SKKN Một số phương pháp, bài tập trong giảng dạy, huấn luyện giai đoạn khai cuộc trong môn Cờ vua đối với HS trong TH

doc 29 trang sangkienlop3 11/03/2024 5490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp, bài tập trong giảng dạy, huấn luyện giai đoạn khai cuộc trong môn Cờ vua đối với HS trong TH", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số phương pháp, bài tập trong giảng dạy, huấn luyện giai đoạn khai cuộc trong môn Cờ vua đối với HS trong TH

SKKN Một số phương pháp, bài tập trong giảng dạy, huấn luyện giai đoạn khai cuộc trong môn Cờ vua đối với HS trong TH
 TÊN SK: “Một số phương pháp, bài tập trong giảng dạy, huấn luyện giai 
 đoạn khai cuộc trong môn Cờ vua đối với học sinh trong tiểu học”
 LỜI CẢM ƠN
 Năm học 201- – 202 là năm học thứ hai mà toàn ngành ra sức thực hiện 
Nghị quyết 29-NQ/TW của BCH TW Đảng khóa XI và Chương trình số 24-
CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục 
và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Chương trình số 
12-CTr/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Phú Tân về “Đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” 
của huyện. Đồng thời là năm học thứ năm toàn ngành thực hiện chiến lược phát 
triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 202, là năm thứ ba tỉnh thực hiện kế 
hoạch hành động của tỉnh về việc thực hiện chương trình của Chính phủ về thực 
hiện Nghị Quyết số 08/NQ-TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về việc tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao 
đến năm 2020, bởi vậy thực tiễn đã đặt ra những yêu cầu mới, mục tiêu và 
nhiệm vụ mới trong công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học. 
 Hiểu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong trường học, 
bản thân là giáo viên bộ môn thể dục tôi đã luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp 
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn theo đúng tinh thần chỉ 
đạo ngành giáo dục là “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm 
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Chính những điều này đã thôi thúc tôi 
nghiên cứu, sáng tạo ra các biện pháp, phương pháp để áp dụng cho học sinh 
trường chúng tôi giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
 Tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Ban Giám Hiệu 
trường Rạch Chèo , công tác hướng dẫn, giúp đỡ của tổ chuyên môn, và đặc 
 - 1 - MỤC LỤC
Nội dung :
 Trang
Lời mở đầu .....................................................................................................1
Mục lục ..........................................................................................................3
Danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo ........................................................3
I. Phần mở đầu ...............................................................................................5
I.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................5
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .................................................................6
I.3. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................6
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................6
I.5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................6
II. Phần nội dung ............................................................................................7
II.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................7
II.2. Thực trạng ..............................................................................................8
II.3. Giải pháp, biện pháp ..............................................................................10
II.4. Kết quả thu được ....................................................................................27
III. Phần kết luận ............................................................................................28
III.1. Kết luận .................................................................................................28
III.2. Kiến nghị ..............................................................................................29
 - 3 - PHỤ LỤC
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 năm 1958 của 
Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác 
thể dục thể thao.
2. Quyết định 2198/QĐ – TTg về chiến lược phát triển thể 
dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020.
3. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao – PGS.TS 
Nguyễn Toán, TS Pham Danh Tốn - Nhà xuất bản thể dục thể 
thao – 2006.
4. Tâm lý học thể dục thể thao – Lê Văn Xem – NXB đại học 
sư phạm năm 2007.
5. Giáo trình Cờ vua – Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.
6. Các nguyên tắc bắt đầu ván Cờ vua – NXB Hà Nội
 - 5 - tác đánh giá tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và tổ chức các hoạt động thi đấu thể 
thao như Hội khỏe Phù Đổng, kỳ thi chọn học sinh giỏi thể dục thể thao Từ 
đó có thể thấy rằng giáo dục thể chất trong trường học có ý nghĩa hết sức quan 
trọng trong việc phát triển các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên 
thực tế giảng dạy thì còn có một số bộ môn còn gặp nhiều khó khăn trong việc 
giảng dạy, truyền thụ đến học sinh, có những bộ môn không có trong chương 
trình giảng dạy chính khoá như Cờ vua  nhưng thực tế thì với những thế mạnh 
của mình thì Cờ vua Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái nhiếu thành 
công trong khu vực và thế giới, đã có những đại kiện tướng thế giới như kỳ thủ 
Lê Quang Liêm, kỳ thủ trẻ Nguyễn Anh Khôi đây là những vận động viên trẻ 
của Việt Nam, là những kỳ thủ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, như vậy có 
thể nói nhà trường là nơi phát hiện và ươm mầm cho những tài năng của đất 
nước.
 Vì vậy muốn phát triển thể thao thành tích cao thì việc đầu tư và phát triển 
giáo dục thể chất trong nhà trường là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng. 
Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích chung của nền thể dục thể thao nước 
ta.
 Trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục và tham gia vào các hoạt động 
huấn luyện học sinh tham gia các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng, kỳ thi học sinh giỏi 
Thể dục thể thao tôi nhận thấy rằng:
 + Với việc không đưa vào chương trình giảng dạy chính khoá hay chương 
trình các môn thể thao tự chọn là một hạn chế trong việc phát triển bộ môn Cờ 
vua, nó làm việc tiếp cận phổ thông môn cờ này đối với học sinh gặp rất nhiều 
khó khăn.
 + Đa phần giáo viên dạy thể dục đều có am hiểu nhất định về môn Cờ vua 
nhưng số lượng được đào tạo chuyên sâu chưa được nhiều, cùng với việc gặp 
khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy nên việc nâng cao chất lượng của bộ môn 
Cờ vua trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh của các trường trong huyện còn hạn 
chế. 
 - 7 - + Phương pháp quan sát sư phạm.
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
+ Phương pháp tổng hợp, so sánh kết quả.
+ Phương pháp tư vấn, thúc đẩy.
 II. Phần nội dung :
 II.1. Cơ sở lý luận :
 Khi tiến hành giảng dạy môn thể dục tại trường TH Rạch Chèo tôi nhận 
thấy những điều sau:
 + Học sinh có niềm yêu thích mạnh mẽ đối với các môn cờ đặc biệt như Cờ 
vua, Cờ Tướng.
 + Tại trường TH Rạch Chèo thì các em có nhiều điều kiện trong việc tiếp 
cận và tìm hiểu các môn cờ này. Tuy nhiên, tại thì gặp nhiều khó khăn hơn do 
đây là một địa phương còn nhiều khó khăn, học sinh chưa được tiếp xúc nhiều 
với môn Cờ vua.
 + Tuy nhiên, với những kinh nghiệm đã được tích lũy được cùng với những 
phương pháp trong công tác phát triển bộ môn tại nhà trường và trong công tác 
huấn luyện đã được áp dụng lâu dài thì ngay tại trường TH Rạch Chèo cho đến 
đã có được những chuyển biến tích cực đối với bộ môn cờ này. Trong các kỳ 
Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường thì môn Cờ vua luôn là môn thi đấu có số học 
sinh tham gia đông, hầu hết ở các kỳ Hội khoẻ đều có 100% các lớp có học sinh 
đăng ký tham gia.
 + Thực tế ở các năm học trước thì các em đến với môn cờ mang tính tự 
phát, chưa có sự giảng dạy, tìm hiểu sâu nên việc hiểu sai kiến thức, chưa có sự 
nhạy bén, sâu sắc trong nước cờ từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của giải, học 
sinh tham gia cấp huyện môn Cờ vua chưa cao.
 - 9 - - Việc các em tiếp cận bộ môn thông qua tự học hoặc truyền dạy của người 
thân bên cạnh mặt tích cực thì cũng là một khó khăn, thách thức đối với giáo 
viên vì có những kiến thức các em được truyền tải sai lệch, những phương án 
chiến thuật không đặc sắc, thậm chí là sai lầm nhưng đã trở thành lối mòn trong 
tư duy chơi cờ của các em.
 c. Thành công – hạn chế :
 Sau khi áp dụng tổ hợp các phương pháp trên vào công tác giảng dạy và 
huấn luyện thì đã thu được một số kết quả sau :
 * Thành công :
 - Đã tạo được niềm yêu thích bền vững cho các em đối với môn thể dục nói 
chung và bộ môn Cờ vua nói riêng.
 - Chất lượng học sinh tham gia giải đấu cấp trường và tham gia các giải đấu 
cấp huyện tỉnh được nâng lên qua từng năm.
 - Bộ phương pháp này đơn giản mà hiệu quả, dễ dàng áp dụng cho nhiều 
đối tượng học sinh.
 * Hạn chế : 
 - Trong tổ hợp này, bên cạnh việc phát triển phương pháp truyền thống thì 
còn có việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đây là một thế mạnh 
nhưng cũng là một khó khăn, bởi nó yêu cầu phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất 
như máy tính, mạng internet, bên cạnh những phần mềm tiếng Việt thì có những 
phần mềm tiếng Anh nên cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho giáo 
viên và học sinh khi thực hiện.
 d. Mặt mạnh – mặt yếu :
 + Mặt mạnh : 
 - Việc sử dụng các phương pháp, bài tập này đã góp phần cho việc phát 
triển và nâng cao chất lượng bộ môn Cờ vua ở nhà trường.
 - 11 - Nắm bắt được tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã lựa chọn bộ môn 
Cờ vua để huấn luyện cho học sinh nhà trường, việc lựa chọn này nhằm đảm bảo 
các nhiều tố như: là một môn thể thao phù hợp với lứa tuổi các em nên dễ tạo 
hứng thú tập luyện ở học sinh, đồng thời đây là một môn thể thao trí tuệ do đó sẽ 
có nhiều kích thích đến quá trình tự học, khám phá ở học sinh.
 Tuy nhiên, trong chương trình dạy học chính khóa, môn Cờ vua chưa 
được đưa vào dạy học chính thức vì vậy đây là một khó khăn để giáo viên phổ 
biến, truyền dạy đến các em. Bởi cho dù bất cứ môn thể thao nào muồn phổ biến 
thì yêu cầu trước tiên hết là mức độ phát triển, người tập luyện phải đông đảo thì 
mới đạt được Vì vậy phải phổ biến được môn Cờ vua trong nhà trường là tiền 
đề quan trọng để có lực lượng học sinh có chất lượng trong các kỳ thi cấp 
huyện. Do đó với lợi thế của nhà trường đã làm tốt công tác tổ chức Hội khỏe 
Phù Đổng hàng năm là cơ hội thuận lợi nhất để phát triển bộ môn Cờ vua.
 Đồng thời với việc phát triển bộ môn thì việc đầu tư chất lượng vào công 
tác huấn luyện đóng vai trò quyết định đến mức độ phát triển bền vững của bộ 
môn, vì khi đạt được kết quả tốt ở các thi cấp huyện, tỉnh là điều kiện để duy trì 
bộ môn tại nhà trường. Do vậy trong quá trình huấn luyện, giáo viên cần phải có 
kế hoạch, các bài tập và những phương pháp hợp lý, hiệu quả. 
 Trong quá trình huấn luyện tại trường Rạch Chèo , cũng như việc tham 
gia huấn luyện cho học sinh các trường THCS của huyện tham gia HKPĐ, học 
sinh giỏi cấp tỉnh, tôi đã chắt lọc và tổng hợp những bài tập mang đến hiệu quả 
cao nhất mà sau quá trình huấn luyện là thi đấu đã mang lại hiệu quả cao. Điều 
đặc biệt hơn nữa đây cũng là năm tôi được điều động thuyên chuyển đến nên 
đây sẽ là phép thử ban đầu của các phương pháp, bài tập đến với những đối 
tượng học sinh khác nhau.
 II.3. Giải pháp, biện pháp :
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp :
 - 13 -

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_bai_tap_trong_giang_day_huan_luyen_g.doc