Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 3
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh ở Lớp 3
Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 MỤC LỤC TT Nội dung đề mục Trang 1 MỤC LỤC 1 2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 2 3 1. Lý do chọn đề tài 2 4 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3 5 3. Đối tượng nghiên cứu 3 6 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 7 5. Phương pháp nghiên cứu 4 8 II. PHẦN NỘI DUNG 4 9 1. Cơ sở lí luận 4 10 2. Thực trạng 6 11 3. Giải pháp, biện pháp 7 12 4. Kết quả 19 13 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 21 14 1. Kết luận 22 15 2. Kiến nghị 23 16 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN 24,25 17 Tài liệu tham khảo 26 GV: Đào Thị Thu Hằng1 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 - Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn, giúp học sinh học tiếng Anh có hiệu quả, nắm vững kiến thức và xa hơn là thể sử dụng trong giao tiếp. Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến cách hiểu học sinh từ đó cải tiến phương pháp dạy học, cách đánh giá học sinh, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tự tin tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp và bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác bằng chính cách của mình dưới sự giúp đỡ của giáo viên. b. Nhiệm vụ Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu các tài liệu về thuyết đa trí tuệ. 2. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn Tiếng Anh, các kỹ thuật dạy Tiếng Anh 3. Nghiên cứu các cách đánh giá học sinh. 4. Quan sát và nghiên cứu về tâm lí học sinh 5. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Thuyết đa trí tuệ - Các kĩ thuật dạy học tích cực. - Các phương pháp dạy học tích cực. - Các cách đánh giá học sinh - Khách thể trợ giúp nghiên cứu: Các đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài trường, cùng trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu: học sinh khối 3 trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai. GV: Đào Thị Thu Hằng 3 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 Năm 1916, nhà tâm lý học người Mỹ thuộc Trường đại học Stanford là ông Lewis Terman (1877-1956) đã sửa đổi các bài trắc nghiệm của Alfred Binet thành bài trắc nghiệm Stanford-Binet và đưa ra ý niệm về “chỉ số thông minh” IQ. Năm 1949, nhà tâm lý học David Wechsler cho phổ biến “thước đo thông minh Wechsler” dùng cho các thiếu niên từ 5 tới 15 tuổi, thước đo trí thông minh dùng cho người trưởng thành (năm 1955) dùng để trắc nghiệm mọi người từ 16 - 64 tuổi, phần tiêu chuẩn đặc biệt dùng cho người cao tuổi từ 60 - 75 tuổi. Để xác định tuổi trí tuệ (MA), các nhà giáo dục và tâm lý học đã dùng tới các bài trắc nghiệm để đo lường khả năng trí tuệ của các em học sinh. Các câu hỏi được xếp đặt từ dễ đến khó và liên quan tới trí nhớ, cách lý luận, các định nghĩa, khả năng tính các con số và khả năng nhớ lại các dữ kiện. Theo cách tính theo IQ, điểm trung bình là 100 theo các bậc, ví dụ từ 132 trở lên là cực kỳ thông minh, 121-131 rất thông minh, 89-110 thông minh trung bình, 79-88 kém thông minh, dưới 67 là đần độn. Nhưng bản thân những bài trắc nghiệm đo trí thông minh khó đánh giá một cách công bằng các khả năng của mọi người. Ví dụ: Nếu bài trắc nghiệm bằng tiếng Anh, khiến những người bản xứ sẽ thuận lợi hơn. Một người đi du lịch nhiều sẽ có điểm trắc nghiệm cao hơn người khác trong lĩnh vực này. Các bài trắc nghiệm về trí thông minh chỉ giới hạn phạm vi đo lường vào các khả năng lý luận toán học và ngôn ngữ, mà hầu như đã bỏ quên những năng khiếu khác như sự khéo tay, năng khiếu thể thao, khả năng giao tiếp, âm nhạc và nghệ thuật... Mặt khác, IQ test đã không xét tới các tài năng và khuynh hướng thường không được xếp hạng như tài thuyết phục, tài thương lượng... Năm 1988, thuyết Đa trí tuệ (trí thông minh đa dạng) được Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner của đại học Harvard giới thiệu lần đầu trong quyển “Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences”. Ông phản bác quan niệm truyền thống về khái niệm thông minh, vốn được đồng nhất và đánh giá dựa theo các bài GV: Đào Thị Thu Hằng 5 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 + Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em; + Trường chưa có phòng học chức năng riêng biệt với đầy đủ trang thiết bị; + Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này, dẫn đến một số em không có điều kiện mua sách vở đầy đủ. + Do điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, các chương trình giải trí sử dụng Tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế, huống hồ là giao tiếp bằng Tiếng Anh. + Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công. + Hơn nữa các em cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn để tự học ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh nào cũng biết. 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp GV: Đào Thị Thu Hằng 7 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 Gardner đã chỉ ra rằng: Trường học thông thường chỉ đánh giá một trẻ học sinh thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic, và điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng. Vì vậy khi áp dụng thuyết đa trí tuệ , GV có thể giúp HS phát triển khả năng của mình hơn, không đánh đồng hay cào bằng khả năng riêng của mỗi HS từ đó có cái nhìn nhân văn hơn với khả năng và thành tích của HS. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp GV cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi HS Nhiều nhà tâm lý học, nhà giáo dục đã thử ứng dụng thuyết này vào quá trình nghiên cứu của mình. Trong số đó, Thomas Armstrong đã ứng dụng thành công một phần thuyết đa trí tuệ của H. Gardner vào việc giảng dạy và giáo dục. Ông đã công bố một số cuốn sách nổi tiếng như: 7 loại hình trí thông minh, Bạn thông minh hơn bạn nghĩ, Đa trí tuệ trong lớp học, các cuốn sách này chủ yếu viết về các vấn đề giáo dục và hướng dẫn cha mẹ giáo dục con cái, giúp giáo viên dạy học theo các phương pháp nhằm phát huy các năng lực trí tuệ nổi trội của con em mình. * Vận dụng trong dạy học: Giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. *Về phương pháp dạy học: Thuyết đa trí tuệ giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất và phù hợp nhất với bản thân họ và họ hiểu thấu đáo vì sao GV: Đào Thị Thu Hằng 9 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 Qua đây tôi cũng xin chia sẻ cách vận dụng thuyết đa trí tuệ vào giảng dạy của mình thông qua các hoạt động trong giờ học để học sinh nắm bài tốt hơn. Sau khi áp dụng hoạt động 1 và 2 trong lồng ghép vào nội dung bài học, thì hoạt động 3,4 là hoạt động giúp học sinh phát triển “trí thông minh” của chính bản thân mình rõ ràng nhất. Và hoạt động thường được lồng ghép vào các trò chơi với nhiều sự kết hợp của trí thông minh riêng biệt giúp mỗi học sinh không cảm thấy bị bỏ rơi trong giờ học “ngôn ngữ”. Biện pháp 1: Sử dụng songs, chants trong dạy học Với việc sử dụng các bài hát, bài chant đơn giản, vui tươi có liên quan đến chủ đề bài học có thể kích thích các học sinh thoải mái hơn và tai sẽ quen dần với vỏ âm thanh của một thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ đây là cách giúp học sinh thả lỏng trước khi vào bài. Một bài chant sử dụng trong Unit 8: This is my pen (SGK Tiếng Anh 3) Chuẩn bị: - Băng, đĩa, máy chiếu. - Bài chant Cách thực hiện: - Giáo viên ổn định lớp và bật bài chant 1 đến 2 lần cho học sinh nghe và quan sát hình ảnh trong bài chant. - Giáo viên cho học sinh nhẩm theo lời bài chant GV: Đào Thị Thu Hằng 11 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 đúng sẽ dành dược tấm card về cho nhóm của mình, nếu sai thì HS sẽ trả tấm card lại chiếc bàn. GV sẽ bật nhạc và gọi tên liên tục để HS di chuyển và tham gia trò chơi cho đến khi kết thúc bài nhạc. Giáo viên có thể cho nhiều lượt học sinh tham gia trò chơi. Đội nào có nhiều flashcard hơn sẽ là đội chiến thắng. Một hoạt động trong Unit 17: Do you have any pets? (SGK tiếng Anh 3) Great artist (Họa sĩ đại tài) Chuẩn bị: - Một chiếc bàn. - Một số tờ giấy A4 trắng (tùy thuộc vào số lượng HS tham gia). - Một bài hoặc một đoạn nhạc vui nhộn. - 4 hoặc 6 cây bút màu (tùy thuộc vào số lượng nhóm trong lớp). Cách chơi: - GV nêu rõ chủ đề của trò chơi hôm nay ( school things, plcaes in the school, family, ..) . - GV yêu cầu mỗi nhóm cử từ 1- 2 HS tham gia trò chơi hoặc chia thành niều lượt chơi cho nhiều học sinh có thể - HS đứng xung quanh chiếc bàn, trên chiếc bàn có những tờ giấy A4 đặt sẵn. - GV bật nhạc và HS sẽ di chuyển xung quanh bàn, HS vừa di chuyển có thể vừa nhún nhảy hay lắc lư theo nhạc. - Nhạc dừng HS lập tức dừng lại và vẽ nhanh hình ảnh có liên quan đến chủ đề của trò chơi vào tờ giấy gần mình nhất. Nhạc bật lên, HS lại tiếp tục di chuyển và nhạc dừng HS lại vẽ vào một tờ giấy gần mình cho đến khi hết giờ hoặc có tín hiệu kết túc từ giáo viên. - GV sẽ yêu cầu các HS dùng mẫu câu đã học có liên quan để nói về những hình ảnh trên tờ giấy trước mặt mình. Với mỗi câu đúng với hình vẽ HS sẽ ghi được một điểm. GV có thể cho nhiều lượt học sinh tham gia để học sinh có nhiều GV: Đào Thị Thu Hằng 13 Ứng dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học môn Tiếng Anh lớp 3 mình muốn học. HS có thể tra từ điển, tra google hay hỏi GV để biết nghĩa từ mà HS thích. - Cuối tháng GV sẽ thu các “nhật kí” của HS lại và đặt các câu hỏi cho HS về các từ có trong “nhật kí”. - GV có thể yêu cầu HS đọc to , đặt câu hay viết các câu có thể thành lập với những từ có trong “nhật kí” và tiến tới xa hơn HS sẽ có thể sử dụng các từ trong nhật kí để viết các đoạn văn đơn giản. HS sẽ chia sẻ “nhật kí” của mình với bạn bè. Qua “nhật kí” GV cũng như HS có thể đo được sự tiến bộ của HS. Một mẫu về Calendar Diary GV: Đào Thị Thu Hằng 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_thuyet_da_tri_tue_vao_day_hoc.doc