SKKN Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá HS môn Tiếng Anh tiểu học Lớp 3, 4, 5 giáo trình I Learn Smart Start
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá HS môn Tiếng Anh tiểu học Lớp 3, 4, 5 giáo trình I Learn Smart Start", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số kinh nghiệm kiểm tra đánh giá HS môn Tiếng Anh tiểu học Lớp 3, 4, 5 giáo trình I Learn Smart Start
UBND HUYỆN ............. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC ............. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ............., ngày 05 tháng 06 năm 2023 TÊN SÁNG KIẾN Một Số Kinh Nghiệm Kiểm Tra Đánh Giá Học Sinh Môn Tiếng Anh Tiểu Học lớp 3 – 4 – 5, giáo trình I Learn Smart Start - Họ và tên: ............................ – Giới tính: Nữ – Sinh năm: - Trình độ chuyên môn: Cử nhân ngoại ngữ - Chức năng, nhiệm vụ được giao: Dạy môn TiếngAnh khối 3 – 4 – 5 kiêm công tác công đoàn. - Chức vụ, đơn vị công tác: là giáo viên chuyên bộ môn Tiếng Anh trường Tiểu học ............. PHẦN I. MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy và học là một vấn đề nóng hổi luôn được không chỉ ngành giáo dục mà toàn xã hội quan tâm. Nhưng đổi mới như thế nào cho hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh là điều mà mỗi giáo viên chúng ta luôn trăn trở. Để có thể thực hiện đổi mới quá trình Dạy – Học, trước hết chúng ta phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc kiểm tra – đánh giá trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đối với người giáo viên, khi tiến hành quá trình dạy học, ta phải xác định rõ mục tiêu của bài học, nội dung và phương pháp cũng như kỹ thuật tổ chức quá trình dạy học sao cho hiệu quả. Muốn biết quá trình Dạy – Học có hiệu quả hay không, người giáo viên phải thu thập thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá và qua đó điều chỉnh phương pháp dạy, kỹ thuật dạy của mình và giúp học sinh điều chỉnh các phương pháp học một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Như vậy, kiểm tra đánh giá là bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy học và có thể nói kiểm tra đánh giá là động lực để thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy và học. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý. Khi thực hiện được việc kiểm tra – đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển phẩm chất, năng lực người học thì lúc đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều. Quá trình này sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi dưỡng hứng thú học đường, tạo nên sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được Trang 1 - Một số phụ huynh đã biết kết hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường làm tốt thông tin hai chiều trong việc theo dõi việc học tập của con em ở lớp cũng như ở nhà. Từ đó, phụ huynh có biện pháp giáo dục cụ thể, hướng dẫn các em có phương pháp học tập một cách khoa học. 2. Khó khăn * Về phía giáo viên Sĩ số học sinh của mỗi lớp khá đông so với tiêu chuẩn của một lớp học tiếng; Năng lực ngoại ngữ không đồng đều giữa các em là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh giá học sinh. * Về phía học sinh - Các em còn nhút nhát khi đánh giá lẫn nhau. Đặc biệt, những em học sinh trung bình và những em còn hạn chế về năng lực không dám nhận xét bạn bởi các em cho rằng bạn giỏi hơn mình nên sẽ luôn luôn đúng. - Kĩ năng làm bài tập kiểm tra định kì còn non nớt, thiếu kinh nghiệm mặc dù các em đã nắm vững kiến thức mà cô giáo đã truyền đạt trên lớp. Kết quả đánh giá chất lượng đầu năm học các lớp tôi dạy như sau: Khối 3 Khối 4 ( Lớp 4A) Khối 5 ĐẦU NĂM Sĩ Số Tỉ Sĩ Số Tỉ Sĩ Số Tỉ HỌC số HS lệ số HS lệ số HS lệ HTT % HTT % HTT % 2022 – 2023 145 72 49,7 40 15 37.5 165 80 48.5 * Về phía phụ huynh Một bộ phận cha me học sinh chưa hiểu thấu đáo vai trò, tầm quan trọng của việc đánh giá. Họ chưa thấy được rằng học để phát triển các kỹ năng, năng lực phẩm chất, hình thành hứng thú, sự tự tin cho con em mình hơn là học vì điểm số. Một số phụ huynh chưa làm tốt công tác phối hợp với nhà trường trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh để nâng cao năng lực, phẩm chất của các em. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP 1. Giải pháp thứ nhất: Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh một cách linh hoạt với nhiều hình thức Đánh giá thường xuyên có mục đích chính là để cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập của các em để kịp thời động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. 1.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên giữa giáo viên và học sinh - Để phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, và những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cũng như để có những giải pháp hỗ trợ điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, Trang 3 - Bên cạnh đó, tôi thường cập nhật những điểm sao để thưởng và khuyến khích học sinh vào sổ tay và bảng ghi chú theo dõi mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh toàn lớp gửi cho phụ huynh sau mỗi đơn vị bài học. 1.2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên giữa học sinh và học sinh - Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên giữa học sinh với học sinh được tôi tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, không làm cho học sinh cảm thấy áp lực mà vui vẻ, cởi mở để cùng bạn tham gia vào hoạt động một cách tự nhiên. Sau các hoạt động nhóm đôi, nhóm bốn,... hoặc các hoạt động trò chơi, các em nhận xét lẫn nhau, tuyên dương và góp ý để học hỏi và giúp nhau cùng tiến bộ. Ví dụ 1: Qua hoạt động Play role (Đóng vai), các nhóm sẽ lên bảng thể hiện vai mình đã thực hành. Sau đó, các nhóm nhận xét lẫn nhau, nhóm nào tốt hơn nhóm đó sẽ thắng cuộc. Trang 5 Bảng nhận xét của HS trong tổ với nhau: Bảng ghi chú, nhận xét của các tổ trưởng: Những việc này thực hiện liên tục suốt quá trình dạy học nhằm hình thành thói quen học tập, giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh của mình. 2. Giải pháp thứ hai: Rèn luyện các kĩ năng làm bài kiểm tra đánh giá định kì cho học sinh Vì kĩ năng làm bài tập kiểm tra định kì còn non nớt, thiếu kinh nghiệm mặc dù các em đã nắm vững kiến thức mà cô giáo đã truyền đạt trên lớp nên tôi Trang 7 Trong câu hỏi này, các em thấy điểm chung là các hình chữ nhật, nhưng điểm riêng là màu sắc và số lượng các hình lần lượt: blue – four, green – six, pink – two. Như vậy, khi nghe, các em không cần chú ý đến loại hình mà chỉ chú ý đến từ chỉ màu sắc hoặc từ chỉ số lượng mà thôi. - Nếu bài nghe không đánh thứ tự các tranh, điều đó có nghĩa là các em phải nghe và lựa chọn cho chính xác bài nghe đề cập đến tranh nào trước, đừng theo thói quen: tranh nào xếp trước, chọn trước. VD: Bài nghe thứ 3 – Theme 2 – Lớp 5: Theo bài nghe, vào Thứ 2 tuần trước, bạn Joe đã đi xem cừu, còn thứ 7 bạn ấy mới đi xem gà và nhặt trứng. 2.2. Bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh - Đối với loại bài tập này, lời khuyên đầu tiên cho các bạn học sinh là hãy loại bỏ ngay những phương án trả lời sai dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Nếu loại được một phương án, khả năng trả lời đúng của các em tăng lên 33%. Nếu Trang 9 những danh từ hoặc cụm danh từ, là những từ in hoa, con số và từ viết tắt. Học sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này: Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng” Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu, cụm từ phía trước hoặc phía sau từ đó và chính câu chứa từ “định hướng”. Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn. Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 đến bước 4 mà học sinh gặp từ “định hướng”. Đôi khi bài đọc đơn giản hơn thì các bước có thể rút ngắn lại. VD 1: Bài đọc số 4 – Theme 2 – lớp 5: Trang 11 - Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải đọc cả đoạn. Học sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu hỏi và chọn một từ “định hướng” khác. - Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện khó. Học sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi tiếp theo. Cần lưu ý rằng, học sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi. - Học sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi về nội dung chính của đoạn văn. 2.3. Bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh Đây là phần đánh đố học sinh nhất bởi lẽ các em cần phải ghi nhớ từ vựng và viết được chúng. Tuy nhiên, các em sẽ không bị điểm “liệt” nếu các em nắm được cách làm. a. Dạng bài tập sắp xếp các chữ cái thành từ đúng, sắp xếp từ thành câu đúng Đối với các bài tập này, cách hay nhất để các em làm được bài là luôn chỉ vào tranh, từ vựng để đọc từ, đọc câu trong quá trình học. Việc lặp lại nhiều lần như vậy sẽ tạo thành đường mòn trong võ não giúp các em ghi nhớ được hình ảnh, sự sắp xếp câu chữ theo trật tự đúng. Ngoài ra, các em nên phân tích đặc điểm của câu như đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu hoặc các loại dấu khác..... VD 1: Bài viết unit 3 – lớp 3: Ở bài này, theo mẫu câu đã được học và được đọc đi đọc lại nhiều lần Trang 13 3. Giải pháp thứ ba: Làm rõ vai trò và khuyến khích sự phối hợp của phụ huynh trong kiểm tra, đánh giá các em 3.1. Giải thích và làm rõ vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp kiểm tra, đánh giá học sinh Thông qua các phương tiện thông tin như Zalo, facebook,... Tôi thường giải thích cho phụ huynh biết rõ rằng điểm kiểm tra và các phiếu báo cáo là để giúp các con phát huy được điểm mạnh và khắc phục được các điểm yếu trong quá trình hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất. Là cha mẹ, chắc chắn phụ huynh là người hiểu về con mình nhất; là người hài hước, người bạn tuyệt vời và giúp con giải quyết vấn đề khó khăn lúc ở nhà. Trong quá trình học tập, nếu các con đang trải qua giai đoạn học tập khó khăn, tôi động viên họ hãy thông báo và trao đổi tới giáo viên về sự thay đổi, khó khăn trong học tập của con mình để giáo viên có thể hỗ trợ kịp thời. Khuyến khích phụ huynh theo sát sự tiến bộ của con trên hệ thống đánh giá học tập của trường. Trò chuyện với con và giáo viên của con về bài tập về nhà, các bài kiểm tra và sự tiến bộ của con em mình.... Dưới đây là các ví dụ khi trao đổi và hướng dẫn việc học tập của các con cùng với phụ huynh: Trang 15 Trang 17 sinh năng khiếu thoải mái, hứng thú, phấn khởi hơn trong giờ học. Không khí lớp học sôi nổi, giáo viên thu hút được sự tập trung học tập của học sinh. Kết quả: Khối 3 Khối 4 Khối 5 NĂM HỌC Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ Tổng số Tỉ lệ HS HTT HS HTT HS HTT 2021 - 2022 103/165 62,4% 101/161 62,7% 89/150 59,3% 2022 – 2023 93/145 64,1% 26/40 65% 102/165 61,8% Như vậy, so với chất lượng năm trước, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả đạt được đã có sự chuyển biến tích cực. - Không chỉ đối với chất lượng đại trà của môn Tiếng Anh mà chất lượng mũi nhọn cũng tăng lên đáng kể theo từng năm học, cụ thể ở hai năm gần nhất, kết quả đạt được của các em như sau: Năm học Số học sinh Cấp Cấp Cấp Cấp quốc trường huyện tỉnh gia Đạt giải 22 13 10 3 2021 – 2022 Được vinh danh cấp Tỉnh 0 9 10 0 Đạt giải 21 14 14 7 2022 – 2023 Được vinh danh cấp Tỉnh 17 12 6 Được vinh danh cấp Quốc gia 1 Dưới đây là kết quả kì thi IOE Tiếng Anh của một số em học sinh năng khiếu của những lớp tôi thực dạy: Trang 19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_kiem_tra_danh_gia_hs_mon_tieng_anh_t.docx