SKKN Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho HS Tiểu học trong phân môn Thể dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho HS Tiểu học trong phân môn Thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho HS Tiểu học trong phân môn Thể dục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON ------------- Học phần: Phương pháp dạy học Thể dục ở Tiểu học Đề tài: Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh Tiểu học trong phân môn Thể dục Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Quyền Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học Khóa học:2008-2012 Giáo viên hướng dẫn: Trần Văn Ý Tam Kỳ, tháng 11 năm 2011 Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân mạnh khỏe là góp phần cho cả nước mạnh khỏe...luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước...Dân cường thì nước thịnh” đây chính là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác năm 1946 định hướng cho sự hình thành và phát triển nề thể dục thể thao mới, cho thấy Bác đã quan tâm sâu sắc đến công tác thể dục thể thao và sức khỏe của người dân. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì yếu tố con người luôn luôn chiếm vi trí quan trọng hàng đầu. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể chất chiếm một vị trí đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó thể dục thể thao là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm con người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt hoạt động thể dục thể thao là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực phục vụ cho lao động và các hoạt động khác. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo. Giáo dục trí tuệ phải đi đôi với giáo dục thể chất, hai mặt này luôn luôn song song và quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên sự phát triển toàn diện cho học sinh.Và từ năm 2002 – 2003, bộ môn Thể dục được áp dụng trên phạm vi toàn quốc (từ lớp 1 đến lớp 5). Môn Thể dục là môn học rất cần thiết trong chương trình tiểu học vì môn học này trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản, sơ giản cần thiết nhất nhằm rèn luyện tư thế cơ bản đúng, làm giàu vốn kĩ năng vận động, góp phần giữ gìn và nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực giúp các em sinh hoạt, học tập có hiệu quả. Môn Thể dục có thể nói là môn đặc thù trong trường tiểu học, người giáo viên là người giữ vai trò then chốt, chủ đạo trong quá trình day học thể dục; các em tiếp nhận kiến thức một cách thụ động nhưng tập luyện một cách chủ động, tích cực. Đòi hỏi giáo viên phải tích cực, sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp, đồng dùng dạy học một cách hợp lí để nâng cao chất lượng dạy học. Hệ quả của giáo dục thể chất trong GVHD: Trần Văn ý - 3 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục 3. Giới hạn đề tài Thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục, trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú - Tam Kỳ - Quảng Nam 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể: Các trò chơi vận động phát triển các tố chất thể lực trong môn Thể dục. - Đối tượng: Thiết kế một số trò chơi vận động phát tiển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng thiết kế và tổ chức trò chơi vận động môn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú - Tam Kỳ - Quảng Nam. - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giáo viên trong thiết kế trò chơi vận động môn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền - An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam. - Đưa ra một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6.2. Phương pháp điều tra. 6.3. Phương pháp phỏng vấn. GVHD: Trần Văn ý - 5 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục mệt mỏi trong một hoạt động với thời gian kéo dài nào đó. Dự vào đặc điểm của mệt mỏi ta chia thành sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền cơ sở (sức bền chung) là năng lực chống lại mệt mỏi trong các hoạt động kéo dài với tốc độ vận động nằm trong giới hạn trao đổi năng lượng có đủ oxi tham gia. Sức bền chuyên môn là năng lực chống lại sự mệt mỏi trong các hoạt động cụ thể.[29/3] Mềm dẻo là khả năng thực hiện các động tác với biên độ lớn của hệ vận động của người thực hiện. Mềm dẻo được thể hiện ở độ linh hoạt của các khớp, độ đàn hồi của cơ bắp và dây chằng. Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được yêu cầu về số lượng và chất lượng vận động. Năng lực mềm dẻo nếu không phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao cho học sinh.[30/3] Tố chất khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác mới và biến đổi kịp thời, chính xác, linh hoạt các nhiệm vụ vận động cho phù hợp với các tình huống thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh. Khéo léo là một tổ hợp các tiền đề thực hiện thành công các hoạt động.[30/3] 2. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học [4] Sự say mê học tập chưa thể hiện đó là nhận thức trách nhiệm đối với xã hội mà chủ yếu là từ các động cơ mang nghĩa tình cảm như: được thầy cô, ông bà, bố mẹ khen ngợi và động viên. Học sinh tiểu học đầu cấp có khuynh hướng ghi nhớ một cách máy móc, chưa có khả năng phân tích tự giác. Học sinh lớp 3,4 bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt các đặc điểm chi tiết, các phần kĩ thuật động tác, song còn đơn giản. Khả năng phân tích các hiện tượng trong tập luyện, lao động, sinh hoạt còn kém nên dễ bị kích động khi nắc nhở, sai bảo, dẫn đến biểu hiện kém tự tin, kém khả năng kiềm chế hành vi, thái độ. Ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5), việc ghi nhớ được hình thành và phát triển, từ tư duy trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ cái cụ thể đến cái tổng quát. Về tình cảm, thái độ cư xử sinh hoạt, học tập của học sinh tiểu học chưa ổn định. Các em thường xuyên xúc động, thay đổi tâm trạng vui – buồn trong các hoạt động, một thời điểm. Các phẩm chất tâm lí như: tính độc lập, sự kiềm chế, tự chủ còn thấp. GVHD: Trần Văn ý - 7 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục 4. Tác dụng của trò chơi vận động.[271/3] Trò chơi vận động là một trong những phương tiện giáo dục thể chất được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện tự nhiên, góp phần củng cố và nâng cao sức khỏe con người. Thông qua trò chơi vận động góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục mặt đức, trí, thể, mĩđào tạo con người phát triển một cách toàn diện. Trò chơi vận động còn là phương tiện vui chơi giải trie, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hóa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Trò chơi nận động có tác dụng giải tỏa tâm lí nên tạo sự lạc quan yêu đời, vui tươi thỏa mái, góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật.Góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh sự phát triển toàn diện cơ thể học sinh. Đây là một biện pháp giáo dục chính để phát triển thể lực cho các em. Góp phần bảo vệ, tăng cường sức khỏe học sinh và phát triển các tố chất thể lực. 5. Các loại trò chơi vận động trong chương trình Thể dục ở tiểu học[1] Lớp 1: Diệt các con vật có hại, Qua đường lội, Kéo cưa lừa xẻ, Nhảy ô tiếp sức, Nhảy đúng nhảy nhanh, Chạy tiếp sức, Tâng cầu. Lớp 2: Bịt mắt bắt dê, Bỏ khăn, Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau, Kết bạn, Vòng tròn, Nhóm ba nhóm bảy, Ném trúng đích. Lớp 3: Tìm người chỉ huy, Thi xếp hàng, Mèo đuổi chuột, Chim về tổ, Thỏ nhảy, Lò cò tiếp sức, Hoàng Anh – Hoàng Yến, Ai kéo khỏe. Lớp 4: Nhảy lướt sóng, Chạy theo hình tam giác, Thăng bằng, Lăng bóng bằng tay, Đi qua cầu, Trao tín gậy, Dẫn bóng. Lớp 5: Ai nhanh và ai khéo, Chạy nhanh theo số, Chạy tiếp sức theo vòng tròn, Bóng chuyền sáu, Trồng nụ trồng hoa, Qua cầu tiếp sức, Chuyển nhanh nhảy nhanh, Chuyền và bắt bóng tiếp sức. 6. Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung môn Thể dục ở tiểu học 6.1. Mục tiêu [80/3] - Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh, phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tố chất mềm dẻo và khéo léo, tạo điều kiện cho cơ thể các em phất triển bình thường theo quy luật lứa tuổi và giới tính. GVHD: Trần Văn ý - 9 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền Thiết kế một số trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục Chương II. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam. 1. Vài nét về trường tiểu học Ngô Quyền – An Phú – Tam Kỳ - Quảng Nam Trường tiểu học Ngô Quyền nằm trên địa bàn phường An phú, tiền thân của trường là trường Quảng Phú Tây, năm 2000 được sự giúp đỡ, đầu tư từ cấp thành phố, các doanh nghiệp, trường đã xây dựng lại cơ sở khang trang hơn. Phòng học được cải tiến nhiều, đã đầu tư trang thiết bị phục vụ việc giảng dạy và công tác của cán bộ, viên chức của trường. Trường đã mua 2 máy Projecter và mua sắm nhiều trang tiết bị nghe nhìn: tranh ảnh, máy catset....Sân vận động được trán xi-măng nhưng chỉ trán trước sân trường, khuôn viên còn lại đất đỏ pha cát trắng nên cũng tương đối sạch. Tuy nhiên, nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất của trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác giảng dạy của giáo viên bộ môn Thể dục. 2. Thực trạng việc thiết kế trò chơi vận động nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh tiểu học trong môn Thể dục Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước ta hiện nay phần lớn các em học sinh có điều kiện để tiếp thu được nhiều tri thức khoa học và cách tiếp cận vấn đề ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời có đội ngũ thầy, cô giáo có trình độ chuyên môn ngày càng cao và tâm huyết với nghề nghiệp. Bên cạnh đó mỗi gia đình người hiện nay thường chỉ có một đến hai người con nên có điều kiện quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho con cái được học tập. Đặc biệt là chính sách của Đảng - nhà nước ta rất coi trọng nền giáo dục xem giáo dục là nhiệm vụ “quốc sách hàng đầu”. Tổng chi cho giáo dục là 20 % trong tổng thu ngân sách nhà nước. đây là những thuận lợi để cho các em học sinh có điều kiện tiếp thu tri thức khoa học và rèn luyện thân thể một cách tốt nhất. Hiện nay, thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhiều giáo viên trường Tiểu học Ngô Quyền, đặc biệt là các giáo viên trẻ đã không ngừng tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những ý tưởng hay, để có thể tạo ra một giờ giảng sinh động, ấn tượng và đạt được mục tiêu của bài học cần chuyển tải đến người học. Trước yêu cầu GVHD: Trần Văn ý - 11 - SVTH: Nguyễn Thị Minh Quyền
File đính kèm:
skkn_thiet_ke_mot_so_tro_choi_van_dong_nham_phat_trien_cac_t.doc