dục giữa giờ.
 2.1. Kết quả đạt được:
 Những năm học vừa qua, sau khi quan sát, theo dõi quá trình tập luyện của 
các em học sinh đối với môn Thể dục nói chung, nội dung một số bài tập nói 
riêng, số lượng học sinh có hứng thú tập trung tham gia tập luyện là không nhiều. 
Sử dụng phương pháp phỏng vấn tôi dùng phiếu ghi sẵn các test kiểm tra và các 
trò chơi ứng dụng với mục đích tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm từ thực tế 
giảng dạy và huấn luyện, thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi (hứng thú hoặc 
không hứng thú) nhằm tìm ra một số phương pháp nhằm nâng cao ham thích khi 
tham gia tập thể dục giữa giờ cho học sinh trường Tiểu học Trà Xuân, huyện Trà 
Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Thu được kết quả đầu kỳ I năm học 2018 - 2019 như 
sau: III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1. Căn cứ thực hiện:
 Căn cứ kế hoạch nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 đến nay của trường Tiểu 
học Trà Xuân.
 2. Nội dung, giải pháp và cách thực hiện:
 a. Nội dung:
 Căn cứ vào đặc trưng của môn thể dục và mục tiêu cụ thể từng động tác của 
môn học, là một giáo viên dạy môn thể dục trong trường Tiểu học để có những 
kiến thức truyền thụ cho các em thì bản thân tôi cũng phải tự nghiên cứu, tìm 
tòi, không ngừng học hỏi qua sách báo, đồng nghiệp, tài liệu về môn thể dục để 
nâng cao năng lực chuyên môn. Mặt khác tôi phải sử dụng linh hoạt các phương 
pháp dạy học thích hợp nhằm kích thích sự hứng thú học tập của các em, qua đó 
giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.
 b. Giải pháp:
 b.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
 Để thực hiện đề tài tôi đã thu thập được nhiều tài liệu học tập trong thư 
viện nhà trường, tham khảo, nghiên cứu phương pháp tổ chức tập luyện những 
bài tập, những trò chơi dân gian nhằm phát triển thể lực và tạo sự ham thích cho 
học sinh để phổ biến trong nhà trường phổ thông để áp dụng có hiệu quả vào 
công tác giảng dạy, cũng như tập luyện thể dục.
 b.2. Phương pháp phỏng vấn
 Sử dụng phương pháp phỏng vấn, tôi dùng phiếu ghi sẵn các test kiểm tra 
thể lực ứng dụng với mục đích tổng hợp kiến thức và kinh nghiệm từ thực tế 
giảng dạy và huấn luyện tại đơn vị, thông qua phỏng vấn bằng phiếu hỏi (thích 
hay không thích) nhằm tìm ra một số phương pháp nâng cao ý thức ham thích 
khi tham gia tập thể dục giữa giờ cho nam nữ học sinh trường Tiểu học Trà Xuân 
- thuộc Thị Trấn Trà Xuân, Huyện Trà Bồng.
 b.3. Phương pháp giảng giải, làm mẫu:
 Trước khi cho học sinh thực hiện tôi sẽ làm mẫu hoàn chỉnh động tác một 
đến hai lần. *Hoàn thành: Thực hiện đúng thứ tự động tác, kỹ thuật chưa tốt, tính tự giác 
 chưa cao.
*Chưa hoàn thành: Thực hiện chỉ đúng một phần các động tác trong bài tập, 
 không có tính tự giác, không tập trung, nói chuyện riêng nhiều hơn là tập.
 Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu thì thấy kỹ thuật và ý thức tập 
luyện của hai nhóm học sinh, cụ thể nhóm A1 chỉ hoàn thành bài tập khoảng 
50%. Nhóm A2 cũng chỉ hoàn thành khoảng 60% , còn lại chưa hoàn thành.
 Nhóm đối chứng A1
 Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
 Số
 lượng SL % SL % SL %
 50 25 50 15 30 10 20
 Nhóm thực nghiệm A2
 S Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
 ố 
 lượng SL % SL % SL %
 50 20 40 15 30 15 30
 Để xây dựng cho học sinh trong trường có thái độ tích cực, chủ động, yêu 
thích khi tham gia tập thể dục giữa giờ, buổi tập đầu tiên của hai nhóm tôi đã 
cho học sinh tập hợp thành hàng ngang, tự bản thân tôi đã làm mẫu, giải t hích 
động tác đầu tiên của bài thể dục giữa giờ cho học sinh cả hai nhóm quan sát và 
tập theo, tín hiệu là tiếng trống trường. Sau đó tôi cho học sinh hai nhóm dừng 
lại và giải lao.
 Buổi thể dục giữa giờ hôm sau cũng như vậy nhưng tôi tăng số động tác lên, 
hôm trước 1 động tác, hôm sau tập 2 động tác. Buổi thứ 3, thứ 4 cũng vậy, đến 
buổi tập thứ 5, học sinh hai nhóm đã thuộc hết 8 động tác của bài thể dục giữa 
giờ.
 Khi học sinh hai nhóm đã thuộc thứ tự và kỹ thuật động tác, lúc này tôi chia nhịp điệu của động tác được. Ví dụ : 1 câu hát : “em yêu trường em” thì học sinh 
đã tập được nhịp 1 và nhịp 2 của động tác Vươn thở của bài thể dục giữa giờ 
rồi. Và điều quan trọng hơn là nếu có nhạc học sinh sẽ ham thích tập hơn, học 
sinh sẽ ý thức rằng nếu tập động tác một đàng, nhạc đi một nẻo sẽ không được. 
Khi nhận ra vậy thì học sinh sẽ có ý thức hơn, say mê hơn khi tập thể dục giữa 
giờ.
✓ Kết quả sau khi áp dụng phương pháp mới:
 Nhóm thực nghiệm A2
 Số Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
 lượng
 SL % SL % SL %
 50 0 0 20 40 30 60
 Nhóm đối chứng A1
 Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt
 Số
 lượng SL % SL % SL %
 50 20 40 15 30 15 30
 Lúc này nhìn vào bảng đối chiếu giữa nhóm đối chứng và nhóm thực 
nghiệm ta thấy có sự chênh lệch đáng kể. Ban đầu, nhóm đối chứng là 50%, 
nhóm thực nghiệm là 60%; nhưng khi áp dụng phương pháp mới thì tỉ lệ học 
sinh hoàn thành và hoàn thành tốt của nhóm thực nghiệm tăng lên rất nhiều 
(100%), còn nhóm đối chứng chỉ tăng rất ít (10%). Điều đó chứng tỏ rằng 
phương pháp mới rất khả quan.
 Qua thời gian áp dụng phương pháp mới để học sinh tập thể dục giữa giờ 
như thế tôi quan sát thấy các em đã thay đổi hẳn ý thức của mình khi tham gia 
tập thể dục giữa giờ.
 Các em đã chủ động, siêng năng, tập trung hơn, kỹ thuật động tác được 9 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết quả đạt được của học sinh khi đã áp dụng sáng kiến:
 1.1. Kết quả đạt được của học sinh trong năm học 2018- 2019:
 Số lượng học sinh có hứng thú và tích cực tham gia tập luyện thể dục
giữa giờ, cụ thể kết quả đánh giá cuối năm học 2018 - 2019 như sau:
 Thời gian 
 Khối lớp 1 2 3 4 5
 khảo sát
 105 112 117 120 125
 Hoàn thành tốt
 73.9% 80.0% 80.1% 83.3% 86.8%
 Cuối kì II
 Hoàn thành 37 38 29 24 19
 2018-2019
 26.1% 20.0% 19.9% 16.7% 13.2%
 Chưa hoàn thành 0 0 0 0 0
 Số lượng học sinh có hứng thú và tích cực tham gia tập luyện thể dục
giữa giờ tăng lên đáng kể so vói học kỳ I. Năm học: 2019 - 2020 học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện, 
môn vỗ cổ truyền việt nam. Đạt giải nhất tập thể, hai giải cá nhân và 1 giải đôi 
nữ cấp tiểu học.
 ✓ Giải nhất tập thể: năm học 2019-2020 ✓ Đôi nữ tiểu học đạt năm học: 2019-2020 cũng như học các môn học khác.
 2. Kết Luận:
 Tập luyện Thể dục thường xuyên, liên tục và có phương pháp phù hợp sẽ 
nâng cao sức khỏe và có thể phòng chống bệnh tật cho mọi người. Đối với học 
sinh Tiểu học để giúp cho các em học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí 
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản khác để các em vững bước vào 
tương lai thì việc tập luyện Thể dục là hết sức quan trọng.
 Với các phương pháp mà tôi đã áp dụng trong sáng kiến này, bước đầu đã 
đạt được kết quả tích cực. Tôi tin rằng những phương pháp mà tôi nêu ở trên nếu 
áp dụng rộng rãi sẽ nâng cao được kết quả học tập và rèn luyện cho các em học 
sinh. Phương pháp này đơn giản và rất dễ áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học 
trên địa bàn huyện Trà Bồng.
 3. Kiến nghị:
 3.1. Đối với nhà trường
 Cần trang bị đầy đủ hơn về đồ dùng dạy học, trang thiết bị cần thiết 
phục vụ cho môn học Thể dục nói chung và trò chơi vận động nói riêng.
Cần tham mưu, phối hợp với địa phương và các cấp có thẩm quyền để đầu tư xây 
dựng nhà đa chức năng cho học sinh tập luyện.
 3.2. Đối với gia đình:
 Cần quan tâm, khuyến khích, động viên và trang bị dụng cụ học tập để 
các em tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao và vui chơi lành mạnh. Trên 
đây là những kiến nghị của cá nhân tôi. Rất mong nhận được sự quan tâm của 
nhà trường, địa phương và các cấp có thẩm quyền, tạo điều kiện tốt nhất để tôi 
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
 XÁC NHẬN CỦA Trà Bồng, ngày 31 tháng 03 năm 2021
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là đề tài sáng kiến bản thân 
 thực hiện, không sao chép nội dung của 
 người khác. Nếu vi phạm chịu xử lý theo qui XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG 20

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_nham_nang_cao_y_thuc_va_ha.docx