SKKN Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN&XH Lớp 3

doc 20 trang sangkienlop3 12/11/2023 3652
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN&XH Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN&XH Lớp 3

SKKN Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN&XH Lớp 3
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BA VÌ
 -------***-------
 M· SKKN
 Dïng cho H§ chÊm cña Së
 s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
§Ò tµi:
 Mét sè biÖn ph¸p tæ chøc cã hiÖu qu¶
 trß ch¬i häc tËp trong d¹y häc 
 m«n tù nhiªn vµ x· héi líp 3
 N¨m häc 2020 -2021 Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Tự nhiên và Xã hội là môn học nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết 
cơ bản và ban đầu về các sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự 
nhiên, con người và xã hội giúp các em có thể ứng xử hợp lí trong cuộc sống 
hàng ngày và tiếp tục học lên các lớp trên một cách thuận lợi.
 Đối với học sinh Tiểu học nhất là các em học sinh lớp 3 đã có sự nhận thức 
trước các sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã hội thì môn học này vô cùng có 
ích với các em. Qua mỗi bài học, các em lại có thêm những nhận thức về các 
mối quan hệ trong tự nhiên và xã hội, từ đó khơi dậy tình yêu thiên nhiên đất 
nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và môi 
trường sống, đồng thời kích thích tính ham hiểu biết về khoa học của học sinh.
 Hòa cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ 
chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên và Xã hội cũng có những bước 
chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học 
nhằm tích cực hóa các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo 
của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức.
 Trên thực tế, các giáo viên đã sử dụng các phương pháp tổ chức trong 
dạy học Tự nhiên và Xã hội thực hiện một cách linh hoạt và có nhiều sáng tạo. 
Tổ chức hoạt động giáo dục, vui chơi trong các tiết dạy có hệ thống khoa học, 
phù hợp với mục tiêu tiết dạy và tâm lí lứa tuổi của học sinh. Từ đó, các em phát 
triển toàn diện về trí tuệ, năng lực, phẩm chất đồng thời củng cố các kiến thức 
vào cuộc sống thực tiễn: “ Chơi mà học, học mà chơi”.Tuy nhiên, một phần nhỏ 
giáo viên còn xem nhẹ việc tổ chức trò chơi học tập trong các tiết dạy làm hạn 
chế sự phát triển giao tiếp, năng lực hợp tác trong hoạt động vui chơi của học 
sinh.
 Trò chơi là hoạt động rất quen thuộc, gần gũi với con người, từ trẻ em đến 
người lớn. Bất cứ ai, trong cuộc đời cũng đã tham gia vào các trò chơi. Cũng 
như lao động, học tập, trò chơi là một loại hình hoạt động sống của con người. 
Trò chơi có chứa đựng chủ đề, nội dung nhất định, có những quy tắc nhất định 
mà người chơi phải tuân thủ. Trò chơi vừa mang tính vui chơi, giải trí song đồng 
thời lại có ý nghĩa giáo dưỡng và giáo dục lớn lao đối với con người.
 Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với lứa tuổi trẻ em. Trò chơi tạo tất cả 
những điều kiện để trẻ em thể hiện nhu cầu tự nhiên về hoạt động, tạo ra ở trẻ 
em những rung động thực tế và quan trọng cho cuộc sống.
 Trong khi chơi, trẻ em phản ánh hiện thực xung quanh, đồng thời thể hiện 
thái độ nhất định đối với môi trường. Đối với trẻ em, chơi có nghĩa là hoạt động, Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
 Qua đề tài, tôi muốn nghiên cứu một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò 
chơi học tập, góp phần nhỏ nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã 
hội trong nhà trường.
 III.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 Để đạt được mục đích đã đặt ra ở trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm giúp học sinh lớp 3 nắm vững kiến 
thức, kĩ năng thông qua trò chơi học tập.
 - Điều tra thực trạng tổ chức các hoạt động trò chơi học tập trong giờ Tự nhiên 
và Xã hội lớp 3.
 - Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung và phương 
pháp dạy Tự nhiên và Xã hội. Trên cơ sở đó lựa chọn các biện pháp tổ chức trò chơi 
học tập có hiệu quả trong dạy học.
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học, tổ chức trò chơi học tập môn 
Tự nhiên và Xã hội.
 - Đề xuất một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong các tiết học Tự nhiên 
và Xã hội lớp 3.
 IV.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 *Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu các biện pháp tổ chức có hiệu quả trò 
chơi học tập trong giờ Tự nhiên và Xã hội của học sinh lớp 3.
 * Phạm vi nghiên cứu: là thực nghiệm với các em học sinh lớp 3A trường 
 tôi dạy.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp 
nghiên cứu sau:
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa.
 - Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 VI.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
 - Từ tháng 9/2020 đến tháng 5/ 2021: Vận dụng các biện pháp tổ chức trò chơi 
học tập vào thực tế giảng dạy môn Tự nhiên và Xã hội . Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
không phong phú, hấp dẫn, không thu hút được các em tham gia học tập tích 
cực.
 Qua thực trạng trên chúng ta thấy việc tổ chức các trò chơi học tập trong 
môn Tự nhiên và Xã hội là cần thiết và rất quan trọng. Trò chơi đó giúp cho học 
sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để học và chơi. Các trò chơi phải 
thú vị để học sinh thích được tham gia và thu hút được đa số (hay tất cả) học 
sinh tham gia. Các trò chơi đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian, 
sức lực, không ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo của tiết học hoặc ảnh 
hưởng đến giờ học khác. Các trò chơi không đơn thuần chỉ là giải trí mà phải có 
mục đích học tập.
 - Việc tổ chức cho học sinh chơi theo quy trình trên sẽ giúp các em củng cố, 
khắc sâu kiến thức, giúp các em tự tin trong học tập và hình thành năng lực, 
phẩm chất của học sinh.
 IV. CÁC BIỆN PHÁP.
 1. Biện pháp 1: Tổ chức các trò chơi vận động
 Là trò chơi học sinh tham gia các hoạt động có tính chất vận động giúp cho 
cơ thể cân đối, hài hoà nhưng qua đó học sinh hiểu thêm nội dung bài học.
 VD: Một số trò chơi như: Gieo hạt - nảy mầm, kéo lưới bắt cá, kể tên các bộ 
phận của cơ thể người, phóng viên nhỏ, đèn xanh - đèn đỏ, mặt trăng chuyển 
động quanh trái đất, hoa nào đẹp, băng reo mưa rơi, động vật đồ vật bay hoặc 
không bay, chức năng, gia đình, họ nội, họ ngoại.
 Ở các trò chơi này ngoài việc học sinh được vận động vui chơi, qua đó các 
em còn hiểu thêm nội dung bài học.
1.1 Ví dụ 1: Bài 33 : An toàn khi đi xe đạp 
 Để khắc sâu kiến thức cho các em tôi đã tổ chức cho các em tham gia chơi 
trò “ Đèn xanh, đèn đỏ ". Trò chơi này giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức 
bài học.
 a. Mục tiêu.
 Củng cố quy tắc đèn báo giao thông, giúp học sinh biết thực hiện theo 
những quy định về trật tự an toàn giao thông.
 b. Chuẩn bị.
 - Một số tấm bìa hình vuông, trên có hình vẽ xe đạp, xe máy, ô tô, người đi bộ.
 - Hai tấm bìa hình tròn: Một tấm màu đỏ, một tấm màu xanh.
 Các tấm bìa trên đều có dây để treo trước ngực.
 c. Cách chơi.
 - Giáo viên dùng phấn kẻ một ngã tư đường phố ở sân trường hoặc ở lớp 
(nếu lớp rộng).
 - Giáo viên hướng dẫn cách chơi như sau: Gọi một số học sinh lên đóng các vai: Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
 - Máu và các cơ quan tuần hoàn.
 3. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi đố vui
 Trò chơi này góp phần phát triển trí tuệ vì trò chơi luôn đòi hỏi sự thông 
minh, sáng tạo, sự mới mẻ.
 3.1 Trò chơi "Hoa nào đẹp?"
 Học sinh ghép những câu cho phù hợp tạo thành một bông hoa. Trò chơi 
này giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. Hình thức chơi này có thể áp dụng 
ở một số bài:
 b. Chuẩn bị.
 - Chuẩn bị nhiều miếng bìa cắt theo hình cánh hoa, trên mỗi cánh hoa có ghi 
tên các châu lục: Á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương và các đại dương: Bắc Băng 
Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
 - Chuẩn bị hai miếng bìa cắt theo hình tròn để làm nhị hoa, hoặc vẽ trực tiếp 
lên bảng trong đó ghi: "Các châu lục", "Đại dương".
 ĐẠI DƯƠNG
 Á ÂU PHI
Cánh hoa
 CÁC CÁC 
Nhị hoa CHÂU ĐẠI 
 LỤC DƯƠNG
Cánh hoa 
 BẮC BĂNG THÁI BÌNH ĐẠI TÂY DƯƠNG ẤN ĐỘ DƯƠNG
 DƯƠNG DƯƠNG Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
 c. Cách chơi:
 Bước 1: 
 - GV phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi bao gồm sơ đồ hai vòng tuần hoàn 
nhưng không có chú thích và các tấm phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của 
hai vòng tuần hoàn.
 Tim
 Tĩnh mạch chủ
 Động mạch phổi
 Tĩnh mạch phổi
 Động mạch chủ
 Mao mạch ở phổi
 Mao mạch ở các cơ quan
 Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
 - Yêu cầu các nhóm thi đua ghép chữ vào hình. Nhóm nào hoàn thành xong 
trước, ghép chữ vao sơ đồ đúng vị trí và trình bày đẹp là thắng cuộc.
 Bước 2:
 - Học sinh chơi như đã hướng dẫn. Nhóm nào làm xong trước sẽ dán sản 
phẩm của mình lên trước.
 - Giáo viên cho các nhóm nhận xét sản phẩm của nhau và đánh giá xem 
nhóm nào thắng.
 d. Kết quả:
 Học sinh nhớ và trình bày được sơ đồ hai vòng tuần hoàn.
 4.3/ Trò chơi "Tìm tên các bộ phận của cơ quan thần kinh lẩn trốn 
trong các ô chữ". Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
 * Trong quá trình diễn ra cuộc chơi cần uốn nắn nhắc nhở và kịp thời tăng 
hoặc giảm thời gian , phạm vi hoạt động, thay đổi nếu như có những trường hợp 
phạm quy trong khi chơi.
 * Đánh giá kết quả, nhận xét xếp loại bên thắng thua là phần kết quả trò 
chơi. Vì vậy, phải rất bình tĩnh, đánh giá đúng thực chất cuộc chơi, bao gồm :
 + Ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân và tập thể
 + Thời gian hoàn thành của của cá nhân và tập thể
 + Cá nhân, tập thể ít phạm luật chơi nhất 
 +Đảm bảo an toàn về người và vật chất tốt nhất 
 *Việc đánh giá nhận xét đúng mức sau cuộc chơi sẽ tạo được tình cảm, 
gây ấn tượng trong mỗi học sinh. Do đó phải biết động viên , khích lệ các em để 
các em thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn, càng phấn khởi và cố gắng hơn. 
Ngược lại những em thua vẫn vui vẻ tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết 
tâm phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo.
- HÀNG NGANG 1: là một từ gồm có 7 chữ cái. Ở trường, ngoài hoạt động học 
tập,em còn có hoạt động này ? (VUI CHƠI)
- HÀNG NGANG 2: là một từ gồm có 5 chữ cái. Trong gia đình, ông bà, bố 
mẹ, con cháu được gọi là gì? ( THẾ HỆ )
- HÀNG NGANG 3: là một từ gồm có 7 chữ cái. Đây là một trong những môn 
học ở trường, có liên quan đến hoạt động cắt, dán? (THỦ CÔNG) Một số biện pháp tổ chức có hiệu quả trò chơi học tập trong dạy học môn TN & XH lớp 3
HÀNG NGANG 5: Vẹt thuộc loại động vật này.
HÀNG NGANG 6: Hiện tượng này luân phiên cùng với một hiện tượng khác 
không ngừng.
HÀNG NGANG 7: Đới khí hậu quanh năm lạnh.
 Qua quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức có hiệu quả trò 
chơi nói chung và trong thiết kế trò chơi học tập “ Ô chữ ” nói riêng,GV cần lưu 
ý một số điểm sau:
 + Nghiên cứu kĩ nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt sau mỗi bài dạy.
 + Trò chơi phải được chuẩn bị kĩ , phù hợp với đối tượng HS cả về thẩm mĩ 
và nội dung.
 +Cần lựa chọn hình thức minh họa phù hợp với nội dung kiến thức, kĩ năng 
cần đạt tránh lạm dụng, không đúng trọng tâm bài.
 + Kênh hình, kênh chữ đúng, đủ lệnh, tránh dài dòng, màu sắc đẹp, rõ nét.
 + Hiệu ứng mang lại sôi động, lôi cuốn, đạt hiệu quả cao.
 5. Những trò chơi thường dùng để "phạt" những người sai.
 Sau mỗi lần tổ chức trò chơi, thường có những người chơi thắng hay thua, 
giáo viên lại dùng hình thức phạt. Thực chất của hình thức phạt nhằm thoả mãn 
cả người chơi và người bị phạt. Một số trò chơi làm hình thức phạt như: Mẹ đi 
chợ, soi gương, tập thể dục, bò nhúng giấm, đôi múa đẹp, âm thanh tự nhiên, 
rửa mặt như mèo, làm đàn vịt, đội kèn tí hon.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_co_hieu_qua_tro_choi_hoc_tap_t.doc