Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3

doc 29 trang sangkienlop3 22/02/2024 4380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn Tự nhiên và Xã hội Lớp 3
 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BẮC TÂN UYÊN
 TRƯỜNG TIỂU HỌC: ĐẤT CUỐC
 Tổ khối: 3
 Phân môn: Tự nhiên và xã hội
 -------------* * -------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHẰM 
 TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH Ở MÔN 
 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
 Năm học: 2017- 2018
 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU CÚC
 Số điện thoại: 01632248801
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 1 Năm học: 2017 -2018 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
cách nhanh chóng các vốn kiến thức sống động về cuộc sống muôn màu xung 
quanh các em.
 Vận dụng phương pháp trò chơi vào dạy học bộ môn TN&XH là đưa học 
sinh trải nghiệm vào các hoạt động mang tính chất tự nguyện. Từ đây, giúp học 
sinh biết chủ động học tập sáng tạo, giúp các em say mê tìm tòi khám phá để 
lĩnh hội các kiến thức trong mỗi tiết học.
 Mặt khác, học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học, 
đồng thời các em còn phải tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới 
phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm 
không dễ và cũng không phải ngày một ngày hai là làm được. Nó đòi hỏi một sự 
đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi 
một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của người giáo viên về đổi mới 
phương pháp, hình thức tổ chức học tập đều là động lực tạo hứng thú học tập 
cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
 Để thực hiện điều này, từ thực tế thực hiện nhiệm vụ trong nhiều năm 
qua, tôi xin được “Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học 
sinh ở môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3” trước Hội đồng khoa học trường Tiểu 
học Đất Cuốc và Hội đồng khoa học PGD&ĐT huyện Bắc Tân Uyên, kịp thời 
xem xét, đánh giá nhận xét và góp ý kiến cho sáng kiến của tôi, để tôi có thể 
ngày một hoàn thiện và giảng dạy có tiến bộ hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 3 Năm học: 2017 -2018 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
 - Bên cạnh đó, qua các hoạt động trò chơi các em còn phát triển nhiều 
phẩm chất đạo đức như: đoàn kết, biết giúp đỡ nhau, thân ái, lòng trung thực, tinh 
thần trách nhiệm, tự tin, biết nỗ lực ....Vì những lý do trên mà tôi đã áp dụng các 
biện pháp thiết kế trò chơi là rất cần thiết trong giờ học Tự nhiên và Xã hội ở 
Tiểu học.
 II. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 1. Nhiệm vụ:
 Nghiên cứu một số cơ sở lý luận nắm bắt những nền tảng cơ sở ban đầu của 
 vấn đề, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh Tiểu học để biết tầm quan 
 trọng của Đổi mới phương pháp dạy học.
 Xây dựng một số trò chơi mới kết hợp các sưu tầm được tạo nên tính hệ 
 thống phục vụ các bài ở các chủ đề Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
 Đồng thời tìm ra ý nghĩa, tác dụng của việc vận dụng một số trò chơi nhằm 
 tạo hứng thú cho học sinh lớp 3, kết hợp với việc phân tích nguyên nhân, tìm ra 
 những yếu tố liên quan đến việc dạy tốt môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh 
 Tiểu học nói chung . 
 Và cũng từ đó, đề ra được các kết luận tổng kết và rút kinh nghiệm riêng cho 
 bản thân để khắc phục giảng dạy tốt hơn cho học sinh trong thời kỳ hội nhập 
 hiện nay.
 2. Đối tượng:
 Học sinh khối lớp 3- Cụ thể là học sinh lớp 3.3 trường Tiểu học Đất Cuốc. 
 Chương trình Tự nhiên - Xã hội lớp 3. 
 Các trò chơi vận dụng trong quá trình dạy học môn Tự nhiên - Xã 
 hội.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Nhằm tìm hiểu nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tự 
 nhiên và Xã hội lớp 3 ở trường Tiểu học. Qua đó, xây dựng hoàn thiện hệ thống 
 trò chơi nhằm phục vụ các bài học trong từng chủ đề môn Tự nhiên và Xã hội 
 lớp 3 để nâng cao hiệu quả dạy học . Quan trọng hơn cả là giúp tìm ra những 
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 5 Năm học: 2017 -2018 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
 PHẦN B: NỘI DUNG 
I. THỰC TRẠNG:
 Năm học 2017 – 2018, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 3.3 
gồm 38 em, trong đó có 19 em nữ và 19 em nam, có 2 em nữ là dân tộc Khơ-me 
và 1 em nữ là dân tộc Mường. Vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp 3.3 của tôi có 
một số thuận lợi và khó khăn như sau: 
 1. Thuận lợi: 
 - Nhà trường luôn có sự quan tâm, đầu tư về mặt chuyên môn cũng như về 
đồ dùng môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3. Nhà trường cung cấp cho giáo viên có 
đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, đồ dùng dạy họckết hợp 
đồ dùng dạy học tự làm để giúp cho việc giảng dạy của giáo viên đạt kết quả.
 - Học sinh yêu thích tự nhiên, thích khám phá, thích tìm tòi và muốn phát 
hiện cái mới, thích tự mình trải nghiệm vào thế giới tự nhiên, thích thể hiện khả 
năng riêng của mình.
 - Có sự quan tâm đầy đủ từ phía gia đình, tất cả các em đi học đều có sách 
giáo khoa, đồ dùng học tập.
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên dạy học hai 
buổi/ngày vì thế giáo viên có cơ hội tiếp xúc, gần gũi học sinh để nắm bắt đúng 
sở thích, nguyện vọng và tình cảm của mỗi học sinh.
 - Đặc trưng của môn học là gắn liền với thực hành, thực tiễn nhiều nên 
trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể kịp thời phát hiện những đối tượng 
còn thụ động, rụt rè trong học tập. 
 Như vậy, giáo viên có thể nắm rõ hơn khả năng cũng như sức học của từng 
đối tượng học sinh. Từ đó, có biện pháp giúp các em hòa đồng và mạnh dạn hơn 
trong học tập môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng, các môn học nói chung.
 2. Khó khăn: 
 - Tâm lý của đa số học sinh còn coi môn Tự nhiên và Xã hội là môn phụ 
trong chương trình học nên đa phần các em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài, 
đọc bài trước ở nhà.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 7 Năm học: 2017 -2018 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
và học tập có sự cân đối? Từ những băn khoăn, trăn trở đó, tôi đã mạnh dạn 
chọn và nghiên cứu đề tài này.
 Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện từ nhiều năm học 
trước. Sau đó rút kinh nghiệm, bổ sung và được hoàn thiện vào cuối năm 2017- 
2018. Chính yếu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, hướng vào các nội dung 
sau đây:
 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập.
 2. Tổ chức các hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi- Gameshow.
 3. Tổ chức cho học sinh thực hành, thí nghiệm.
 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
 Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu 
 quả trong việc thực hiện hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người 
 giáo viên. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hóa giáo 
 dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo 
 dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
 Là một giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy khối lớp 3. Để làm tốt 
 công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là nghiên cứu để nắm 
 vững tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh. Tạo điều kiện cho 
 từng học sinh và thể hiện sự quan tâm với mỗi thành viên trong lớp.
 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học, nhất là môn Tự 
 nhiên và Xã hội vô cùng đa dạng và phong phú, gồm: thảo luận nhóm, sắm vai, 
 trò chơi học tập, giải quyết tình huống có vấn đề, . Mỗi phương pháp dạy học 
 đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy, người giáo viên không nên lạm 
 dụng phương pháp nào. Phải cân nhắc kỹ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy, 
 căn cứ vào nhận thức của mỗi học sinh.
 1. Nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
 Môn Tự nhiên - Xã hội lớp 3 được tích hợp nội dung về mảng Tự 
 nhiên và mảng Xã hội, ở đây không có một bài Tự nhiên – Xã hội nào đưa 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 9 Năm học: 2017 -2018 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
trò chơi phải được xây dựng từ các dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học nằm 
trong các dạng bài kiến thức trên, sáng tạo hơn có thể mang những cái tên cầu 
kỳ, gây hứng thú cho học sinh góp phần hình thành và củng cố kiến thức.
 Đặt tên trò chơi phải hấp dẫn, gây được sự chú ý của học sinh ngay từ đầu, 
đồng thời phải thể hiện nội dung trò chơi, tên không được quá dài. Ví dụ: Ong 
tìm nhụy, Đố bạn con gì?, 
 Các trò chơi khi được áp dụng vào thực tế phải giúp học sinh rèn luyện kỹ 
năng tư duy, phát huy trí tuệ, óc tư duy, phân tích và sáng tạo khi học.
 Các trò chơi được áp dụng phải phù hợp với quỹ thời gian, tức là không 
quá lâu cũng không quá nhanh, trung bình sử dụng trong giờ học khoảng 5 đến 
10 phút và phải thích hợp với môi trường học tập của học sinh.
 Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý và tham gia của đa 
phần học sinh của lớp, tạo nên không khí vui vẻ và thoải mái cho giáo học sinh 
cũng như giáo viên. Đồng thời, trò chơi cần được tổ chức sao cho phù hợp với 
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 3, không quá cầu kỳ, phức tạp nhưng 
vẫn phải gần gũi và sát thực.
 2.2) Nguyên tắc công bằng: 
 Các trò chơi cần tuân theo nguyên tắc này nhằm thể hiện được tính thi 
 đua giữa các cá nhân, giữa các nhóm để tạo không khí thi đua hào hứng 
 nhằm giúp các em tiếp thu nhanh các kỹ năng cần thiết: tính hợp tác, tính 
 kiên trì, tính nỗ lực cố gắng,
 2.3) Nguyên tắc tự nguyện:
 Các trò chơi đưa ra không nên yêu cầu bất kỳ em nào tham gia mà cần sự 
 tích cực tự giác tham gia từ các em nhằm tạo cho các em tâm lý thoải mái 
 và yêu thích môn học hơn.
 2.4) Nguyên tắc kỷ luật: 
 Trò chơi dù là để học hay để chơi đều phải tuân theo nguyên tắc này, 
 mỗi trò chơi phải có cách thức chơi riêng biệt cụ thể, ta gọi đó là : luật 
 chơi. Luật chơi khiến cho trò chơi hấp dẫn hơn. Hơn thế nữa, có luật chơi 
 sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa người chơi. Khi chơi, học sinh mong đợi nhất là 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 11 Năm học: 2017 -2018 Vận dụng một số trò chơi nhằm tạo hứng thú cho học sinh ở môn TN&XH lớp 3 
 a) Trò chơi 1: Gia đình nhỏ
 * Mục đích chơi: Qua trò chơi, giúp học sinh tìm hiểu một cách đơn giản và biết 
 cách giới thiệu về gia đình mình, đặc biệt là gia đình có 3 thế hệ.
 * Thời gian chơi: 5 phút
 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 6 tấm bìa viết sẵn chữ: Ông- Bà- Bố- Mẹ- 
 Anh trai- Em gái, các bức tranh 
 * Chọn đội chơi: Tất cả học sinh sẽ tập trung nghe giáo viên phổ biến để 
 xung phong tham gia. 
 * Cách chơi: Giáo viên giới thiệu một bức tranh nói về các thành viên trong 
 một gia đình. Tuy nhiên, có một số bức tranh còn thiếu, em hãy thảo luận 
 với bạn mình, sau đó lên bảng dán những bức tranh còn thiếu ở vị trí đúng 
 nhất. Từ những bức tranh trên, giáo viên có thể yêu cầu một vài học sinh 
 đóng vai mình là một trong những nhân vật trong tranh để giới thiệu về gia 
 đình mình. Ở đây, hình thức cho học sinh phỏng vấn sẽ khiến học sinh 
 hứng thú hơn là tự kể đơn thuần.
 Ví dụ: Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên? Nhà bạn, ai là người nhỏ 
tuổi nhất? Ai là người sinh bạn ra và nuôi nấng bạn? Bạn thương ai nhất 
nhà?
 Trò chơi này sử dụng cho bài 19: Các thế hệ trong một gia đình. Ở trò chơi 
này, giáo viên có thể vận dụng ở phần khởi động tạo sự liên kết nhẹ nhàng giữa bài 
cũ vào bài mới. Đồng thời, khơi dậy ở các em sự năng động và tò mò muốn được 
tìm hiểu sâu hơn.
 b) Trò chơi 2: Đố bạn quả gì?
 * Mục đích chơi: Khi áp dụng trò chơi này, sẽ giúp học sinh nhận dạng một số 
 trái cây, biết về mùi vị đặc trưng của từng loại trái cây.
 * Thời gian chơi: 3-4 phút
 * Chuẩn bị chơi: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị một vài loại trái cây đặc 
 trưng
 * Chọn đội chơi: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: 1,2,3 và 4
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Cúc 13 Năm học: 2017 -2018

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_tro_choi_nham_tao_hung.doc