Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh khối Lớp 3

doc 15 trang sangkienlop3 15/02/2024 3410
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh khối Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh khối Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh khối Lớp 3
 MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................4
 1. Cơ sở lí luận ............................................................................................................4
 2. Thực trạng và nguyên nhân.....................................................................................5
 3. Các biện pháp tiến hành ..........................................................................................7
 4. Kết quả thực hiện .................................................................................................11
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................13
 1. Kết luận .................................................................................................................13
 2. Khuyến nghị . ........................................................................................................15
 1/15 Với nhiều nguyên nhân thực tế, lẫn khách quan như vậy, bằng nhiều nỗ 
lực của thầy và trò. Tôi đã sưu tầm, tìm hiểu trên mạng Internet, trong sách báo 
một số bài hát ngắn có giai điệu vui vẻ, dễ bắt chước và lồng vào đó một số câu, 
một số từ mà các em đã học để dạy các em vừa hát vui, vừa học. Thật bất ngờ, 
các em rất thích hát và hát rất mạnh dạn, cởi mở hơn, không còn rụt rè nữa, các 
em cũng tham gia bài học tích cực hơn, trong thời gian gần đây học sinh có 
nhiều tiến bộ ở môn Tiếng Anh. Tuy kết quả chưa thật cao nhưng những tiến bộ 
bước đầu giúp tôi hưng phấn hơn trong công tác. Sau giờ học, một điều thật thú 
vị là tôi đã bắt gặp các em hát nghêu ngao những bài hát ngắn mà đã được tôi 
lồng các từ mới vào. Thật vậy, điều đó đã là một thành công.
 Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Phương pháp phát triển các bài hát 
nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” để 
nghiên cứu. Đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi, tôi đã thực hiện và đã đạt 
được kết quả khá tốt. Mong rằng những kinh nghiệm này góp phần bổ sung và 
làm phong phú hơn phương pháp dạy học của các bạn đồng nghiệp.
 3/15 2. Thực trạng và nguyên nhân
 Chúng ta có thể thấy rằng, phương pháp học truyền thống mà giáo viên áp 
dụng trên lớp, trong mỗi tiết học thường chỉ là đọc-chép. Giáo viên là người 
truyền thụ kiến thức, còn học sinh là người ghi chép, tiếp thu kiến thức nhưng 
một cách thụ động. Đối với bộ môn tiếng Anh, phương pháp học đã có nhiều cải 
tiến, học theo phương pháp mới – Lấy người học là trung tâm. Tuy nhiên cách 
thức tiến hành , áp dụng của giáo viên vẫn chỉ mang tính chất dập khuôn và hình 
thức. Học sinh vẫn chưa thực sự được tiếp thu kiến thức một cách chủ động.
 Là giáo viên tiếng Anh đứng lớp qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu 
giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn 
cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạy Tiếng 
Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, về 
phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh, các hình thức dạy học cho phù hợp 
với từng tiết dạy, từng nội dung bài họcSau đó, tôi ghi chép và tích lũy 
thường xuyên. Trong và ngoài giờ dạy, tôi thường xuyên trao đổi với đổng 
nghiệp để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình 
dạy học. Tuy nhiên, chính bản thân tôi cũng đã từng đi theo lối mòn trong 
phương pháp giảng dạy như đã được đề cập ở trên.
 Về phía học sinh, phần đa các em đều yêu thích môn học, siêng năng và ham 
học, tự giác học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà. Luôn hăng hái tham 
gia xây dựng bài. Khi được dạy một bài hát mới, các em đều hứng thú và say 
sưa với bài hát. Điều đó rất hữu ích trong việc giúp các em ghi nhớ bài học.
 Hiện nay, việc dạy và học môn tiếng Anh đã nhận được khá nhiều sự quan 
tâm từ phía nhà trường, phụ huynh học sinh cũng như của các cấp lãnh đạo. 
Tuy nhiên, một trong những điều kiện thuận lợi để thực hành ngôn ngữ là môi 
trường giao tiếp thì vẫn còn hạn chế. Ngoài giờ học trên lớp, các con ít có điều 
kiện được thực hành ngôn ngữ nên thiếu cơ hội để luyện tập từ vựng, mẫu câu 
dẫn đến việc ghi nhớ bài học không thật hiệu quả.
 Với những thuận lợi và khó khăn như vậy nên nhưng năm học trước đây, khi 
tôi chưa áp dụng phương pháp dạy học: Thu hút, gây hứng thú học tập cho học 
sinh qua các bài hát, thì số lượng học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh của các lớp 
còn khá thấp và vẫn có một bộ phận không nhỏ học sinh cảm thấy thiếu hứng 
thú với Tiếng Anh.
 5/15 - Kết hợp một vài động tác hay điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết hợp 
chơi như hát thi, hát đối đáp, hát với âm lượng và tốc độ thay đổi theo hướng dẫn của 
quản trò.
 - Hình thức hát đuổi là cách hát vui nhộn và mang tính giáo dục rất có ý 
nghĩa, nó gây được sự ham thích của học sinh. Hát đuổi (với 2 hoặc 4 nhóm) 
tạo cho người hát, các nhóm, các bè và cả người nghe một cảm giác lộn xộn 
lúc ban đầu khi các nhóm hát khác nhau (khác về lời nhưng nhạc vẫn đi theo 
một mẫu giống nhau), rồi sau cùng lại giống nhau – cùng hát một câu. Nếu hát 
được đúng, ta đã giúp tạo ra lòng tự tin, tính độc lập cho các em, không nghe 
theo, không làm theo người hát bè khác. Khi đó, chắc chắn các em sẽ rất vui và 
còn hãnh diện nữaNgoài ra vào cuối năm học, việc giới thiệu một hoặc 2 bài 
hát ở chương trình tiếng Anh lớp 4 không những có thể giúp cho các em giải trí 
mà còn gây được sự hứng thú, tò mò ham thích học hỏi môn học ở các em.
 - Động viên các em thay lời, thay từ thậm chí tìm những đoạn nhạc phù 
hợp để ghép với mẫu câu hay từ vựng qua đó khuyến khích khả năng sáng tạo 
của các em, tạo cho các em niềm say mê cũng như sự tự tin trước bạn bè. Khi 
bài hát của mình được đưa ra biểu diễn trước các bạn thậm chí được giáo viên 
sử dụng để giảng dạy cho các học sinh lớp khác, đối với các em, đó là nguồn 
động viên vô cùng lớn, giúp các em phát huy tính sáng tạo của mình. Đây cũng 
là cách giáo viên giảm thiểu thời gian và tâm sức để đầu tư cho mỗi bài học. 
 - Như vậy, chúng ta biết rằng các phương thức để hỗ trợ cho bài học 
tiếng Anh không những là qua chơi trò chơi, kể chuyện, đóng kịch, đi cắm 
trại mà còn qua các bài hát nhỏ nhỏ, vui vui, nhằm khuyến khích việc sử 
dụng tiếng Anh một cách sáng tạo thiết thực. Sử dụng được càng nhiều tiếng 
Anh, học hỏi thêm càng nhiều tiếng Anh càng tốt cho việc giao tiếp trong cuộc 
sống đời thường và trong xã hội hiện đại ngày nay.
 Sau đây là nội dung một số bài hát dành cho các em học sinh tiểu học 
mà tôi tự soạn và áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình:
 7/15 Bài hát giáo dục học sinh tình cảm gắn bó với ngôi nhà của mình đồng 
thời củng cố kiến thức cho các em khi giới thiệu về nhà, các phòng và đặc điểm 
của chúng.
* Các bài hát thuộc chủ điểm khác: (thế giới xung quanh em)
 Bài 9: THE WEATHER
Mục đích của bài hát này là giúp học sinh ôn lại từ và cấu trúc câu đã học về 
thời tiết.
 Bài 10: OUR PETS
Qua bài hát ôn lại các từ chỉ tên các con thú cưng một âm tiết đã học như: 
dog, cat, fish, bird. Qua đó kết hợp giáo dục cho các em ý thức yêu thương và 
bảo vệ các loài động vật.
 Bài 11: HOW MANY PETS
Nhằm củng cố lại cấu trúc “How many  do you have?” và cách trả lời số 
luợng con thú cưng. Giúp học sinh biết một số trường hợp nào dùng danh từ số 
nhiều.
 Bài 12: OUR TOYS
Mục tiêu là ôn lại cấu trúc và các từ một âm tiết về đồ chơi đã học. Đồng thời 
giáo dục các em có ý thức gìn giữ đồ chơi của bản thân, của người khác và 
biết chia sẻ đồ chơi với các bạn.
 Bài 13: ZOO ANIMALS
Đây là một trong những bài hát thuộc chủ điểm thế giới xung quanh em 
của chương trình tiếng Anh lớp 4. Giai điệu của bài hát rộn ràng, vui nhộn, 
dễ hát giúp học sinh nhớ các từ chỉ các con vật ở sở thú và biết cách nói mình 
thích hay không thích con vật gì. Đồng thời củng cố cho các em cách dùng thể 
khẳng định, phủ định và thể nghi vấn của “Thì hiện tại đơn giản”.
4. Kết quả thực hiện
 Vào đầu năm học 2018 – 2019, tôi được phân công dạy môn tiếng Anh 
khối 3 gồm 288 học sinh. Sau khi vào chương trình dạy hết 3 tuần, tôi nhận 
thấy tình hình học sinh tôi có phần gặp nhiều khó khăn như tôi đã trình bày ở 
trên (phần thực tiễn bộ môn). Và tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ để 
thống kê sở thích của học sinh đối với các môn học thì có kết quả như sau:
 9/15 THỐNG KÊ KẾT QUẢ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG TIẾNG ANH CỦA 
 HỌC SINH KHỐI 3 NĂM HỌC 2018-2019
 Dưới 
 Mốc đánh giá Giỏi % Khá % TB % %
 TB
 Đầu HK I 87 30,2 74 25,7 93 32,3 34 11,8
 Giữa HKI 145 50,4 45 15,6 71 24,7 27 9,3
 Hết HKI 194 67,4 53 18,4 30 10,4 11 3,8
 Giữa HKII 178 61,8 82 28,5 20 6,9 8 2,8
 11/15 2. Khuyến nghị :
 Đối với lãnh đạo ngành các cấp, tôi mong sẽ thường xuyên có các hoạt động 
học tập, bồi dưỡng chuyên môn như tổ chức chuyên đề, lớp bồi dưỡng chuyên môn 
ngắn hạn để giáo viên chúng tôi có cơ hội chia sẻ cũng như học hỏi kinh nghiệm của 
các đồng nghiệp từ các đơn vị khác, qua đó củng cố và hoàn thiện kỹ năng dạy học của 
mình.
 Đối với Ban giám hiệu nhà trường, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc vì sự tin 
tưởng và tạo điều kiện một cách tuyệt đối của các đồng chí cho bản thân tôi để 
tôi có thể thỏa sức sáng tạo, thể hiện hết tâm huyết của mình trong công việc. Sự 
hỗ trợ của ban giám hiệu về điều kiện cơ sở vật chất cũng như những chỉ đạo về 
chuyên môn, tư tưởng giáo dục đã giúp cho tôi có định hướng đúng đắn trong 
quá trình phát triển đề tài. 
 Việc có phòng chức năng riêng cho bộ môn Tiếng Anh là điều kiện rất tốt 
cho giáo viên để chúng tôi có thể tập trung chuyên môn, triển khai sử sụng các 
đồ dùng học tập, giáo cụ trực quan, phương tiện dạy học hiện đại trong giảng 
dạy. Bên cạnh đó, việc thay đổi môi trường học tập từ phòng học của mình sang 
phòng Ngoại Ngữ (một không gian mới chuyên nghiệp) cũng giúp cho học sinh 
cảm thấy hào hứng, tạo tâm thế tốt cho các em khi bước vào tiết học.
 Đối với giáo viên, cùng với việc thường xuyên học hỏi, sáng tạo để thu 
hút sự chú ý của học sinh trong giờ học, giáo viên cũng cần chú trọng rèn nề nếp 
cho học sinh. Những quy định về kỷ luật môn học như đảm bảo đồ dùng học tập, 
thường xuyên kiểm tra vở ghi bài hay khuyến khích các em sử dụng hoàn toàn 
Tiếng Anh trong giờ học sẽ rất có ích trong việc hình thành thói quen tích cực và 
phản xạ ngôn ngữ.
 Đối với phụ huynh. Phụ huynh nên khuyến khích con luyện tập Tiếng 
Anh ở nhà, phối kết hợp với giáo viên để đưa ra phương pháp phù hợp nhất với 
con em mình nhằm mục đích động viên trẻ sử dụng Tiếng Anh một cách tự tin 
trong mọi trường hợp có thể. Phụ huynh có thể cho con xem những video giáo 
dục, bài hát thiếu nhi, phim ngắn hoặc các chương trình khoa học trên TV, 
internet một các có định hướng và kiểm soát. Điều này sẽ rất tốt cho phát triển 
khả năng ngôn ngữ ở trẻ. 
 Trên đây là những “ Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích 
gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” mà tôi đã mạnh dạn đưa 
ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong dạy môn tiếng 
 13/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_phat_trien_cac_bai_hat_nha.doc