Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh Lớp 3, 4
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh Lớp 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh Lớp 3, 4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học Trình Họ và Ngày tháng Chức độ Nơi công tác Tên sáng kiến tên năm sinh danh chuyên môn Trần Trường Tiểu “Ứng dụng công nghệ thông Giáo Thị 26/06/1972 học TTNC ĐH tin trong soạn bài kiểm tra kĩ viên năng nghe Thiết Bò& ĐC Ba Vì môn Tiếng Anh ở Tiểu học”. A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các môn học, Tiếng Anh là môn học có tính ứng dụng rất cao. Người học có kiến thức Tiếng Anh có thể tham gia một cách chủ động vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Để giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong nhà trường Tiểu học, đòi hỏi giáo viên không chỉ có vốn kiến thức mà còn phải có rất nhiều sáng tạo trong việc làm phong phú hoạt động học tập cho học sinh, giúp các em tham gia một cách tích cực và chủ động vào hoạt động học tập. Bên cạnh đó, giáo viên phải dựa trên các kiến thức đã truyền thụ, nhận định về sự tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh để xây dụng các bài kiểm tra theo đặc trưng của bộ môn để kiểm tra, đánh giá và có sự nhận xét cụ thể nhất về những gì học sinh đã học tập và vận dụng thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong giáo dục nói chung và trong giáo dục Tiểu học nói riêng đang được thực hiện một cách triệt để. Với tham vọng nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Tiếng Anh tiểu học, hỗ trợ giáo viên trong soạn và ra đề kiểm tra kĩ năng nghe một cách thuận lợi hơn, tôi mạnh dạn viết đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học ” . Đây là phần đúc rút kinh nghiệm của tôi với mong muốn góp thêm một phần nhỏ vào kĩ năng, kĩ thuật giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh, làm cho chất lượng giảng dạy môn học ngày càng tốt hơn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp chính là dạy cho người học vận dụng kiến thức ngôn ngữ vào thực hành tốt bốn kĩ năng cơ bản là “ nghe, 1/15 Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học + Khảo sát thực trạng vấn đề khó khăn khi soạn đề kiểm tra kĩ năng nghe của giáo viên, tìm hiểu nguyên nhân khi bắt đầu vào năm học (tháng 9/2019). + Trên cơ sở mục tiêu cần đạt sau mỗi phần kiến thức của kĩ năng nghe, hình thành và thực nghiệm trên thực tế một số bài kiểm tra cụ thể (từ tháng 9 đến tháng 12/2019). + Đánh giá tình hình thực tế sau khi thực nghiệm đi đến kết luận và quy trình cụ thể cho việc soạn và ra đề kiểm tra kĩ năng nghe trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. ( tháng 1/2020) B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHƯƠNG I: Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. 1. Cơ sở lý luận: Trong qua trình dạy học, việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh rất quan trọng. Muốn có hiệu quả trong mọi hoạt động dạy và học, một phần không thể thiếu là công tác kiểm tra, đánh giá. Có rất nhiều hình thức đánh giá, nhưng phổ biến nhất vẫn là các bài kiểm tra. Môn Tiếng Anh có thêm đặc thù riêng là các bài kiểm tra đánh giá các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ như: nghe, nói, đọc, viết. 2. Cơ sở thực tiễn: - Mọi giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung và giáo viên dạy Tiếng Anh nói riêng ngoài việc dạy theo giáo trình ra còn phải thực hiện công tác kiểm tra đánh giá. Việc ra đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu này luôn đi cùng với việc soạn và dạy học. Thông qua kiểm tra, đánh giá, giáo viên nắm rõ được mức độ tiếp thu, vận dụng kiến thức đã được học để từ đó có các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả của công tác dạy học cũng như chất lượng học tập của học sinh. - Rất nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc ra đề kiểm tra kĩ năng nghe vì nguồn tài liệu âm thanh, hình ảnh đạt yêu cầu, phù hợp với giáo trình Tiếng Anh Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo không có nhiều. Điều kiện cập nhật tài liệu tham khảo của nhiều giáo viên ở các vùng ngoại thành, vùng nông thôn lại khó khăn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: 3/15 Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học sẻ rất nhiều ý kiến cụ thể về những cách thức họ thường làm, những khó khăn mà họ gặp phải qua phiếu khảo sát. - Tổng quan về ý kiến của giáo viên tôi sẽ nêu trong phần đầu của các giải pháp cụ thể. Để đảm bảo sự thoải mái khi nêu ý kiến, đối với giáo viên cũng như học sinh tôi đề không yêu cầu ghi rõ họ tên của từng người. Phiếu khảo sát chỉ được sắp xếp theo khối lớp. (Phiếu khảo sát – dùng cho giáo viên – Phụ lục 2) CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở đề xuất giải pháp Trên cơ sở nghị quyết của TW 4 khóa VII, nghị quyết TW khóa VIII và Điều 24.2 Luật Giáo dục ghi “ Phương pháp giáo dục phô thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”; Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Công văn số 5466/BGDĐT - GDTRH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông năm 2013- 2014; Thông tư 30/ TT – BGD&ĐT năm học 2014 – 2015 và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 về việc đánh giá chất lượng giáo dục học sinh tiểu học. II. Các giải pháp chủ yếu 1. Khảo sát ý kiến của học sinh và giáo viên về các khó khăn với bài kiểm tra kĩ năng nghe. 1.1. Khảo sát học sinh: Tôi tiến hành khảo sát học sinh sau khi giới thiệu chương trình môn Tiếng Anh dành cho các em. Tôi nhận thấy một số ý kiến nổi trội mà các em chia sẻ: - Tự làm bài nghe theo phỏng đoán cá nhân, không hoàn toàn dựa vào những gì nghe được. - Phần nghe của bài kiểm tra giống với bài nghe đã học trong sách giáo khoa. - Âm thanh, hình ảnh của bài nghe không rõ ( do âm lượng, chất giọng, chất lượng tranh ảnh trên mạng internet hoặc các tài liệu khác, hình ảnh nhân vật không quen thuộc với học sinh ). - Cô đọc phần nghe, không phải nghe từ đài như khi học. (Phiếu khảo sát 1 – dùng cho học sinh – Phần phụ lục 1) 5/15 Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học Để đảm bảo tính logic của các bộ sách trong chương trình, các nhân vật trong sách đều được xây dựng như những người bạn của các em từ lớp 3 đến lớp 5. Các nhân vật đều được giới thiệu ngay từ lớp 3, các nhân vật mới được giới thiệu thêm trong chương trình là rất ít. Giọng nói của các nhân vật trong đĩa nghe đi kèm bộ sách cũng rất hay, rõ ràng, chuẩn âm của ngôn ngữ mới các em đang học. Phần tranh ảnh minh họa cũng được xây dựng thống nhất về nhân vật góp phần cho các em quen với hình ảnh, dễ phân tích tình huống hội thoại, thể hiện sát với thực tế. 2.4. Nghiên cứu phần đề kiểm tra của các trang web có bài phù hợp theo từng đơn vị bài học theo bộ sách mà các em đang sử dụng. Hiện nay, mạng Internet có rất nhiều trang web, ứng dụng dạy và học Tiếng Anh cho trẻ em. Tôi nhận thấy trang Sachmem.vn là rất phù hợp, mỗi bài học được thiết kế đúng với bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà các em đang học ở trường. Học sinh có thể đăng kí tài khoản theo mã được cung cấp ở sách giáo khoa của các em và học trực tiếp. Giáo viên cũng có thể dùng Sachmem.vn để giảng dạy trên lớp rất hiệu quả. Bên cạnh đó, Sachmem.vn có thiết kế các bài kiểm tra đầy đủ bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo từng Unit và từng kì học. Đây là nguồn tài liệu rất tốt để tạo các bài kiểm tra. Tuy nhiên, vì học sinh cũng có thể tự làm các bài này nên giáo viên không thể lấy nguyên bài kiểm tra này để thực hiện kiểm tra trên lớp. Các thầy cô chỉ có thể dùng các bài kiểm tra này như nguồn tài nguyên để xây dựng bài kiểm tra trên lớp. Đường link sách mềm: www.sachmem.vn 3. Tìm kiếm các phần mềm công nghệ thích hợp. Tôi đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi trên mạng internet, thử tải các phần mềm ứng dụng vào mục tiêu xây dựng bài nghe. Sau các trải nghiệm thực tế sử dụng, tôi tổng hợp được một số phần mềm ứng dụng rất phù hợp sau: - Về hình ảnh: Phần mềm Photoscape 3.7 hoặc ứng dụng Paint của Window. (hai ứng dụng này dùng để cắt, chỉnh sửa tranh ảnh) - Về âm thanh: Phần mềm Audacity các phiên bản (dùng để cắt âm thanh theo ý muốn), phầm mềm Format Factory các phiên bản (dùng để chuyển đổi định dạng file âm thanh và hình ảnh, nối các tệp âm thanh thành một tệp) - Về xuất bản ra đĩa CD để tiện sử dụng: Phần mềm Nero StartSmart Essentials (dùng để ghii âm thanh ra đĩa CD hoặc DVD) - Các phần mềm này có nhiều ưu điểm quan trọng: - Các phần mềm được giới thiệu ở đây đều là phần mềm miễn phí. 7/15 Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài kiểm tra kĩ năng nghe môn Tiếng Anh ở Tiểu học - Dùng phần mềm Photoscape 3.7 hoặc ứng dụng Paint của Window để cắt, chỉnh sửa hình ảnh minh họa cho từng phần bài nghe cụ thể. Lưu các hình ảnh đã chỉnh sửa với tên của bài nghe cụ thể tới từng phần (Ví dụ: P11a – Phần 1, câu 1, a,) - Đưa tranh ảnh minh họa vào bản Word đề kiểm tra dự định xây dựng ở vị trí các phần bài đã dự định. - Kiểm tra kĩ sản phẩm trước khi in bằng tiện ích Print Preview and Print để chắc chắn về hình ảnh đề kiểm tra đã đúng yêu cầu. (Ví dụ minh họa – Phụ lục 3: Các đề kiểm tra học kì I lớp 3, 4 năm học 2019-2020) * Phần âm thanh: - Tạo một folder để chứa các tài nguyên cũng như các sản phẩm trong mỗi công đoạn thực hiện tạo bài nghe. Đặt tên cụ thể và để ở một vị trí thuận lợi trong quá trình lưu các tệp âm sau này, Nên chọn để ngay ở folder bài kiểm tra đang xây dựng hoặc ở Destop cho dễ nhớ. - Sưu tầm các yêu cầu của từng loại bài nghe cụ thể. (Ví dụ: Listen and tick, Listen and number, Listen and match, Listen and draw/ draw lines, Listen and colour, Listen and circle,Listen and write .). Có thể lấy trong các nguồn: Đĩa CD kèm theo sách, Sachmem.vn, - Tìm kiếm lời thoại phù hợp từ các nguồn âm thanh đã nêu ở phần 4.2. - Ghi ra giấy cụ thể từng lời nói, nhân vật nói theo nội dung của bài nghe đã xây dựng. - Dùng phần mềm Audacity để cắt lấy các đoạn lời nói cụ thể. - Lưu các đoạn âm thanh này theo hệ thống tên gọi dễ nhớ nhất, có liên quan đến mỗi phần, mỗi bài tập trong phần đề kiểm tra kĩ năng nghe đã dự định. (Chú ý, các tệp sản phẩm của Audacity đều được mặc định với định dạng WAV). Nên làm cẩn thận từng câu hội thoại, nghe lại nhiều lần để chắc chắn với sản phẩm mình muốn, đặc biệt là các câu thoại cần ghép nhiều phần với nhau. - Dùng phần mềm Format Factory để thực hiện các công đoạn sau: + Đổi đuôi định dạng các file âm đã cắt và lưu từ định dạng WAV sang Mp3. + Ghép các phần âm hội thoại theo lời nói, câu thoại, nhân vật nói, nội dung của bài nghe theo trình tự đã xây dựng. nên ghép từng phần nhỏ, rồi từ các phần này, ghép thành phần lớn hơn. ( Câu thoại -> đoạn thoại -> bài hội thoại cho mỗi phần bài tập nhỏ-> Bài nghe đầy đủ - > Phần nghe đầy đủ.). Chú ý 9/15
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_soa.doc