Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 3 trong môn tiếng Anh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 3 trong môn tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 3 trong môn tiếng Anh
PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: ngoại giao, kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục vv... . Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ, việc dạy học Tiếng Anh nói chung và dạy học Tiếng Anh ở trường Tiểu học nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới, đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc, chương trình, phương pháp dạy và học ngoại ngữ cũng như không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm. Hơn thế nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên không thể không có lòng yêu nghề, yêu trò, thường xuyên đầu tư suy nghĩ, đề xuất sáng kiến và những kỹ thuật lên lớp hiệu quả. Là một giáo viên dạy Tiếng Anh tiểu học, tôi luôn trăn trở là làm thể nào để dạy cho học sinh hiểu và nắm chắc kiến thức chứ không phải chỉ truyền đạt kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, sách giáo viên một cách dập khuôn, máy móc. Chính vì vậy, bản thân tôi thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là trau dồi phương pháp giảng dạy, từ đó đúc rút ra những bài học, những phương pháp truyền đạt kiến thức đơn giản nhất, dễ hiểu nhất tới học sinh, giúp các em hiểu và khắc sâu kiến thức. Vẫn biết rằng không có một phương pháp nào có thể hiệu quả cho tất cả mọi đối tượng học sinh, trong mọi hoàn cảnh khác nhau, ở những lứa tuổi khác nhau, song qua quá trình thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh tại Trường tiểu học tôi đã đúc rút được “Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh lớp 3 trong môn tiếng Anh”với mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thực hiện đề án 2020 của Bộ GD&ĐT, các trường tiểu học đang tập trung đổi mới chương trình dạy và học Tiếng Anh. Hưởng ứng tính tích cực và tính thiết thực của đề án, tôi cũng xin được đóng góp một vài ý tưởng cho việc dạy và học tốt môn Tiếng Anh. Lâu nay người Việt luôn tiếp cận với phương pháp học truyền thống như giáo - Học tập, tiếp thu chỉ đạo trong các lớp bồi dưỡng, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. - Tích cực làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy hàng ngày trên lớp đạt hiệu quả. - Trang trí trường, lớp theo chủ điểm tạo môi trường học tập tích cực cho học sinh - Làm phiếu điều tra mức độ yêu thích môn Tiếng Anh của học sinh khối 3 trong trường tiểu học PHẦN II. NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN Nhằm bắt kịp với xu thế toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Luật Giáo dục đã quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Hiện nay trong các nhà trường , việc dạy và học Tiếng Anh đang diễn ra cùng - Qua thực tế giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học trong nhiều năm qua, tôi nhận thấy dù chất lượng môn học đã có nhiều chuyển biến rất tích cực nhưng tính chủ động và sáng tạo trong quá trình học của học sinh vẫn chưa thực sự khả quan. Qua thăm dò điều tra, hỏi ý kiến của học sinh và những đánh giá nhìn nhận của cá nhân mình, tôi nhận thấy có một số hạn chế như sau: a. Cơ hội thực hành Tiếng Anh chưa nhiều Học sinh chưa được ứng dụng các kiến thức mà các em được học vào giao tiếp hàng ngày. Phạm vi học và thực hành Tiếng Anh chỉ ở trong lớp học. C hính vì vậy học sinh học như bị bắt buộc, học để lấy thành tích cao là chủ yếu, các em chưa ý thức được học tiếng Anh để phục vụ cho việc giao tiếp và cho nghề nghiệp của mình sau này. b. Hạn chế về thời gian và hình thức trò chơi Học sinh tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết của các em còn chậm. Đây là lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế trong tổ chức trò chơi. Bên cạnh đó c ác hình thức trò chơi mặc dù được tổ chức phong phú nhưng chưa bao quát đến tất cả các đối tượng học sinh. Thời lượng của một tiết học không chỉ dành cho các trò chơi mà còn phải tập trung vào việc truyền tải kiến thức và các kĩ năng khác. c. Động cơ và ý thức học tập chưa cao Môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học vẫn chưa được quan tâm đúng mực nên một số học sinh và phụ huynh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này. Một số học sinh lên lớp học Tiếng Anh là vì bắt buộc phải lên chứ các em không có một động cơ học tập nào. Bên cạnh đó, học sinh yếu kém rất ngại thực hành giao tiếp vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt của giáo viên. Còn một số đối tượng khá, giỏi các em lại ngại giao tiếp vì các em xấu hổ khi phải thể hiện trước đám đông. Ở lứa tuổi này các em rất ham chơi nên ý thức học tập chưa cao, các em chưa chú trọng nhiều đến việc học. Tại trường tôi đang công tác hiện nay, chương trình Tiếng Anh đã được giảng dạy từ nhiều năm. Bản thân tôi đều được dạy các khối 3, 4, 5, vì vậy tôi thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của học sinh mình. Đối với học sinh lớp 4 và 5 các em triển TPR trong hơn 50 năm và nó được mệnh danh là phương pháp học ngoại ngữ ưu việt nhất hiện nay. Bậc Tiểu học ( Từ 6-10 tuổi) là bậc học đầu tiên trẻ được tiếp cận chính thức với việc học Tiếng Anh - ngôn ngữ thứ hai. Học điều mới luôn được trẻ đón nhận một cách thích thú. Nhiệm vụ của người giáo viên là làm sao cho những thích thú ban đầu đó luôn kéo dài và chuyển thành hứng thú. Trẻ yêu thích Tiếng Anh sẽ là nền tảng vững chắc để học tốt ngôn ngữ này. Để làm được điều này chúng ta cần hiểu rõ về đặc trưng tâm lí trẻ: 1. Trẻ cảm thụ ngôn ngữ thông qua nghe. 2. Học thông qua việc làm và chơi. 3. Trẻ thích học ngôn ngữ thành tiếng, thích bắt chước và tạo ra những tiếng động, âm thanh buồn cười. 4. Trẻ không có lí do để học Tiếng Anh. 5. Trẻ rất dễ hào hứng nhưng cũng rất dễ chán nếu một hoạt động bị lặp đi lặp lại nhiều lần. 6. Trẻ có thể học từ những kinh nghiệm và những hoạt động trực tiếp. Ví dụ 1: Trong phần khởi động bài khi cho các em hát bài “The way we go to school” : Giáo viên nên cho học sinh đứng dậy thay vì chỉ ngồi im tại chỗ, học sinh vừa hát vừa làm động tác đi bộ, đi xe đạp... các em rất hứng thú và hào hứng bước vào bài học mới. Hơn nữa còn kích thích được sự sáng tạo của các em và góp phần làm hay khi dạy minh họa các từ chỉ thời tiết: cloud sunny rainy windy hoặc các câu mệnh lệnh. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy giáo viên nên áp dụng phương pháp TPR càng nhiều càng tốt bởi vì các em luôn thấy hào hứng và thoải mái. Điều này giúp các em tiếp thu bài học một cách tự nhiên và hiệu quả. 2. Sử dụng các đồ dùng trực quan Theo tôi tất cả các phương tiện dạy học như máy vi tính, đĩa CD, máy chiếu và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật... đều có thể gây hứng thú và tạo sự chú ý đặc biệt cho học sinh trong học tập. Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan trong suốt quá trình dạy học, từ lúc giới thiệu ngữ liệu đến lúc thực hành. Bởi lẽ các phương tiện đó giúp học sinh ghi nhớ một các nhanh chóng và vững chắc những kiến thức, kĩ năng. Giáo cụ trực quan rất đa dạng, nêú biết khai thác sẽ trở nên rất đơn giản, dễ chuẩn bị nhưng lại có hiệu quả cao. Với các chủ đề gần gũi với cuộc sống thường ngày của sách giáo khoa Tiếng Anh 3, giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật. a pencil: một cái bút chì Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật thật có ở trong lớp và giới thiệu: “This is my book”. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao vì các từ giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi với các em hằng ngày và dễ đoán nghĩa đối với các em. Qua đó GV dạy cấu trúc câu: “This is my book” để học sinh thực hành nói sẽ dễ dàng hơn và HS sẽ nhớ câu và từ được lâu hơn. Bên cạnh những đồ vật, bản thân của người giáo viên cũng là “một đồ dùng trực quan”, người giáo viên còn là một diễn viên, có thể dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt hay hành động của mình để minh hoạ tình huống, trình bày nghĩa của từ, nhóm từ. Ví dụ 2: Khi dạy Unit 12 để dạy các từ như: nhằm giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức. Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm giờ học sôi nổi, đạt hiệu quả cao và gây hứng thú đối với học sinh trong giờ học. 3. Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy “ Đối với trẻ em, mọi chỗ đều là chỗ chơi, mọi giờ đều là giờ chơi, mọi thứ đều là đồ chơi và mọi người đều là bạn chơi” Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tính lũy qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui mà hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. Ví dụ 1: Để củng cố vốn từ vựng đã học trong giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Board race - chạy đua lên bảng” Cách chơi: Chia học sinh thành 2 đội mỗi đội khoảng tám học sinh đứng xếp thành từng hàng. Giáo viên yêu cầu mỗi đội lên bảng viết các từ vựng chỉ đồ dùng học tập đã học. Mỗi lượt lên bảng mỗi đội chỉ được phép một người, khi người đứng trước lên viết xong một từ và chạy về cuối hàng thì người kế tiếp chạy lên bảng viết thêm từ, đội nào viết được nhiều từ đúng và nhanh hơn sẽ thắng. Ví dụ 2: Để luyện đơn vị ngôn ngữ: Hi/Hello. I’m_________. What’s your name? Giáo viên có thể cho học sinh tham gia trò chơi “Onion ring” Chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm khoảng 10 học sinh đứng thành 2 hàng đối diện nhau luyện, một hàng các học sinh đứng im tại chỗ, một hàng lần lượt các học sinh sau khi thực hiện hội thoại theo mẫu: HS1: Hello, I am ___. What’s your name? HS2: Hi, My name is _____. thì bước sang phải một bước để tiếp tục thực hiện đoạn hội thoại với một bạn khác cứ như vậy đến bạn cuối cùng trong hàng. Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như: dấu thứ tự theo trình tự đọc. Và một số trò chơi khác như : Find someone who ... Noughts and crosses, Slap the board, Pastimes, Go fishing, Guessing games, Who is quicker?,... để cho giờ học thêm sinh động và thu hút sự chú ý của học sinh. Việc sử dụng các trò chơi này vào từng giai đoạn hợp lí trong một tiết dạy sẽ nâng cao hiệu quả hơn rất nhiều. 5. Sử dụng các bài hát, bài thơ trong giảng dạy. Qua một thời gian giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường Tiều học,tôi nhận thấy tâm lí ở lứa tuổi này hầu hết các em đều rất thích ca hát hoặc đọc thơ có nhịp điệu. Đặc biệt nếu các em có thể hat một bài hát ằng ngôn ngữ Tiếng Anh thì không chỉ mang lại niềm hứng khởi trong học tập mà kiến thức ngôn ngữ còn được khắc sâu mãi mãi trong trí não các em. Nếu người giáo viên biết vận dụng khéo léo các bài hát, bài thơ trong quá trình giảng dạy thì tiết học luôn diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi và tự nhiên. Các em được tiếp xúc và làm quen với nhịp điệu Tiếng Anh rất tự nhiên thông qua các bài hát. Có thể có nhiều giáo viên không có khả năng ca hát nhưng chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách tải các bài hát từ Internet về và cho học sinh nghe. Người giáo viên có thể khéo léo lồng ghép các mẫu câu vào các nốt nhạc gần gũi với học sinh, qua đó các em nhớ mẫu câu nhất nhanh và lâu. Ngoài các bài hát có sẵn trong SGK, GV có thể soạn các bài hát dựa theo các giai điệu quen thuộc của các bài hát Tiếng Việt. Ví dụ 1: Khi dạy các em giới thiệu bạn: This is__. She’s my friend. Chúng ta vẫn có thể dựa vào giai điệu của bài hát “Kìa con bướm vàng”: This is Linda. This is Linda. She's my friend. She's my friend. Come and sing a song now. Come and sing a song now. La... la ... .la. Ví dụ 2: Khi dạy về mầu sắc (colours) chúng ta có thể cho học sinh hát bài: “What color is this?” dựa theo bài hát “Chú ếch con”. What color is this? It is orange. What color is this?
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.docx