SKKN Một số trò chơi giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn tiếng Anh - Quách Thị Dung
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số trò chơi giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn tiếng Anh - Quách Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số trò chơi giúp học sinh Lớp 3 học tốt môn tiếng Anh - Quách Thị Dung

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN TRƯỜNG TIÊU HỌC THANH XUÂN TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TIẾNG ANH Lĩnh vực : Tiếng Anh Cấp học : Tiểu học Tên Tác giả : Quách Thị Dung Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Chức vụ : Giáo viên cơ bản NĂM HỌC 2019 -2020 _______Một số trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh ________ 1.2. Mục đích, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. 1.2.1. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài “Một số trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh” nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học Tiếng Anh; đánh giá kết quả học tập một cách chính xác hơn; giúp học sinh không ngại, không sợ học Tiếng Anh; tạo không khí thoải mái, tự tin hơn vào khả năng của mình; đồng thời giúp các em dễ dàng, hồn nhiên tiếp cận với một ngôn ngữ mới. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu. Một số trò chơi giúp cho học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh ở trường TH Thanh Xuân Trung. 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu. - Học sinh khối 3 trường TH Thanh Xuân Trung - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. - Trong suốt những năm học 2019 - 2020. - Chương trình Tiếng Anh Tiểu học: “Tiếng Anh 3”. 1.2.4. Phươngpháp nghiên cứu. Thực hiện đề tài “Một số trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh” tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Đọc, tìm hiểu, phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc giảng dạy môn Tiếng Anh nói chung cũng như việc sự dụng các trò chơi trong tiết học nói riêng. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm dạy học. - Phương pháp phỏng vấn, điều tra, quan sát, thống kê, phân tích, năng lực suy đoán. - Phương pháp so sánh, đối chứng. - Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh . - Học sinh tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ...để củng cố khắc sâu kiến thức . 2.1.2. Khái niệm tổ chức trò chơi. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi nhằm tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học . Nó kích thích được trí tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Giúp các em học tự tin . Có cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập. 2.1.3. Đặc điểm và vai trò của trò chơi. Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp . Xong muốn tổ chức được trò chơi trong việc dạy môn Tiếng Anh cho hiệu quả cao thì mỗi giáo viên Tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau : + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục . + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học . + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường . + Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và phải được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng . + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh . 2.1.4. Cấu trúc của trò chơi học tập + Tên trò chơi. + Mục đích của trò chơi. Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào . Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng trò chơi: Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập . + Luật chơi : Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi . + Số lượng người chơi: Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò ______Một số trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh _________ chưa tự tin vận dụng vào quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh khi có môi trường. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều chưa đạt như mong muốn, đặc biệt là kỹ năng nghe, nói. Chính vì lẽ đó tôi thấy việc dạy và học Tiếng Anh chưa đạt được mục tiêu. Trước tình hình đó tôi và các đồng nghiệp luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những biện pháp giúp học sinh học tập bộ môn ngày càng tiến bộ, đạt được những kết quả khả quan hơn. Trước khi thực hiện đề tài này, tôi đã tổ chức điều tra đầu năm về mức độ yêu thích môn học Tiếng Anh và năng lực của học sinh khối 3 trường TH Thanh Xuân Trung. Kết quả điều tra như sau : Khối Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Yêu thích hs SL % SL % SL % SL % SL % 3 374 130 35% 120 32% 103 28% 21 5% 374 100% Với kết quả trên, tôi thấy tất cả học sinh (100%) đều rất yêu thích học Tiếng Anh nhưng hiệu quả thì còn hạn chế. Học sinh giỏi chỉ đạt 35%. Đa số đạt TB, khá. Mục đích cuối cùng của việc dạy và học Tiếng Anh là học sinh có thể ứng dụng thực tế hiệu quả. Nhưng vì sao mà tỉ lệ học sinh học giỏi môn này chưa cao? Tôi đã tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này, đó là: - Học sinh chưa thực sự có môi trường để giao tiếp. - Các tiết học Tiếng Anh còn nặng về lí thuyết, giảng giải. - Thời gian học sinh được thực hành nói còn ít. - Phương pháp học của nhiều em chưa phù hợp. - Nhiều học sinh còn nhút nhát, thiếu tự tin và thiếu kĩ năng hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. - Phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa đối mới triệt để, chưa thực sự lấy học sinh làm trung tâm. - Giáo viên áp dụng phương pháp giảng dạy máy móc, thiếu sáng tạo. - Giáo viên chưa biết cách khuyến khích, gợi mở và động viên học sinh tham gia xây dựng bài. - Giáo viên chưa chú trọng việc rèn kỹ năng học ngoại ngữ cho học sinh. 2.4. Biện pháp giải quyết. Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi . Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi, là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi phải rõ ràng . ________Một số trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh ________ trên . Giáo viên đưa ra rước là giáo viên sẽ đọc tất cả là ... từ. Học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên đọc và đập nhanh vào chữ đó . - Luật chơi: Chơi theo cặp, giáo viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn nên thi đấu với bạn của đội kia . Hai bạn đứng trước bảng ở một khoảng cách nhất định và nghe giáo viên đọc rồi nhanh chóng đập tay vào chữ giáo viên vừa đọc được ghi trên bảng, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về cho đội mình 1 điểm . Tiếp tục với cặp thi đấu khác, kết thúc là đủ số từ mà giáo viên đã nêu ra trước khi đọc . - Kết thúc trò chơi : Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, đội nào thắng sẽ được tặng một tràng vỗ tay . * Lưu ý : Trò chơi này cũng có thể cử ra một bạn giỏi lên để đọc những từ bất kỳ vừa ghi trên bảng cho hai bạn nghe nhận diện và đập tay vào hình có từ vừa đọc . 2.4.2. Trò chơi 2. Lucky number. - Mục đích : Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học . - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, câu trả lời bám sát nội dung bài học và không cần phải chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào . - Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 15 ô vuông và ghi vào đó 15 số tự nhiên bất kỳ, trong đó tương ứng với những số đó là 12 câu hỏi mà học sinh phải trả lời, còn 3 câulà 3 con số may mắn gọi làLucky number . Mỗi con số may mắn là mỗi điểm 10 và không có câu hỏi . - Luật chơi : Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm trưởng để vằn tù tì xem ai được quyền chọn trước và trong nhóm thảo luận xem quyết định chọn chọn số nào cho nhóm trưởng nói, nếu chọn trúng câu có câu hỏi thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm phải thảo luận tìm ra câu trả lời cho nhóm trưởng đọc, trả lời đúng thì đạt 10 điểm; nếu sai đội kia được quyền trả lời . Lượt 2 đến đội kia chọn ô, nếu chọn vào ô may mắn thì không phải trả lời câu hỏi; được vỗ tay chúc mừng và đạt số điểm may mắn là 10 điểm . - Kết thúc trò chơi : Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng, khi đội nào chọn vào ô Lucky number sẽ được tặng một tràng vỗ tay . * Lưu ý: Có thể thay đổi để tăng tính cạnh tranh, tạo không khí hào hứng sôi nổi bằng cách quy định điểm, trong 15 ô thì 12 ô có 5 điểm, 2 ô có 10 đểm và một ô đặc biệt được 20 điểm . ________Một số trò chơi giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tiếng Anh ________ đội, cho các đội chọn từ và đố nhau ( đội 1 đố đội 2 ; đội 2 đố đội 3 ; đội 3 đố đội 4 ; đội 4 đố đội 1). Để học sinh tự điền khiển trò chơi cũng là một phương pháp tăng tính chủ động cho học sinh đồng thời giảm tải công việc cho giáo viên trên lớp . Chia lớp thành 2 hoặc 3 đội và đặt tên cho mỗi đội vào dưới chân giá treo cổ mà giáo viên vẽ trên bảng . Giáo viên quy định chủ đề hôm nay gì rồi ? yêu cầu học sinh tìm một từ có 5 chữ cái, sau đó mỗi có một em xung phong lên bảng viết từ đó ra và đọc to cho cả lớp nghe . Tiếp tục loạt thứ hai mỗi đội lại chọn một bạn xung phong lên bảng ghi từ mình tìm được theo yêu cầu số lượng chữ cái của giáo viên . - Luật chơi : Phải tìm đúng từ có đủ số lượng chữ cái theo yêu cầu và viết đúng chính tả, đội nào sai sẽ bị viết một nét lên giá treo cổ của đội mình, nếu đội nào sai trong 8 lần là bị thua. Hoặc đội thua là đội bị hoàn thành một hình người hoàn thành trên giá treo cổ trước . -Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc . * Lưu ý : mỗi lượt mà đội nào không có người lên bảng cũng bị viết một nét. 2.4.4. Trò chơi 4: Bingo - Mục đích : Củng cố, khắc sâu kiến thức, thu hút học sinh say mê học tập . - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị đồ dùng . - Cách chơi : Chơi kiểu cờ ca rô . Giáo viên kẻ trên bảng 16 hoặc 20 ô vuông, gồm 4 ô hàng dọc và 5 ô hàng ngang và giáo viên điền vào đó 20 số bất kỳ, trong 20 số đó có 20 câu hỏi tương ứng được định sẵn theo nội dung bài học, chia làm 2 đội và quy định đội A đánh dấu X, đội B đánh dấu O . Đầu tiên mỗi đội cử 1 bạn làm nhóm trưởng đại diện chọn ô số bao nhiêu giáo viên sẽ đánh dấu bằng ký hiệu của đội đó vào ô đấy, đồng thời đọc câu hỏi định sẵn trong mỗi ô cho đội kia trả lời . Cuối cùng, đội nào chọn ô mà xếp được 3 ký hiệu của đội mình thẳng hàng và hô thật to là Bingo . -Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc . 2.4.5. Trò chơi 5: Playing tag (Truyền điện). - Mục đích : Giúp các em kiểm tra vốn từ của mình và thay đổi không khí trong học tập . - Chuẩn bị: Không cần cầu kỳ, không cần chuẩn bị đồ dùng nào cả . - Cách chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên nêu luật chơi và gọi bắt đầu từ một em A xung phong đứng lên nói to một động từ bằng Tiếng Anh, và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để “ Truyền điện” lúc này em B phải nói tiếp 1 động từ, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ để truyền điện tiếp . Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò vòng quanh lớp . - Cách chơi: Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa . Em nào hái được hoa thì đọc câu hỏi cho cả lớp nghe rồi trình câu trả lời trước lớp . Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng . - Luật chơi: Học sinh xung phong lên bảng bốc thăm câu hỏi trên những bông hoa và trả lời . - Kết thúc trò chơi: Tuyên dương những bạn trả lời đúng và nhanh . Giáo viên nhận xét những lỗi mà học sinh mắc phải . 2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Sau một thời gian dạy thực nghiệm “Học Tiếng Anh qua các trò chơi” Tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt . Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia . Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn . Kết quả dạy thực nghiệm còn được đánh giá qua bài kiểm tra chất lượng và thăm dò hứng thú học tập của học sinh . Kết quả trước và sau khi áp dụng lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy môn Tiếng Anh: Kết quả điều tra cuối học kỳ I như sau: Khối Tổng Giỏi Khá TB Yếu Yêu thích số hs SL % SL % SL % SL % SL % 3 374 145 39% 124 33% 105 28% 0 0% 374 100% So sánh và đối chứng với kết quả khảo sát đầu năm: Thời Khối Tổng Giỏi Khá TB Yếu Yêu thích gian số SL % SL % SL % SL % SL % HS Đầu 3 374 130 35% 120 32% 103 28% 21 5% 374 100% năm Cuối kỳ 3 374 145 39% 124 33% 105 28% 0 0% 374 100% I Cuối năm Bảng so sánh trên đây cho thấy số học sinh giỏi tăng lên rõ rệt (35% lên 39%), khá tăng (32% lên 33%) . Và đặc biệt số học sinh yếu đã không còn (5% xuống 0%). Với kết quả học sinh đạt được nêu trên, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là áp dụng các trò chơi trong sáng kiến kinh nghiệm này là rất cần thiết và hiệu quả. Sau mỗi tiết học tôi thấy rằng không những học sinh nắm được kiến thức
File đính kèm:
skkn_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_lop_3_hoc_tot_mon_tieng_a.docx