Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho HS Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018

docx 16 trang sangkienlop3 03/03/2024 1220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho HS Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho HS Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả giải toán có lời văn cho HS Lớp 3 theo chương trình GDPT 2018
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN 
 CHO HỌC SINH LỚP 3 THEO CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018
1. Đặt vấn đề
 Để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ là mục tiêu của xã hội. Nghị 
quyết Trung ương II của Đảng đã khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu. 
Chính vì vậy Đảng và nhân dân ta đã không ngừng quan tâm đến chất lượng 
giáo dục, đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
 Cùng với các môn học khác ở bậc Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng 
quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian 
của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận 
thức một số mặt của thế giới xung quanh. Môn toán còn góp phần rèn luyện 
phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát 
triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt 
khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong 
đời sống thực tế.
 Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt năm nay tôi đứng lớp ở 
khối 3, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán 
ở trường tiểu học, vì:
 + Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu hơn kiến 
thức về số học, đo lường, yếu tố đại số, các yếu tố hình học đã được học trong 
môn toán ở tểu học. Hơn thế nữa phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, 
tính chất toán học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán.
 + Thông qua nội dung thực tế đa dạng của bài toán, học sinh sẽ tiếp nhận 
được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả 
năng áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống.
 + Việc giải quyết bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự xem xét vấn 
đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự 
kiểm tra lại kết quả. Do đó giải toán là một cách tốt nhất để rèn luyện đức tính 
kiên trì, vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.
 Đồng thời trong thực tế học tập của học sinh tiểu học, đặc biệt là các lớp 
đầu cấp việc giải toán còn có những khó khăn như: Khả năng phân tích đề của 
các em chưa cao, nhất là đối với các bài toán có những dữ liệu chưa rõ ràng, các 
em thường trình bày lời giải chưa chính xác, cách dẫn dắt lời giải hay sai, có khi 
các em còn rất ngại làm, ngại giải toán có lời văn.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thấy việc giúp học sinh giải toán có lời 
văn lớp 3 là vấn đề rất cần thiết nên ngay từ đầu năm học( 2022 – 2023) khi 
được phân công dạy lớp 3 tôi đã trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn tìm hiểu về đề 
tài: “Sử dụng phương pháp trải nghiệm trong giải toán có lời văn cho học 
sinh lớp 3” để tìm ra phương pháp thích hợp hướng dẫn học sinh thực hiện giải 
Trang 1 thiếu cả khả năng phân tích nên các em dễ bị lôi cuốn vào trực quan, gợi 
cảm. Sự chú ý ở các em thường hướng ra bên ngoài vào hành động chứ các 
em chưa có khả năng hướng vào trong, hướng vào tư duy.
 Trí nhớ trực quan hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí 
nhớ lôgíc, ghi nhớ máy móc dễ dàng hơn ghi nhớ lôgíc, hình ảnh cụ thể dễ 
nhớ hơn các câu chữ trừu tượng. Trí tưởng tượng tuy có phát triển hơn 
nhưng tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động nhiều của hứng thú, kinh 
nghiệm sống và các mẫu hình đã biết.
 Với đặc điểm nhận thức như trên thì quá trình nhận thức môn Toán 
của học sinh tiểu học được phát triển qua hai giai đoạn:
 - Giai đoạn đầu (Từ lớp 1 đến lớp 3): sự nhận thức còn mang tính trực 
quan.
 - Giai đoạn hai (Từ lớp 4 đến lớp 5): các hoạt động tri giác phát triển 
và được hướng dẫn bởi các hoạt động nhận thức khác nên chính xác dần.
 Dựa vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học việc dạy học giải 
toán có lời văn nhằm mục đích rèn luyện và phát triển khả năng tư duy linh 
hoạt, sáng tạo, khả năng tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, khả năng vận 
dụng những kiến thức đã học và những trường hợp có liên quan.
 Môn Toán nói chung và môn Toán ở tiểu học nói riêng ngoài những 
đặc điểm chung của Toán học còn có những đặc điểm riêng:
 a. Vào lớp 1, học sinh lần đầu tiên được tiếp xúc với môn Toán, cụ 
thể là được tiếp xúc với các đối tượng của môn Toán, các quan hệ Toán 
học, các phép toán của Toán học...Đó là cơ sở ban đầu để làm nền tảng cho 
quá trình học tập môn Toán sau này. Đặc biệt đó cũng là lần đầu tiên các 
em được làm quen và rèn luyện các thao tác tư duy trong môn Toán như: 
quan sát, so sánh, tổng hợp, chứng minh...vv.
 b. Nội dung môn Toán ở tiểu học không có cấu trúc thành những 
phân môn riêng biệt như các bậc học trên mà nó là một môn học thống 
nhất: bao gồm những mặt kiến thức chủ yếu có mối quan hệ hữu cơ với 
nhau và lấy kiến thức số học làm kiến thức cốt lõi.
 c. Cấu trúc nội dung môn Toán ở tiểu học quán triệt vào tư tưởng của 
Toán học hiện đại và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh 
tiểu học.
 d. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành 
chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố 
phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống.
 Giải toán là một thành phần quan trọng trong chương trình giảng dạy 
môn toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách 
Trang 3 Các em ở trong phường và rải rác trên toàn thành phố, có nhiều học 
sinh ở xa trường việc đi lại của các em gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng 
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
*Qua quá trình giảng dạy ở trường tiểu học, đặc biệt là được đứng lớp ở lớp 
3, tôi thấy: mặc dù mấy năm gần đây các nhà trường đã áp dụng phương 
pháp mới vào quá trình dạy học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, khả 
năng tư duy, kĩ năng thực hành ở học sinh được phát triển nhiều hơn, xong ở 
các em vẫn còn một số hạn chế về năng lực tư duy, ở thói quen mà chưa thể 
khắc phục được:
- Một số học sinh vẫn còn tình trạng ghi nhớ máy móc, khả năng phân tích 
tổng hợp chưa cao, sự chú ý của các em còn dễ bị chi phối, lôi cuốn vào 
trực giác gợi cảm bên ngoài, khả năng cảm nhận vào bản chất còn hạn chế. 
-Trong toán có lời văn thì thường là các em giải được những bài toán điển 
hình, bởi những bài toán này các em đã nắm được công thức tính cụ thể. 
Còn những bài toán không có dạng điển hình hoặc là đúng dạng nhưng phải 
qua một vài bước mới ứng dụng được công thức giải thì các em thường 
không biết làm như thế nào. Từ đó về căn bản chất lượng dạy và học toán có 
lời văn chưa cao. 
 Sau khi khảo sát chất lượng môn toán đầu năm học vào thời điểm tháng 
 9/2022(năm học 2022 – 2023) kết quả giải toán của lớp 3A5 đạt được cụ thể 
 như sau :
 Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 41 em SL TL SL TL SL TL
 20 em 48,8% 15em 36,5 % 6 em 14,7% 
 Từ thực tế trên tôi đã tìm hiểu và rút ra một số nguyên nhân cơ bản sau:
 Về phía học sinh: 
 -Các em chưa biết cách đọc hiểu đề toán để từ đó biết tóm tắt làm rõ nội 
 dung của đề. Do đó các em chưa biết xác định hướng giải của bài toán là 
 bắt đầu từ đâu.
 -Lời giải đặt chưa lô gíc với phép tính, lời giải còn thiếu ý, chưa hoàn 
 chỉnh.
 - Học sinh có thể tiếp thu rất dễ dàng các phép tính số học nhưng khi gặp 
 toán có lời văn các em còn lúng túng và dẫn đến không hứng thú với việc 
 giải toán nên kết quả thực hành giải toán chưa cao.
 *Về phía giáo viên:
 -GV chưa tìm hiểu rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái sai của học 
 sinh để tìm phương pháp dạy phù hợp giúp học sinh nắm được cách giải có 
 hệ thống và vận dụng cách giải vào bất kì bài toán nào.
 Trang 5 2.3.2 Hướng cho học sinh tự suy nghĩ làm việc, không thụ động bằng cách 
biết tự lập kế hoạch giải toán 
 Việc giải toán có lời văn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho 
học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động 
mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách 
tích cực vì các em cần phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm, thiết lập 
các mối liên hệ giữa các dữ kiện giữa cái đã cho và cái phải tìm . Suy luận, 
nêu lên những phán đoán, rút ra những kết luận, thực hiện những phép tính 
cần thiết để giải quyết vấn đề đặt ra v.v... Hoạt động trí tuệ có trong việc 
giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó khăn, đức tính cẩn 
thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen 
tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo 
v.v... Các em biết tự lập kế hoạch giải toán mà không thụ động . 
2.3.3 Khảo sát phân loại đối tượng học sinh .
 *Đối với giáo viên được phân công giảng dạy môn toán, để chất lượng 
học toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng đạt kết quả tốt thì việc 
đầu tiên là phải khảo sát chất lượng học sinh, phân loại đối tượng học sinh 
một cách cụ thể để tìm hiểu mức độ học tập ở các em, từ đó đề ra kế hoạch 
bồi dưỡng cụ thể, áp dụng biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng loại 
đối tượng học sinh. Những em tiếp thu việc giải toán chậm thì không yêu 
cầu các em phải giải tất cả các bài toán có trong chương trình mà tập trung 
rèn cho các em làm chắc dạng toán cơ bản, điển hình. Trong các giờ học 
không nên ép các em phải làm đủ số lượng bài như các bạn khác trong lớp 
mà chỉ cho các em làm số lượng bài vừa phải với lực học của mình, nên 
giao bài từ dễ đến khó và động viên các em kịp thời. Như vậy sẽ giúp cho 
các em đỡ chán nản khi phải giải những bài toán mà các em cho là khó.
2.3..4 Hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải một bài toán:
 Thông thường nếu là dạng toán điển hình thì giáo viên sẽ hướng dẫn để 
học sinh nhận ra dạng toán và giải theo công thức của từng dạng. Vậy với 
dạng toán mà khác dạng hoặc qua những bước phụ mới tìm ra được dạng 
quen thuộc thì học sinh sẽ lúng túng, do đó cần phải hướng dẫn học sinh 
nắm được cách giải mà có thể giải được bất kì bài toán nào, dạng toán nào. 
Ta có thể hướng dẫn học sinh:
 Bước 1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: 
GV không dùng phương pháp đàm thoại để hỏi “ Bài toán cho biết gì? Bài 
toán yêu cầu tìm gì?” mà sử dụng cách khác, ví dụ như: 
+Gạch một gạch dưới những điều đã cho.
+Gạch hai gạch dưới những điều cần tìm.
Trang 7 - Giáo viên khuyến khích các em có cách đặt lời giải khác.
 Tuy nhiên ở phép tính thứ hai, tôi thấy có một số em thực hiện tìm số dầu 
cả hai thùng bằng cách lấy 24 + 6 = 30 (lít).
 Đối với những em này, tôi nhận thấy các em có khả năng tư duy chưa tốt, 
còn chưa nắm vững yêu cầu bài toán. Đây là những trường hợp nằm trong 
nhóm đối tượng học sinh chưa hoàn thành. Tôi phải hướng dẫn các em hiểu rõ:
 Muốn tìm số dầu cả hai thùng ta phải làm gì? để các em nêu được: Lấy số 
dầu thùng thứ nhất + số dầu ở thùng thứ hai và giúp cho các em thấy được số 
dầu ở thùng thứ nhất là 18l và số dầu ở thùng thứ hai là 24l.
 - Sau đó yêu cầu học sinh trình bày bài giải.
 - Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề 
toán và tập tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng nhiều lần để các em ghi nhớ 
một bài toán. 
 Ví dụ: Bài tập 3 (trang 50 - SGK toán 3)
 27kg
 Bao gạo 5kg ?kg
 Bao ngô
 - Tôi cho học sinh đọc thầm, đọc miệng tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời theo 
yêu cầu.
 Học sinh: Bao gạo nặng 27 kg. Bao ngô nặng hơn bao gạo 5kg. Hỏi cả hai 
bao gạo và ngô nặng tất cả bao nhiêu ki - lô - gam?
 Sau đó cho các em luyện cách trả lời miệng:
 Bao ngô nặng số kg là: 27 + 5 = 32 (kg)
 Cả hai bao nặng số kg là: 32 + 27 = 59 (kg)
 Rồi tự trình bày bài giải: 
Bài giải
 Bao ngô nặng số ki – lô - gam là: 
27 + 5 = 32 (kg)
 Cả hai bao nặng số ki – lô - gam là: 
 32 + 27 = 59 (kg)
 Đáp số: 59 ki lô gam.
 * Quy trình hướng dẫn giải một bài toán cụ thể:
 Khác với lớp 3 chương trình CCGD, chương trình Toán lớp 3 mới thường 
được cho dưới các dạng sau:
 + Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi 
buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu? (Bài tập 4 tr 
103).
 1
 + Một đội trồng cây đã trồng được 948 cây, sau đó trồng thêm được bằng số 
 3
cây đã trồng. Hỏi đội đó đã trồng được tất cả bao nhiêu cây? (Bài tập 3 tr 106)...
Trang 9

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giai_toan.docx