Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3
1 | 2 0 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài: 1.1 Cơ sở lí luận: - Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Môn Tự nhiên và Xã hội được xây dựng và phát triển trên nền tảng tích hợp những kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội. Môn học trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản ban đầu về con người, về các sự vật, hiện tượng, về các mối quan hệ trong thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh và những kĩ năng học tập cơ bản như quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm thông tin, xử lí thông tin và trình bày những ý tưởng khoa học đơn giản bằng nhiều hình thức. - Cùng với các môn học, hoạt động giáo dục khác, môn Tự nhiên và Xã hội đóng góp một phần quan trọng vào việc hình thành cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung được quy định trong chương trình GDPT và bước đầu hình thành cho học sinh năng lực khoa học. - Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. .- Để đạt mục tiêu giáo dục 2018 thì việc đổi mới phương pháp giáo dục, giáo dục phát triển năng lực của học sinh là điều bắt buộc. - Tuy nhiên nội dung sách giáo khoa đang sử dụng có nội dung kiến thức được phân chia theo từng bài, kiến thức các môn ít có mối liên quan dẫn tới học sinh rất khó trong việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Chương trình dạy học mang năng kiến thức hàn lâm ít có trải nghiệm thực tế vì vậy khó phát triển được năng lực người học. - Phương pháp dạy học chủ yếu chú trọng đến truyền thụ kiến thức là chính dẫn tới học sinh ít có hứng thú và chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Chính vị vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. - Trong những phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển năng lực của học sinh thì phương pháp dạy học STEM có vai trò quan trọng và có nhiều lợi thế. - STEM là phương pháp giáo dục tích hợp 4 bộ môn, bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Điểm đặc biệt của phương pháp này là cách tiếp cận liên ngành trong quá 3 | 2 0 - Đây là lần triển khai áp dụng đầu tiên với giáo viên và học sinh của trường nên còn rất bỡ ngỡ. Đa số giáo viên chưa hiểu về phương pháp dạy học tiếp cận STEM còn ngại tìm hiểu và tham gia. - Hình thức dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi giáo viên. Vẫn còn tư tưởng an phận và không muốn tiếp thu cái mới. 2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: a. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. b. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cách tổ chức, hướng dẫn dạy học của giáo viên và việc học tập của học sinh ở trường tiểu học Phú Sơn. c. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi học sinh lớp 3A2 Trường tiểu học Phú Sơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu: a. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu vai trò của giáo dục STEM trong dạy học định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn lao động trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. - Nghiên cứu chương trình Tự nhiên và Xã hội, trong trương trình giáo dục phổ thông để tìm bài dạy có kiến thức nền phù hợp để xây dựng bài học STEM. b. Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát để nắm bắt năng lực của học sinh. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thuyết trình PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến - Môn Tự nhiên xã hội là một trong những môn khoa học cơ bản, hằng năm thường không chọn để thi nên đa phần các em còn xem nhẹ. - Bên cạnh những kiến thức gắn liền với thực tế cuộc sống thì vẫn còn nhiều phần mang tính chất hàn lâm, khó học, khó nắm bắt, kiến thức nặng nhiều về lý thuyết. Vì vậy đa số các em không hứng thú với môn học và ít nhận thấy vai trò 5 | 2 0 Thuật ngữ STEM được hiểu như một “tổ hợp đa lĩnh vực” bao gồm: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics). Bốn lĩnh vực này được mô tả như sau: Khoa học, là việc nghiên cứu thế giới tự nhiên, bao gồm các quy luật tự nhiên của Vật lý, Hoá học, Sinh học và giải quyết hoặc ứng dụng các hiện tượng, nguyên lý, quan niệm hoặc quy tắc của các môn này. Khoa học vừa là một chỉnh thể kiến thức được tích luỹ qua thời gian, vừa là một tiến trình - mang tính khoa học - tạo ra kiến thức mới. Công nghệ, mặc dù không phải là một lĩnh vực, theo nghĩa chặt chẽ nhất, bao gồm toàn bộ hệ thống con người và tổ thức, kiến thức, tiến trình, và thiết bị dùng để tạo ra và thao tác các đồ vật (tạo tác) công nghệ, cũng như chính các đồ vật đó. Phần lớn các công nghệ hiện đại là sản phẩm của khoa học và kỹ thuật, và các công cụ công nghệ được sử dụng trong cả hai lĩnh vực. Kỹ thuật, vừa là một chỉnh thể kiến thức - về thiết kế và chế tạo các sản phẩm nhân tạo - vừa là một quá trình giải quyết vấn đề. Quá trình này chịu ảnh hưởng của các ràng buộc. Một trong số đó là các quy luật tự nhiên, hoặc khoa học. Kỹ thuật sử dụng các khái niệm khoa học và toán học như những công cụ công nghệ. Toán học, là việc nghiên cứu các mô hình và mối quan hệ giữa số lượng, số và không gian. Không giống như trong khoa học, nơi các bằng chứng thực nghiệm được tìm kiếm để đảm bảo hoặc bác bỏ các mệnh đề, các mệnh đề toán học được đảm bảo bằng các lập luận logic dựa trên các giả định cơ bản. Cũng như khoa học, kiến thức toán ngày một phát triển, nhưng không giống khoa học, kiến thức toán không thể bị bác bỏ, trừ phi các giả định cơ bản bị thay đổi. Không chỉ đơn thuần mô tả bốn lĩnh vực STEM, đoạn trích nói trên còn cho thấy bốn lĩnh vực này không phải hiện diện một cách riêng lẻ mà cần phải được tích hợp, liên kết chặt chẽ với nhau. Giáo dục STEM là phương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai hay nhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặc nhiều môn học khác trong nhà trường. 7 | 2 0 Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn. - Bước 3: Xây dựng tiêu chí của sản phẩm/giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. - Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động: + Hoạt động 1: Xác định vấn đề + Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp; + Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế + Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế đã lựa chọn, thử nghiệm và đánh giá trong quá trình chế tạo + Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã chế tạo. Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Tiến trình mỗi bài học STEM được thực hiện phỏng theo quy trình kĩ thuật, trong đó việc "Nghiên cứu kiến thức nền" trong tiến trình dạy học mỗi bài học STEM chính là việc học để chiếm lĩnh nội dung kiến thức trong chương trình, trong đó học sinh là người chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. 4. Các biện pháp đưa STEM vào môn Tự nhiên và Xã hội trong trường Tiểu học hiện nay 2.4.1 Kết hợp xây dựng các bài học STEM với phương pháp dạy học truyền thống. STEM có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên cũng còn một số hạn chế như sau: Thứ nhất là mất nhiều thời gian thực hiện. Một bài học thực hiện sẽ mất khá nhiều thời gian ở trên lớp cũng như ngoài lớp nên ảnh hưởng đến việc học tập 9 | 2 0 2.4.3 Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm một cách khoa học, có hiệu quả. - Mọi hoạt động học trong bài học STEM học sinh sẽ phải làm việc theo nhóm vì vậy để giờ học có hiệu quả và học sinh thực sự hứng thú thì chúng ta cần hướng dẫn các con làm việc nhóm một cách khoa học. + Bầu ra trưởng nhóm: người có khả năng lãnh đạo, phân công mọi công việc cho các thành viên trong nhóm. + Phân công công việc cho các con dựa vào điểm mạnh và khả năng của các con để các con phát huy tối đa năng lực của học sinh.Các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn sau trong suốt quá trình học tập. + Khi thực hành làm sản phẩm học sinh sẽ làm theo những nhiệm vụ mình đã được phân công trước đó. Khi làm xong sản phẩm các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau dọn dẹp, cất gọn gàng mọi nguyên vật liệu của nhóm. Hình ảnh học sinh làm việc nhóm 11 | 2 0 Môn học - Điều tra, phát hiện những thứ có thể gây cháy Tự nhiên xã hội trong nhà và nói với người lớn có biện pháp chủ đạo phòng tránh. - Nhận biết được cách thu thập, phân loại, ghi chép số liệu thống kê trong một số tình huống đơn giản theo các tình huống cho trước Toán - Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến cắt, ghép, xếp và tạo hình trang trí. - Lựa chọn được vật liệu phù hợp, và sử dụng Môn học Công nghệ dụng cụ đúng cách an toàn. tích hợp Các yêu cầu cần đạt thuộc chủ đề Mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật - Hiểu được một số thao tác, công đoạn cơ bản để làm nên sản phẩm. - Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm. - Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. I. Yêu cầu cần đạt (của bài học) - Điều tra, phát hiện được những thứ có thể gây cháy trong nhà và nói được với người lớn có biện pháp phòng tránh. - Xác định được nội dung chính của Biển hướng dẫn phòng cháy tại nhà. - Lựa chọn và sử dụng được các nguyên liệu, dụng cụ để làm sản phẩm đúng cách, an toàn. - Thể hiện được hình ảnh trọng tâm cần nhắc nhở trên Biển hướng dẫn phòng cháy tại nhà. - Hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập; - Tích cực, chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm nguyên liệu khi làm sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học *Chuẩn bị học sinh: (Bộ dụng cụ học tập môn mỹ thuật) 13 | 2 0 ( Cho các con quan sát tranh, ảnh hoặc các sản phẩm có liên quan đến sản phẩm các con sẽ thực hiện. Các con sẽ tự khám phá, tìm tòi, phát hiện và xây dựng nên tiếu chí của sản phẩm.) - Các con hãy cùng quan sát hình ảnh một số biển hướng dẫn trong cuộc sống thực tế nhé. - GV: Những biển hướng dẫn này như thế nào? - GV: Biển hướng dẫn phòng cháy tại nhà cần đạt được các tiêu chí gì? - GV: Biển hướng dẫn phòng cháy tại nhà sẽ cần những tiêu chí sau: 1. Nổi bật trọng tâm nội dung muốn hướng dẫn phòng cháy. 2. Trang trí sáng tạo, bắt mắt, có thẩm mỹ. 3. Có kích thước phù hợp, dễ nhìn, dễ nhớ 4. Thuận tiện trong sử dụng lâu dài tại gia đình. 5. Sử dụng tiết kiệm các vật liệu có sẵn. 2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức mới (Tìm hiểu kiến thức): Xác định được ND trọng tâm của biển hướng dẫn phòng cháy ( Các nhóm sẽ thảo luận để xác định nội dung trọng tâm của sản phẩm dưah vào yêu cầu trong phiếu học tập của thầy, cô) - GV: Đưa nội dung nhiệm vụ điều tra cuối buổi trước - GV: Bây giờ dựa trên phiếu điều tra cá nhân, các con hãy làm việc nhóm và thực hiện yêu cầu sau: 1. Tổng hợp các ý kiến vào phiếu điều tra chung của cả nhóm 2. Những nguy cơ có thể gây cháy trong gia đình là gì? - GV: Thời gian hoạt động nhóm là 7’ (mẫu phiếu thảo luận – phụ lục 3) - Mời các nhóm lên báo cáo. * GVchốt: Có hai nguy cơ chính thường xảy ra đó là các vật dễ gây cháy mà lại để gần lửa và chập cháy điện dẫn đến cháy. Các con lưu ý khi thực hành làm biển hướng dẫn, cần có lời nhắc nhở sát với thực tế đã điều tra của nhóm nhé. 3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_van_dung_giao_duc_stem_vao_day_hoc_mon.docx