SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu

doc 29 trang sangkienlop3 12/11/2023 1360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh Lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
 Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
 Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
I.1. Lý do chọn đề tài 2
I.2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2
I.3. Đối tượng nghiên cứu 3
I.4. Phạm vi nghiên cứu 3
I.5. Phương pháp nghiên cứu 3
II. PHẦN NỘI DUNG 
II.1. Cơ sở lí luận 3
II.2. Thực trạng 4
II.3. Giải pháp biện pháp 7
II.4. Kết quả 26
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
III.1. Kết luận 29
III.2. Kiến nghị 29
 GV thực hiện : Ngô Thị Chung ==== 1 ==== Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
Phân biệt được hình dáng, đặc điểm của mẫu, nắm được các bước theo mẫu và vẽ 
được mẫu thật theo cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm thụ của học sinh.
Phát triển năng lực tư duy trong học tập, trong sinh hoạt Mĩ thuật, tiếp cận với 
thực tế xung quanh. 
Yêu mến và cảm nhận những hình ảnh màu sắc trong vẽ theo mẫu, góp phần động 
viên học sinh phát huy tính chủ động. 
Nhiệm vụ : Tìm giải pháp nâng cao chất lượng về vẽ theo mẫu ở lớp 3 cấp Tiểu 
học.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 3 (năm học 2013 – 2014) của trường TH Krông Ana.
I.4. Phạm vi nghiên cứu
Các bài vẽ theo mẫu của chương trình lớp 3
Kĩ năng vẽ theo mẫu của học sinh
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
Điều tra thực trạng
Phương pháp quan sát 
Phương pháp thảo luận
Phương pháp thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lí luận
Vẽ theo mẫu ở tiểu học là một phân môn quan trọng, phân môn này tạo nên ý thức 
quan sát để cảm nhận cái đẹp, cái mĩ của sự vật hiện tượng. Đó sẽ là một trong 
những kiến thức ban đầu quan trọng của chương trình Mĩ thuật tiểu học, và từ đây, 
sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp học sinh hoàn thành được các bài 
tập theo chương trình và vận dụng những kiến thức ấy vào học tập, sinh họat hàng 
ngày. Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học, cũng như các phân môn khác của bộ môn 
Mĩ thuật đều được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó không 
phải là những mẫu vẽ, bài vẽ đòi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu từ cách vẽ 
những nét thẳng, nét cong (đối với lớp 1), vẽ theo mẫu với các vật mẫu đơn giản 
như cái mũ, giỏ xách....(đối với lớp 2). Đến lớp 3, các mẫu vẽ có nhiều chi tiết hơn 
và bước đầu yêu cầu về bố cục, cách vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc bằng màu. 
Đồng thời, việc vẽ theo mẫu ở lớp 3 làm nền tảng cho việc vẽ các mẫu phức tạp 
hơn ở các lớp sau.
Học vẽ theo mẫu học sinh được quan sát mẫu thực và nhận xét mẫu để rồi mô 
phỏng lại mẫu một cách tương đối giống thực. Tức là học sinh sẽ hình thành được 
kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật qua phân môn vẽ theo mẫu này. Học sinh sẽ vẽ 
theo một phương pháp cụ thể, đơn giản. Đó là vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), 
sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ phận nhỏ), và quy trình vẽ này đều được vận dụng 
trong tất cả các phân môn của bộ môn Mĩ thuật. Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo 
mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản cho học sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần 
 GV thực hiện : Ngô Thị Chung ==== 3 ==== Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
+ Trong hoạt động quan sát, nhận xét học sinh thường chưa chú trọng đến việc 
quan sát mẫu, một số em muốn vẽ ngay nên vẽ trong khi giáo viên đang hướng dẫn 
qua sát mẫu và hướng dẫn vẽ mẫu.
+ Học sinh thường vẽ theo trí nhớ, chưa quan sát mẫu khi vẽ nên vẽ chưa đúng 
theo vị trí quan sát. 
+ Học sinh còn có nhiều bài vẽ lấy lệ, thường vẽ tự do, không chú ý tới các bước 
giáo viên hướng dẫn.
+ Chất lượng một số bài vẽ chưa đồng đều : Cách sắp xếp hình chưa phù hợp, sao 
chép một cách máy móc, rập khuôn ; Nhiều bài hình nhỏ, chưa rõ đậm nhạt và 
chưa thể hiện được cảm xúc khi vẽ.
b) Thành công, hạn chế
* Thành công : 
Đa số học sinh đã nắm được cách vẽ theo mẫu, chất lượng bài vẽ của học sinh 
được nâng lên, cách thể hiện bố cục, độ đậm nhạt chặt chẽ hơn lôi cuốn được 
người xem.
Qua quan sát vật mẫu và vẽ theo mẫu, học sinh đã có được ý thức quan sát sự vật, 
hiện tượng, tuy chưa cảm nhận hết được cái đẹp, cái mĩ nhưng đã bước đầu hình 
thành óc nhìn nhận của các em về việc sắp xếp, bố trí, hình dáng, đặc điểm của các 
đồ vật trong cuộc sống.
* Hạn chế : 
Vẫn còn tình trạng học sinh chỉ nhìn vào mẫu hoặc tranh mẫu để vẽ, không theo 
quy trình, các bước mà giáo viên hướng dẫn nên tranh vẽ chưa mang tính chất “vẽ 
theo mẫu”, tỉ lệ chưa cân xứng so với mẫu. 
Do học sinh tiểu học chưa vượt ra khỏi vở ô ly, do đó khi vẽ trên vở mĩ thuật, học 
sinh thường thấy trống trải bởi trang giấy trắng lại rộng, nên các em thường vẽ 
hình rất nhỏ, lệch so với trang giấy khiến bố cục của bài vẽ không cân đối với trang 
giấy
Giáo viên đôi lúc khó chuẩn bị đủ được nhiều mẫu vẽ cho các nhóm, dẫn tới học 
sinh khó quan sát. Đồng thời, sau khi hướng dẫn cách vẽ xong thì chưa kiểm tra, 
hướng dẫn được hết các cá nhân kịp thời trong quá trình thực hành về vấn đề góc 
nhìn, phương pháp vẽ, tỉ lệ 
c) Mặt mạnh, mặt yếu
* Mặt mạnh : 
Nhờ vào việ học tốt phân môn vẽ theo mẫu, học sinh đã nắm được phương pháp vẽ 
căn bản như : Vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chi tiết (các bộ 
phận nhỏ), hình thành được kiến thức cơ bản của môn Mĩ thuật và có thể áp dụng 
hiệu quả cho việc học các phân môn khác.
* Mặt yếu : 
Do phân môn vẽ theo mẫu là khó và kiến thức khá phức tạp; do tâm lí lứa tuổi nên 
khả năng tập trung của học sinh chưa cao. Các em khó hệ thống được các phần cần 
nắm khi giáo viên hướng dẫn cách vẽ dẫn đến khi thực hành học sinh đôi lúc còn 
quên một số bước như quan sát để so sánh mẫu, nhấn đậm, lấy sáng... Đặc biệt, ở 
dạng bài khó như vẽ mẫu có hai vật mẫu thì học sinh thường quên xác định tương 
quan về tỉ lệ của hai vật mẫu khi thực hành. 
 GV thực hiện : Ngô Thị Chung ==== 5 ==== Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
 Tăng cường tính hợp tác, học hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập của học 
sinh.
b/ Nội dung thực hiện các biện pháp
b.1. Giáo viên thiết kế bài giảng, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Cả giáo viên và học sinh đều phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một bài học. Mọi 
yếu tố của bài được chuẩn bị tốt thì tiết dạy sẽ hiệu quả, thành công, ngược lại nếu 
không chuẩn bị tốt sẽ lúng túng mất thời gian và không hiệu quả.
b.1.1. Sự chuẩn bị đối với giáo viên.
Giáo viên cần chủ động chuẩn bị hai nội dung cụ thể đó là : Đồ dùng dạy học và 
chuẩn bị phương pháp giảng dạy 
Chuẩn bị đồ dùng dạy học : 
Để dạy tiết học vẽ theo mẫu cần phải chú ý nhiều tới đồ dùng dạy học và phương 
pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Bởi vì, dạy vẽ theo mẫu là dạy trên những gì hiện 
diện một cách rõ ràng trước học sinh. Học sinh phải được quan sát một cách cụ thể 
về hình dáng, đậm nhạt, màu sắc, đường nét, bố cục và tương quan vật mẫu (đối 
với bài hai mẫu). 
Việc sử dụng phương pháp trực quan là đặc thù trong dạy Mĩ thuật. Vì học sinh 
phải quan sát, nhận xét thì mới hình thành được khái niệm. Hơn thế vẽ theo mẫu 
lại phải trực quan cụ thể, thực tế. 
Giáo viên cần chuẩn bị mẫu đẹp, đa dạng, phù hợp với nội dung, mục đích của bài 
học, mẫu phải gần gũi với cuộc sống thường ngày. Mẫu vẽ đẹp thể hiện ở hình 
dáng, cấu trúc, các bộ phận (chi tiết) có đậm, có nhạt và việc chọn được mẫu vẽ 
đẹp sẽ gây hứng thú cho học sinh học tập, tạo điều kiện cho các em cảm thụ và vẽ 
có hiệu quả. Nếu là mẫu có 2 đồ vật trở lên cần chú ý về tương quan tỷ lệ : Tránh 
đồ vật cao to quá so với đồ vật nhỏ thấp quá, hoặc hai vật có hình dáng và tỷ lệ 
tương đương nhau. Về tương quan đậm nhạt : Tránh các đồ vật có độ đậm nhạt 
tương phản quá hay mờ nhạt quá trong cùng một mẫu vẽ. 
Giáo viên chuẩn bị đủ mẫu theo đơn vị bài và căn cứ theo thực tế của từng bài để 
chuẩn bị nhiều mẫu cho học sinh họat động theo nhóm, tổ hoặc cũng có thể yêu 
cầu học sinh cùng chuẩn bị mẫu, chuẩn bị mẫu riêng ở nhà mang đi. 
Ví dụ : Bài 3, lớp 3 : “Vẽ quả”, Trong lớp học có từ 30 em trở lên ngồi trong một 
phòng học bàn ghế kê sát nhau theo một hướng lên bảng, nếu bày mẫu một quả 
trên bảng thì những học sinh ngồi cuối lớp hoặc bàn dưới sẽ không thể thấy rõ 
được mẫu, như vậy sẽ vô hiệu khi giáo viên hướng dẫn quan sát nhận xét. Ở bài 
này do quả nhỏ, quan sát khó cho nên giáo viên có thể chuẩn bị 3, 4 mẫu và bày 
mẫu theo nhóm, theo tổ giúp học sinh quan sát và vẽ hiệu quả hơn. Hay với bài 11 
lớp 3 : “Vẽ cành lá” ngoài việc giáo viên chuẩn bị một số mẫu cành lá phục vụ cho 
hoạt động quan sát, nhận xét thì cần yêu cầu học sinh chuẩn bị mẫu cành lá riêng. 
Vì cành lá nhỏ, cần đặt gần thì khi vẽ mới quan sát kĩ và vẽ chi tiết được.
Giáo viên cần chuẩn bị thêm một số mẫu tương tự, hoặc mẫu đối lập với mẫu 
chính thức để học sinh so sánh, nhận xét nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ví dụ : Ở bài 7 lớp 3 “vẽ cái chai”, ngoài vệc chuẩn bị một mẫu chính thức thì giáo 
viên cần chuẩn bị thêm một số chai cũng có hình dáng khác để học sinh so sánh, 
tìm được đặc điểm riêng của mẫu cái chai chính thức.
 GV thực hiện : Ngô Thị Chung ==== 7 ==== Trường TH Krông Ana Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn vẽ theo mẫu
sinh vẽ chiều cao của cái bình đựng nước bằng hai lần chiều ngang, có như vậy 
hình vẽ mới cân đối, cái bình đựng nước sẽ không bị thấp quá hay không bị cao 
quá hay chúng ta nói là “tỷ lệ” của bài vẽ cân đối 
Tương tự như vậy, “khung hình” là hình vẽ bên ngoài của vật mẫu, hiểu đơn giản, 
cụ thể như một khối hộp nằm ngoài bao kín vật mẫu tạo thành một khung hình bao 
quanh. 
Ví dụ : Lớp 3, bài 11 “Vẽ cành lá”. Khi hướng dẫn về phần khung hình, giáo viên 
giải thích : “khung hình” là hình vẽ bên ngoài của cành lá, hiểu đơn giản, cụ thể 
như một khối hộp nằm ngoài bao kín vật mẫu tạo thành một khung hình bao quanh. 
Đến bài 18 “Vẽ lọ và hoa” giáo viên chỉ vào khung hình hỏi : “Ta gọi hình vẽ bên 
ngoài của cái lọ này là gì?”. Khi học bài 23 “vẽ cái bình đựng nước” giáo viên chỉ 
cần hỏi “Khung hình của mẫu bình đựng nước này là hình gì” lúc đó học sinh sẽ 
hiểu và trả lời ngay được. Như vậy giáo viên đã tạo cho học sinh được khái niệm 
về các từ mang tính chuyên môn đặc biệt thường được dùng ở các lớp sau.
Giáo viên không đòi hỏi, không bắt buộc tất cả học sinh làm bài như nhau và tuân 
thủ một cách máy móc, rập khuôn theo cái chung. Học sinh tuy vẽ cùng một mẫu 
nhưng sản phẩm sẽ rất khác nhau về nét, về hình, về mầu, về cách bố cục, cách 
nhìn, cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi học sinh khác nhau sẽ tạo ra những sản 
phẩm có nhiều vẻ khác nhau. Vì thế dạy học Mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo 
mẫu nói riêng không đơn giản là dạy và học kĩ thuật vẽ mà còn phải kết hợp với 
dạy và học cảm thụ thế giới quan xung quanh. Bắt buộc, gò ép học sinh trong học 
Mĩ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu.
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập 
suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương 
pháp dạy học Mĩ thuật nói chung và daỵ vẽ theo mẫu nói riêng. Kết quả cuối cùng 
của việc dạy là kiến thức phải đến với người học. Hơn nữa, học sinh phải là người 
chủ động tiếp nhận kiến thức. Vì thế giáo viên không chỉ quan tâm đến phương 
pháp dạy của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh. Do 
đó, khi Dạy-Học vẽ theo mẫu giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau :
+ Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học.
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên giảng 
giải.
+ Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự 
giác.
+ Động viên khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng.
Để chuẩn bị phương pháp dạy học tốt thì việc sắp xếp, tổ chức giờ dạy thông qua 
giáo án, qua kế họach giảng dạy tiết vẽ theo mẫu đó một cách rõ ràng, cụ thể là cần 
thiết. Các bài vẽ theo mẫu ở lớp 3 đã được sắp xếp theo cấu trúc đồng tâm nên khi 
chuẩn bị giáo án giáo viên xác định mục tiêu của từng bài dạy cụ thể theo mạch nội 
dung cao dần theo chương trình để hướng dẫn cho học sinh nắm bắt kiến thức một 
cách có hệ thống.
Ví dụ : Bài 3 “vẽ quả”, bài 7 “vẽ cái chai”, bài 11 “vẽ cành lá”, bài 18 “vẽ lọ hoa” 
thì việc quan sát, nhận xét mẫu khá đơn giản vì vậy giáo viên cần xây dựng kế 
họach giảng dạy ngoài việc hướng dẫn để học sinh nắm về đặc điểm của mẫu và 
 GV thực hiện : Ngô Thị Chung ==== 9 ==== Trường TH Krông Ana 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_phan_mon.doc