Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán ở Lớp 3

doc 13 trang sangkienlop3 20/10/2023 1110
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán ở Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán ở Lớp 3
 MỤC LỤC
 Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.............................................................2
 1. Mục đích ..........................................................................................................2
 2. Phương pháp .....................................................................................................2
III . Giới hạn của đề tài ..........................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................2
I . Cơ sở lý luận .......................................................................................................2
II . Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................2
III . Thực trạng ......................................................................................................3
 1. Thuận lợi ...........................................................................................................3
 2. Khó khăn...........................................................................................................3
IV . Các biện pháp giải quyết vấn đề......................................................................4
 1. Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập:..4
 2. Về phía giáo viên: .............................................................................................4
 3. Giải pháp:...........................................................................................................5
V . Hiệu quả ...........................................................................................................9
C. KẾT LUẬN........................................................................................................10
I . Ý nghĩa ................................................................................................................10
II . Khả năng áp dụng...............................................................................................10
III . Bài học kinh nghiệm .........................................................................................10
Tài liệu tham khảo....................................................................................................12 - Tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo học sinh 
yếu chưa đạt hiệu quả cao. Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp.
 2. Phương pháp :
 Khi thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp vấn đáp
 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: 
 - Giúp học sinh khối lớp 3 của trường Tiểu học An Thạnh 1 để phụ đạo học sinh 
yếu toán học tốt hơn theo sách giáo khoa Toán lớp 3.
 B. PHẦN NỘI DUNG :
 I Cơ sở lý luận:
 Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được tâm lí 
lứa tuổi học sinh tiểu học. Nếu các em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc, quan 
tâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽ ham thích, say 
mê và nỗ lực trong học tập. Điều này có tác động rất lớn đến các em là học sinh yếu, giúp 
các em tự tin hơn trong việc học của mình. Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, 
để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là 
của toàn xã hội. Vì vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người” 
luôn cố gắng tìm ra phương pháp phù hợp nhằm khắc phục tình trạng HS yếu.
 II. Cơ sở thực tiễn:
 Khảo sát tình hình học yếu của học sinh lớp 3 hiện nay.
 Tiếp cận với học sinh, các bậc phụ huynh học sinh để tìm ra những biện pháp có hiệu 
quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu.
 Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục.
 Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; 
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
III. THỰC TRẠNG :
 1. Thuận lợi: sống mưu sinh, vì mãi lo cho kinh tế gia đình, một số phụ huynh ít quan tâm đến việc 
học tập của con em mình. Điều này phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của các 
em.
 IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Thực hiện định hướng trong việc dạy bài mới và dạy thực hành luyện tập:
 Trong dạy bài mới: Giúp học sinh:
 - Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề của bài học.
 - Tự chiếm lĩnh tri thức mới.
 - Hướng dẫn học sinh cách thức phát hiện, chiếm lĩnh tri thức. 
 - Thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học.
 - Thực hành cách diễn đạt thông tin bằng lời nói, bằng kí hiệu.
 Trong dạy bài thực hành luyện tập: Giáo viên cần tổ chức và động viên mọi học sinh 
tham gia vào hoạt động thực hành luyện tập.
 - Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới học và quy trình vân dụng các kiến thức đó 
trong các dạng bài tập khác nhau.
 - Giúp học sinh thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Chấp nhận thực tế: có 
những học sinh làm ít hơn hay nhiều hơn số lượng bài tập đưa ra.
 - Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh.
 - Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập
 - Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải 
mã đã có.
 Tóm lại, cần thông qua các hoạt động thực hành, luyện tập làm cho các em thấy học 
không chỉ để biết, để thuộc mà còn để làm, để vận dụng.
. 2. Về phía giáo viên: 
 Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phần ảnh 
hưởng không nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể 
thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào có 
trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa 
chọn Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo 
điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp. Trong dạy học 
cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu 
hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em được tham gia trình bày trước 
lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể. Yêu cầu 
luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1, 2 hoặc 3 bài tuỳ theo 
khả năng của các em.
 Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biện pháp 
giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao. Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 buổi 
trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi 
nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
 -Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
 Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú 
trong học tập, không để tình trạng học sinh đứng bên lề tiết dạy. Từ đó sẽ giúp cho học 
sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào 
thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. 
Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình 
và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng 
ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm 
cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia 
đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay, có một số phụ huynh luôn gò ép 
việc học của con em mình, sự áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Bản 
thân giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận 
được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn 
lên.
 - Kèm cặp học sinh yếu:
 Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh yếu là 
bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo. Ví dụ: 235 + 345
Sau đó, cho học sinh đặt tính các số có 2 chữ số với số có 3 chữ số.
 Ví dụ: 46 +123
 Để biết đặt tính thì các em phải thuộc tất cả các hàng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn hoặc 
từ lớn đến nhỏ, thì mới tính toán chính xác được.
 Bên cạnh những học sinh không biết tính thì có những em tính còn yếu. Nguyên nhân 
các em tính yếu có thể là do: Khả năng tính nhẩm kém do cộng, trừ, nhân, chia trong 
bảng chưa thành thạo dẫn đến tính toán chậm, thiếu chính xác khi thực hiện các phép tính 
cộng, trừ có nhớ và nhân, chia ngoài bảng.
 Chưa có kỹ năng làm bài tập dạng trắc nghiệm, lười tính và thường chọn kết quả theo 
cảm tính hoặc xem bài của bạn. Mặt khác, các em chưa biết cách suy luận khi giải toán. 
Các em rất sợ các bài tập về giải toán vì ảnh hưởng bởi khả năng đọc hiểu và không biết 
tính hoặc tính thiếu chính xác.
 Vậy đối với những học sinh tính yếu thì giáo viên cần:
 Chú trọng vào việc giúp các em thành thạo 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia mức độ 
đơn giản.
 Khi giải toán, giáo viên có thể yêu cầu các bạn khá, giỏi phân tích đề bài, tóm tắt và 
trình bày bài giải. Sau đó, ra một bài tập tương tự như vậy chỉ cần thay đổi một vài con số 
và yêu cầu các em học yếu làm lại. Các em có thể làm vào giờ ra chơi hoặc giờ luyện vào 
buổi chiều. Khi các em làm bài, giáo viên theo dõi, sửa sai (nếu có) kịp thời.
 Bước đầu, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú khi làm đúng những bài toán cơ bản.
 Động viên, giúp đỡ các em hoàn thành các bài tập cơ bản ngay tại lớp.
Nâng dần mức độ luyện tập theo khả năng từng em.
 Trên lớp, bạn học hoặc giáo viên cần giúp đỡ kịp thời để tránh những khó khăn 
thường trực, dần dần giúp các em tự kiểm tra, biết nhờ bạn, nhờ giáo viên giúp đỡ khi 
cần.
 Khuyến khích các em tự rèn vào vở bài tập đối với các dạng bài thường sai, xem 
trước bài mới.
 Giáo viên cần có sự kiểm tra việc rèn qua vở bài tập để có hướng khắc phục và động 
viên kịp thời.
 Tóm lại: trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy và hãy 
nhận lấy trách nhiệm về mình.
 Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương 
châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẽ 
của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối tượng học sinh 
yếu. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc nghiên cứu đề tài thiết 
thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất.
 II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:
 - Đề tài mang tính thực tiễn trong dạy học, việc tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy 
học toán nói chung, nội dung phương pháp dạy học phép nhân, phép chia số tự nhiên nói 
riêng là rất cần thiết. 
 - Đề tài được áp dụng vào giảng dạy phép nhân, phép chia các số tự nhiên theo sách 
giáo khoa cho học sinh khối lớp 3 Trường Tiểu học An Thạnh 1 trong năm học 2011- 
2012 đạt hiệu quả.
 III. Bài học kinh nghiệm :
 Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ đối tượng 
học sinh yếu, giáo viên chủ nhiệm cần:
 Phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến 
phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực.
 Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường, với 
chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.
 Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong 
trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm 
phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, 
hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe 
ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
 Học sinh lớp 3 cũng thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình 
phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm tin để các em an 
tâm học tập.
 Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học 
sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập thì 
chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_do_hoc_sinh_yeu.doc