Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng anh Lớp 3

docx 12 trang sangkienlop3 20/10/2023 4780
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng anh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng anh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng anh Lớp 3
 SÁNG KIẾN
 BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG
 GIẢNG DẠY TIẾNG ANH LỚP 3
 PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Bối cảnh thực hiện sáng kiến
 Ngày nay xã hội đang ngày càng phát triển, việc học tập, tiếp thu, lĩnh hội tri thức 
nhân loại đang là nhu cầu cấp thiết của từng người. Để mỗi người dễ dàng tiếp cận với 
nguồn tri thức dồi dào đó, Tiếng Anh là phương tiện không thể thiếu. Do đó, việc học 
tiếng Anh đang ngày càng được xã hội quan tâm hơn, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bởi vì tiếng 
Anh là ngôn ngữ chung nhất được sử dụng và được giao lưu. Mỗi môn học có những 
phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Đối với việc giảng dạy môn Ngoại ngữ nói chung 
và với môn Tiếng Anh nói riêng thì phương pháp giảng dạy và phương tiện hỗ trợ trong 
giảng dạy phải là những vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Để có một tiết học Tiếng Anh 
có chất lượng tốt, tạo cho học trò một sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì giáo viên phải 
áp dụng những phương pháp độc đáo, hấp dẫn. Ngoài ra đồ dùng trực quan là công cụ 
quan trọng và không thể thiếu trong mỗi tiết dạy Tiếng anh để hỗ trợ giáo viên truyền đạt 
những kiến thức mới, nhằm giúp học sinh dễ dàng hiểu và tiếp thu những kiến thức mà 
giáo viên truyền đạt. Do đó việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn như băng, đĩa, máy 
chiếu, tranh ảnh, những vật thật, mô hình ... không thể thiếu cho sự truyền tải thông tin 
và giảng dạy kiến thức mới cho học sinh.
 Trong quá trình học ngoại ngữ, việc sử dụng đồ dùng trực quan rất quan trọng vì nó 
là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng 
nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ dùng trực quan lại không đơn giản chút 
nào, nhất là dạy cho trẻ đang ở ngưỡng bắt đầu học ngoại ngữ. Dạy tiếng Anh nói chung 
và dạy từ vựng nói riêng cho trẻ đòi hỏi ở người giáo viên không chỉ có khả năng ngôn 
ngữ mà còn là cách làm thế nào để khiến học sinh tham gia vào bài học. Để làm được 
điều đó, giáo viên buộc phải tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động trong giờ học. Đó là lí 
do tại sao giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và kỹ thuật dạy từ một 
cách linh hoạt và uyển chuyển để duy trì khả năng tập trung vốn kém ở học sinh tiểu học. 
Làm thế nào có thể tạo ra cho trẻ một không khí học tập vui vẻ và thư giãn mà hiệu quả giảng dạy Tiếng Anh lớp 3 trường Tiểu học Thị trấn Việt Lâm
 PHẦN NỘI DUNG
 I. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
 1. Thuận lợi:
 - Có sự quan tâm của ngành cấp trên, Ban giám hiệu, Phụ huynh và giáo viên.
 - Học sinh đang dần có cái nhìn tích cực hơn với môn học này và đa số các em rất 
ham thích học.
 - Biên chế giáo viên đảm bảo theo nhu cầu phát triển của mỗi nhà trường; đồng thời 
giáo viên được đào tạo theo chuẩn, có sự nhiệt tình, năng lực và có tích luỹ được kinh 
nghiệm.
 2. Khó khăn
 - Còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho bộ môn: phòng lab, sách tham khảo ...
 - Còn một số ít học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận và nắm bắt ngôn ngữ mới. 
Từ đó, có ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy-học.
 - Hầu hết học sinh ở vùng nông thôn, phát âm tiếng địa phương nên khi đọc tiếng 
Anh không chuẩn, thường có xu hướng phát âm tiếng Anh theo cách Việt hoá.
3. Các biện pháp tiến hành khi sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy
3.1. Chuẩn bị:
 - Muốn sử dụng tốt đồ dùng trực quan trong giảng dạy Anh Văn trước hết giáo 
viên phải biết được các loại đồ dùng trực quan và tác dụng của nó trong việc tìm hiểu và 
khai thác kiến thức ở từng bài học.
 - Đồ dùng trực quan trong giảng dạy bao gồm: vật thật, mô hình, tranh vẽ
 + Vật thật là những đồ vật cần thiết có ở xung quanh ta và rất gần gũi với đời sống 
hàng ngày hoặc dụng cụ học tập như thước kẻ, bút chì, sách vở, bàn ghế,...
 + Đồ dùng hình tượng là những hình vẽ, băng, đĩa.
 + Vật thay thế là các mô hình bằng nhựa hoặc đất sét.
 Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài học trước 
để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với nội dung tiết dạy và đồ dùng đó phải được sử dụng 
một cách triệt để, tiết dạy đó sẽ hiệu quả hơn. Có như vậy đồ dùng trực quan mới có giá 
trị để học sinh khai thác và tìm hiểu kiến thức tốt hơn trên cơ sở quan sát trao đổi nhóm 
để khắc sâu kiến thức. an apple bananas a carrot an onion
 pawpaw melon strawberry beans
 ^Cho đến các tính từ như:
 tall short fat thin strong weak
 Happy sad laghing crying heavy
^Một số hình ảnh miêu tả hoạt động: + Giúp giáo viên dùng toàn tiếng Anh để giảng giải một cấu trúc, một hoạt động 
mà không cần viện đến tiếng mẹ đẻ.
 * Phương pháp phản ứng thể chất toàn bộ (Total Physical Response - TPR) 
còn gọi là phương pháp nghe hiểu (The Comprehension Approach -CA) nhằm giúp học 
sinh phản ứng toàn diện bằng động tác dựa trên sự liên kết giữa ngôn ngữ và hành động 
tự nhiên, cách làm này giúp học sinh liên tưởng và nhớ lâu hơn.
 + Đặc điểm của phương pháp TPR:
 - Giúp học sinh phát triển khả năng hiểu ngôn ngữ trước khi nói ngôn ngữ ấy.
 - Khả năng hiểu ngôn ngữ thông qua động tác cơ thể.
 - Không ép buộc học sinh nói nếu các em chưa sẵn sàng.
 + Kỹ thuật chủ đạo của phương pháp TPR:
 - Dùng mệnh lệnh chỉ đạo hành vi của học sinh trên lớp;
 - Thay đổi vai giao tiếp: Cho học sinh đổi vai, làm theo mệnh lệnh và tập ra lệnh.
 - Sử dụng chuỗi hành động (các mệnh lệnh có liên quan tới nhau).
 * Phương pháp chức năng (Functional Approach - FA) nhấn mạnh khả năng sử 
dụng ngôn ngữ bằng những mẫu câu trong ngữ cảnh, tình huống cụ thể và phù hợp.
 * Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach - CM) coi ngôn ngữ sử 
dụng trong lớp học phải mang tính thông báo để trao đổi ý tưởng và tình cảm giữa giáo 
viên - học sinh và học sinh với học sinh.
 * Phương pháp nghe - nói (Audio - lingual Approach - ALA) nhấn mạnh vào 
khả năng phát âm và cú pháp của ngôn ngữ.
 * Phương pháp ngữ pháp - cấu trúc (Grammatical Structural Approach) nhấn 
mạnh vào sự tiếp thu một hệ thống ngữ pháp.
 Bên cạnh việc sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên cũng cần nhấn mạnh vào kỹ 
năng giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em giao tiếp theo nhóm, 
theo cặp và cả lớp, xây dựng môi trường thân thiện hợp tác.
 rv t Do vậy giáo viên cần:
 Tăng cường sử dụng tiếng Anh trên lớp học để tiến tới việc có thể sử dụng tiếng 
Anh như một ngôn ngữ chính trong việc học tiếng Anh (các lời chào, thăm hỏi, mệnh 
lệnh...) nói với các em càng nhiều tiếng Anh càng tốt để tạo cho các em hình thành thói 
quen nghe và hiểu. (giáo viên ghi từ mới và nghĩa của từ lên bảng, học sinh chép vào vở). ngữ liệu tối thiểu, 
đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng.
 - Những em học yếu không còn ngại và sợ học môn Anh văn nữa. Các em đã bạo 
dạn hơn và có ý thức học tập để xây dựng lớp học phong phú, sôi nổi.
 * Với giáo viên:
 - Sử dụng thời gian trong tiết dạy hợp lý hơn.
 III. Khả năng ứng dụng triển khai
 - Với phương pháp này, qua quá trình dạy thử nghiệm ở một số lớp tôi nhận thấy có 
thể áp dụng đối với tất cả các khối lớp, phù hợp với các đôi tượng học sinh.
*Hạn chế:
- Các đồ dùng trực quan hầu hết do giáo viên tự sưu tầm hoặc tự tạo, hệ thống flash cards 
của bộ môn chưa được trang bị nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa và 
sử dụng đồ dùng.
III. Khả năng áp dụng của sáng kiến
 * Sáng kiến đã được nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 3 
trường Tiểu học Thị trấn Việt Lâm.
 * Để áp dụng sáng kiến vào giảng dạy cần chú ý:
 - Đối với giáo viên:
 + Việc chọn tranh ảnh, đồ dùng, vật thật cần chú ý đến tính điển hình, phản ánh trung 
thực và có khả năng làm rõ nội dung bài dạy.
 + Các loại tranh ảnh cần đảm bảo tính thẩm mỹ
 + Thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc sử dụng 
đồ dùng.
 - Đối với học sinh:
 + Tập trung chú ý vào nội dung bài đẻ khắc sâu kiến thức. PHẦN KẾT LUẬN
 I. Bài học kinh nghiệm
 Qua việc áp dụng sáng kiến tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
 - Giới thiệu từ mới thông qua vật thật hoặc tranh ảnh.
 - Dạy cách phát âm thông qua việc nghe băng kết hợp với việc mô phỏng âm thanh 
bằng thao tác, hành động của người dạy.
 - Đồ dùng trực quan phải đa dạng, sinh động, gần gũi với các em.
 - Khi sử dụng đồ dùng trực quan, giáo viên nên chú ý tới chủ điểm, tới đối tượng 
học sinh để đề ra yêu cầu phù hợp. Hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ nội dung yêu cầu. 
Song phải mang tính logic, mặt khác giáo viên phải tôn trọng sự độc lập, sáng tạo của học 
sinh.
 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
 - Với học sinh:
 + Qua việc sử dụng đồ dùng trực quan sinh động, sáng tạo, phù hợp với từng bài 
tôi thấy lớp học sôi nổi hơn, sự gần gũi giữa thầy và trò được cải thiện rõ rệt.
 + Những em học yếu không còn ngại và sợ học môn Tiếng Anh nữa. Các em đã 
bạo dạn hơn và có ý thức học tập để xây dựng lớp học phong phú, sôi nổi.
 - Với người dạy:
 + Sử dụng thời gian trong tiết dạy hợp lý hơn.
 + Các kết quả thu lượm được từ việc quan sát lắng nghe giáo viên sẽ nắm được các 
điểm yếu, điểm mạnh của học sinh.
 III. Khả năng ứng dụng triển khai:
 rv 1 - Áp dụng chuyên đề vào các tiết giảng dạy Tiếng Anh có đủ đồ dùng trực quan và 
sử dụng triệt để đồ dùng trực quan sẽ khai thác kiến thức sâu hơn, thực tế hơn, học sinh 
sẽ tích cực và yêu thích môn học hơn. Giáo viên Tiếng Anh sẽ đạt được những nguyện 
vọng, niềm tin mà bản thân yêu cầu đối với học sinh của mình.
 - Học sinh có thể rèn luyện khả năng quan sát và tư duy thông qua việc quan sát 
những vật thật trong lớp học, môi trường xung quanh các em. Nếu được tận dụng hiệu 
quả những vật thật sẳn có như trên giáo viên có thể tiết kiệm được việc đầu tư tranh ảnh 
không cần thiết góp phần tiết kiệm kinh phí cho nhà trường cũng như của giáo viên. Phát 
huy tính tích cực của học sinh, giúp các em yêu thích môn Tiếng anh hơn. Các em sẽ có 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_do_dung_truc_quan_tr.docx