SKKN Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 người dân tộc

doc 28 trang sangkienlop3 21/11/2023 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 người dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 người dân tộc

SKKN Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Lớp 3 người dân tộc
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA
 TRƯỜNG TIỂU HỌC EA BÔNG
 ------- -------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh cho 
 học sinh lớp 3 người dân tộc
 Người thực hiện: H’ Bé Ya Hđơk
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ea Bông
 Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
 Môn đào tạo: Tiếng Anh
 Năm học: 2016 - 2017
 Ea Bông, tháng 2 năm 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài
 Ngày nay, khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát triển 
thì sự giao lưu văn hóa, xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Để 
giao tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác nhau trên thế giới phải biết 
sử dụng thành thạo một ngôn ngữ chung ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các 
ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ 
chung phổ biến nhất trên thế giới.
 Từ nhiều năm nay, việc học ngoại ngữ ngày càng dược phổ biến rộng rãi và 
môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các trường học. Bởi vậy, 
yêu cầu đặt ra là làm thế nào để giờ dạy đạt chất lượng và hiệu quả cao. Yêu cầu 
này đòi hỏi giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên 
môn mà còn cả về phương pháp và thủ thuật dạy học. Là một giáo viên Tiếng 
Anh, tôi luôn trăn trở về cái nghiệp “Làm Thầy” của mình là làm sao cho các em 
hiểu và phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. 
 Tiếng Anh là một môn học mới và lạ, dễ thu hút sự chú ý của học sinh Tiểu 
học đặc biệt là các em ở khu vực vùng sâu, vùng xa, các em học sinh người 
đồng bào dân tộc thiểu số, 70% học sinh của trường là người Êđê, cho nên việc 
tiếp thu kiến thức Tiếng Anh là một trở ngại vô cùng lớn đối với các em. Mặc dù 
có chứa nhiều hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ gần gũi với từng lứa 
tuổi học sinh, Tiếng Anh vẫn là một môn học về ngôn ngữ, bước đầu học làm 
quen ở lớp 3 đối với các em học sinh người dân tộc Êđê vẫn còn là một vấn đề 
nan giải, không tránh khỏi việc gây nhàm chán cho học sinh khi phải cố gắng 
nắm bắt những mẫu câu giao tiếp thông thường. Hơn nữa, các em học sinh lớp 3 
người dân tộc Êđê phải học cùng một lúc ba thứ tiếng cho nên đã gây không ít 
khó khăn trong quá trình dung nạp kiến thức.
 Chính vì vậy, tôi nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai 
mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên. Cùng một vấn đề song người dạy phải 
làm thế nào để nó đơn giản nhất, dễ hiểu nhất khi truyền đạt cho các em, giúp 
GV: H’ Bé Ya Hđơk - 3 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê
 - Kết hợp sử dụng tam ngữ: Tiếng Êđê - Tiếng Anh - Tiếng Việt trong tiết 
dạy.
 4. Phạm vi nghiên cứu
 Các em học sinh lớp 3 người dân tộc Êđê (tổng số 65 em) trường Tiểu học 
Ea Bông, Krông Ana, Đăk Lăk.
 5. Phương pháp nghiên cứu: 
 1. Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi, nghiên cứu, 
tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp.
 2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ đồng nghiệp, người thực 
hiện và người tiến hành cùng nhau trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh 
nghiệm cho tiết dạy.
 3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo 
từng mục đích, yêu cầu cụ thể một số tiết dạy.
 4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra đánh giá việc 
nắm bắt nội dung bài học của học sinh.
 II. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận
 Căn cứ Quyết định số 1400/ QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng 
Chính phủ về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo 
dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2008-2020.
 Căn cứ Biên bản thẩm định của Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương trình 
Tiếng Anh Tiểu học theo Quyết định số 2917/ QĐ- BGDĐT ngày 05/7/2010.
 Mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ không chỉ là cung cấp kiến 
thức về ngôn ngữ đó mà còn phải giúp các em áp dụng tốt các kĩ năng Nghe, 
Nói, Đọc, Viết vào trong quá trình giao tiếp. Muốn thực hiện việc này một cách 
hiệu quả, ngoài việc học tập ở trường lớp, học sinh còn phải tự học tập rèn luyện 
thông qua các hình thức và phương thức khác nhau.
 Đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh tự 
tìm tòi, phát hiện và tiếp thu kiến thức trong khi giáo viên chỉ đóng vai trò 
hướng dẫn là mục tiêu trọng tâm trong việc giúp học sinh ghi nhớ tốt bài học của 
GV: H’ Bé Ya Hđơk - 5 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê
Thêm vào đó, các em rất ít chú trọng học và chưa có sự tập trung cao trong việc 
học, nhất là phần từ vựng Tiếng Anh.
 2.1 Thuận lợi – khó khăn
 * Thuận lợi: Hầu hết các em học sinh tại trường đều là người dân tộc Êđê 
ở khu vực xã Ea Bông, bản thân tôi cũng là một giáo viên Tiếng Anh người dân 
tộc Êđê, do đó hiểu được những trở ngại mà các em mắc phải khi giao tiếp bằng 
Tiếng Anh cũng như giao tiếp bằng Tiếng Việt là điều hiển nhiên.
 Khoảng cách giữa các trường Tiểu học trong địa bàn xã Ea Bông khá gần 
nên việc dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về chuyên môn, nội dung các 
trò chơi để vận dụng trong giờ dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, cũng như cách 
thức tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm có phần dễ dàng và thuận tiện hơn rất 
nhiều.
 Nhận được sự quan tâm từ Phòng Giáo dục Huyện trong việc theo học bằng 
đạt chuẩn kĩ năng giao tiếp (B2) theo khung tham chiếu Châu Âu. 
 Bên cạnh đó, giáo viên còn nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà trường trong 
việc bố trí tiết dạy, tạo điều kiện bồi giỏi nâng yếu trong công tác nâng cao chất 
lượng dạy và học. 
 Giáo viên Tiếng Anh được đào tạo trình độ cao(sau đại học).
 * Khó khăn
 Là trường có hơn 70% học sinh là dân tộc Êđê khá đông với học sinh người 
dân tộc Kinh, đa số các em nói Tiếng Việt chưa chuẩn, giao tiếp bằng Tiếng 
Việt còn hạn chế (sai thanh dấu).
 Việc dạy ngoại ngữ Tiếng Anh cho các em, theo qui định của Bộ triển khai 
từ lớp 3 thì lại trở thành một thách thức to lớn đối với một trường nằm trong 
vùng “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” như các em học sinh dân tộc Êđê tại 
trường Tiểu học Ea Bông hiện nay.
 Thêm vào đó, phòng học còn thiếu(chỉ dạy được 2tiết/ tuần), chưa đảm bảo 
số lượng theo yêu cầu, chưa có phòng Lab, phòng học chuyên dụng dành riêng 
cho môn Tiếng Anh, số lượng giáo viên Tiếng Anh chưa đủ đáp ứng yêu cầu 
dạy 4 tiết/ tuần theo chương trình của Bộ Giáo Dục. Từ đó dẫn đến việc thực 
GV: H’ Bé Ya Hđơk - 7 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê
Không những hạn chế trong giao tiếp mà điều kiện học tập cũng còn quá nhiều 
thiếu thốn, nên việc học Tiếng Anh của học sinh ở trường Ea Bông lại càng khó 
khăn bội phần.
 Thêm vào đó, chương trình và SGK mới thay đổi liên tục, việc thiếu thốn 
trang thiết bị, hạn chế trong việc áp dụng phần mềm mới của giáo viên cũng gây 
rất nhiều trở ngại cho cả người dạy lẫn người học.
 Thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, tài liệu phục vụ cho đề tài chưa đáp 
ứng được yêu cầu đặt ra.
 Học Tiếng Anh đối với học sinh người dân tộc Êđê đã là ngôn ngữ thứ ba, 
môi trường sống của các em chỉ tiếp xúc với người Êđê là chủ yếu cho nên ít có 
cơ hội sử dụng cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Điều này không chỉ vất vả cho giáo 
viên mà ngay chính bản thân các em cũng là một trở ngại lớn, do đó đòi hỏi giáo 
viên phải là người địa phương hoặc phải biết sử dụng Tiếng dân tộc Êđê trong 
giảng dạy cũng như giao tiếp.
 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Khi thực hiện đề tài này có hệ thống văn bản chỉ đạo cụ thể, chi tiết của phòng 
Giáo dục về việc dạy thí điểm môn Tiếng Anh theo chương trình sách chỉnh lí mới 
nhất của nhà xuất bản giáo dục - Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Dưới sự chỉ đạo quan tâm 
của Nhà trường và sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, cơ sở vật chất trường dần đáp ứng 
yêu cầu đặt ra của sự đổi mới của ngành giáo dục hiện nay. Hiện tại trang thiết bị dạy 
và học Tiếng Anh gồm có: 1 phòng máy vi tính, 1 máy chiếu, mạng internet.
 Trường nằm tại trung tâm của Buôn Knul, đường sá đi lại rất dễ dàng, có em 
chỉ cần đi bộ trong thời gian ngắn để đến trường. Đây chính là điểm thuận lợi nhất 
cho Thầy và Trò trường Tiểu học Ea Bông. 
 * Mặt yếu
 Mặc dù văn bản chỉ đạo yêu cầu thực hiện từ Bộ - Sở - Phòng rất đầy đủ 
nhưng trong quá trình thực hiện thì lại gặp rất nhiều trở ngại do khác nhau về 
mặt điều kiện kinh tế, trình độ chuyên môn cũng như nguồn nhân lực. Dẫn đến 
một kết quả, không những là không như mong đợi mà còn khập khiễng không 
GV: H’ Bé Ya Hđơk - 9 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê
 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay là một vấn đề nan 
giải mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Nhà nước dùng một khoản lớn 
ngân sách cho giáo dục tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các 
trường gặp hàng rào cản lớn từ hệ thống quản lý bên trên và sức ỳ trong nhận 
thức cũng như hành động từ chính những người trong cuộc. 
 Yếu tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn 
Tiếng Anh cho các em học sinh người dân tộc Êđê là việc tăng cường trang bị 
cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của nhà trường. Đây là yếu tố góp phần 
không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên từ đó 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
 Và một điều kiện cần có, không kém phần quan trọng trong công tác dạy và 
học tại trường Ea Bông là xây dựng một môi trường Sư phạm theo phương 
châm:” Trường học thân thiện, Học sinh tích cực ”. Chính yếu tố này góp phần 
cho giáo viên, học sinh hứng thú thích đến trường đến lớp, yêu trường, yêu lớp. 
 Với phương pháp dạy học mới tích cực thì giáo viên đóng vai trò chủ đạo, 
học sinh là trung tâm của tiết học.
 3. Giải pháp, biện pháp thực hiện đề tài
 3.1.Mục tiêu
 Để tiến hành một tiết dạy có hiệu quả thì giáo viên cần thực hiện tốt các 
yêu cầu cơ bản sau:
 Nghiên cứu bài học, đối tượng học sinh, sau đó chọn và sử dụng linh hoạt 
các kĩ thuật dạy phù hợp với từng nội dung bài học.
 Trong quá trình tổ chức hoạt động học, giáo viên phải điều khiển lớp học, 
phân bố thời gian hợp lý.
 Quan trọng hơn cả, giáo viên cần đảm bảo sử dụng thành thạo các phương 
tiện, đồ dùng dạy học cũng như sáng tạo ra các đồ dùng phù hợp, hiệu quả cho 
tiết dạy.
GV: H’ Bé Ya Hđơk - 11 - Năm học: 2016 - 2017 Một vài kinh nghiệm tạo hứng thú học Tiếng Anh lớp 3 cho học sinh người dân tộc Êđê
hơn nữa là người dạy phải biết vận dụng các trò chơi vào các tiết học một cách hiệu 
quả với phương châm: “học mà chơi, chơi mà học” nhưng vẫn đảm bảo được lượng 
kiến thức truyền đạt đến các em. 
 Ví dụ như trò chơi Brainstorming:
 Không chỉ sử dụng các trò chơi để gây sự chú ý cũng như làm tăng thêm tính 
sôi động của tiết học mà giáo viên còn sử dụng tranh ảnh minh họa để dạy từ 
vựng và mẫu câu cho học sinh ở hầu hết các mục trong sách giáo khoa như: 
Look, listen and repeat, Point and say
Việc này giúp học sinh nắm từ nhanh hơn thông qua việc tiếp xúc với tranh ảnh có 
nội dung gần gũi cũng như gắn liền với bài học. 
 Dùng tranh cho học sinh nhìn tranh điền từ vào chỗ trống, nhìn tranh nghe 
đọc và ôn từ thông qua mẫu câu.
GV: H’ Bé Ya Hđơk - 13 - Năm học: 2016 - 2017

File đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tieng_anh_cho_hoc.doc