Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3

docx 18 trang sangkienlop3 25/03/2024 340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 3
 I.ĐẶT VẤN ĐỀ
1 .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Trong các môn học ở bậc Tiểu học cùng với môn Tiếng Việt thì môn Toán là 
môn học rất quan trọng đối với học sinh lớp 3 nói riêng và đối với học sinh tiểu 
học nói chung. Nó là nền tảng, then chốt, là cơ sở cho quá trình học tập môn toán 
ở các lớp trên. Đây là môn học khó, phức tạp đối với học sinh, học sinh cần phải 
tiếp xúc với các đối tượng toán học, các quan hệ toán học. Qua đó cũng rèn luyện 
cho đối tượng học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương 
pháp giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo làm việc 
có kế hoạch, có nề nếp tác phong khoa học.
 Như chúng ta đã biết lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học phải 
chuẩn bị cơ sở để học sinh có thể học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học, đạt trình 
độ phổ cập giáo dục tiểu học. Vì vậy dạy toán lớp 3 về giải toán nói chung cũng 
như giải toán có lời văn nói riêng được chúng ta hết sức quan tâm.
 Giải toán là một hoạt động trí tuệ, khó khăn phức tạp, hình thành kỹ năng giải 
toán khó hơn nhiều với kỹ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều 
khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng 
mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học nắm chắc ý nghĩa của phép tính 
, đòi hỏi khả năng độc lập, suy luận độc lập của học sinh, đòi hỏi biết làm tính 
thông thạo.
 Nói tới toán học là nói tới hai chữ “chính xác”, chỉ cần một sai sót nhỏ ở một 
bước làm tính nào đó có thể dẫn tới sai toàn bộ bài toán. Mỗi bước sai sẽ gây lúng 
túng, lo âu cho học sinh.Các em sẽ hoàn toàn mất bình tĩnh khi làm bài. Dẫn đến 
kết quả thấp, chất lượng chung không cao. Bên cạnh đó tâm lí trẻ tiểu học thường 
hiếu động nhưng lại rất dễ nhớ và mau quên. Bởi vậy người giáo viên phải biết 
tìm ra cách giúp học sinh vận dụng và ghi nhớ.
 Vì vậy giải toán có lời văn nhằm mục đích giúp học sinh biết vận dụng những 
kiến thức về toán, củng cố và vận dụng những khái niệm kỹ năng, kỹ xảo được 
hình thành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng phong phú.
 Đất nước ta đang trên đường đổi mới, thầy cô giáo là những người làm công 
tác giáo dục, luôn phải có sự vận động tích cực để tiến kịp với sự nghiệp “ Công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Những năm học gần đây các phương pháp 
dạy toán học được cải tiến đáp ứng yêu cầu nội dung thay sách mới, phần nào đã 
nâng cao chất lượng môn toán nói chung và toán có lời văn lớp 3 nói riêng.
 Đặc biệt hiện nay đang thực hiện chương trình thay sách toán học cùng với sự 
đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp tự học và làm việc khoa học, chủ 
động, linh hoạt sáng tạo góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận 
hợp lý và diễn đạt đúng. Trong nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 3 tôi thấy một 
thực trạng dạy phổ biến ở các lớp đó là học sinh thường mắc nhiều thiếu sót khi 
giải toán có lời văn đó là:
 - Câu trả lời của từng phép tính : chưa rõ ràng, thiếu chính xác. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. HIỆN TRẠNG VẤN ĐỀ DẠY VÀ HỌC MÔN TOÁN CÓ LỜI VĂN 
LỚP 3:
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 3, qua việc thăm dự giờ cũng như 
trao đổi với đồng nghiệp, tôi thấy thực trạng dạy và học toán lời văn lớp 3 như 
sau: Đa số giáo viên đã nắm được quy tắc chung hướng dẫn việc giải toán đó là:
- Nghiên cứu kỹ đầu bài
- Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho
- Lập kế hoạch giải
- Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập .
Phần lớn các giáo viên đều tiến hành với các bài toán lời văn theo đúng trình tự. 
Như vậy, nhưng đối với từng loại bài toán, học sinh còn gặp rất nhiều những sai sót 
như : về trình bày bài giải, lời giải cho từng phép tính, bước cuối cùng đáp số cho 
bài toán cũng sai ... Giáo viên hiện nay đa phần chỉ cho học sinh lên bảng chữa hỏi 
làm đúng hay sai ? Sai ở đâu ? Hoặc chữa lại cho đúng mà chưa đi sâu phân tích 
cho học sinh giúp các em hiểu tại sao làm sai ? Bản chất cái sai đó là từ đâu? Cái 
sai đó dẫn tới hậu quả gì?
Xin đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ : Môi bạn làm được 2 bông hoa. Hỏi 4 bạn làm được bao nhiêu bông hoa ?
 ( số hoa mỗi bạn làm như nhau ).
Học sinh giải/ Bốn bạn làm được tất cả số bông là:
 4 x 2 = 8 (bông hoa) Đáp số: 8 bông hoa
 Làm như vậy có nghĩa là 4 bạn gấp lên 2 lần (đơn vị là bạn) -> Sai yêu cầu của 
bài.
 Chính vì vậy sai sót của học sinh khi giải toán có lời văn thường xuyên xảy ra. 
Bởi vậy nhiều học sinh rất sợ giải toán có lời văn, nhất là những học sinh có lực 
học chưa tốt.
 Qua khảo sát tìm hiểu học sinh, khi hỏi tới sở thích của mình, tôi thấy thực tế số 
lượng học sinh thích giải toán có lời văn rất ít . Kết quả sau khi hỏi là:
 Sở thích Thích học Không biết Sợ học
 Số lượng 52% 21% 27%
Học được hai tuần tôi cho thi khảo sát. Kết quả như sau:
 Sĩ số lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn 
 36 hs thành
 SL % SL % SL %
 Khảo sát đầu năm 9 25 % 25 69,4% 2 5,6% Tuy nhiên, ở mỗi loại toán qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi thường gặp 
những sai sót khác nhau. Tôi xin đi vào cụ thể từng loại, đồng thời xin được nêu 
ra nguyên nhân dẫn đến sai và biện pháp khắc phục những lỗi sai đó. Cách làm 
của tôi áp dụng nhiều năm và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Cụ thể tôi đã làm như sau
3. Biện pháp khắc phục lỗi sai khi giải toán .
3.1 Dạng toán đơn: a- Loại toán tìm tích:
* Lỗi sai:
 Ở dạng toán này mặc dù là dạng toán học sinh đã từng làm ở lớp 2, tuy nhiên 
lên đến lớp 3 các em vẫn mắc phải lỗi sai rất đáng tiếc đó là:
“đặt phép tính sai
Ví dụ : Môi bạn làm được 2 bông hoa. Hỏi 4 bạn làm được bao nhiêu bông hoa 
? ( số hoa mỗi bạn làm như nhau ).
Học sinh giải : Bốn bạn làm được tất cả số bông là :
 4 x 2 = 8 (bông hoa) Đáp số: 8 bông hoa Mặc dù số bông 
hoa tìm được là đúng nhưng đặt phép tính sai . Phép tính đúng là: 2 x 4 = 8 
(bông hoa)
 Ngay cả một số phụ huynh không hiểu tại sao cô giáo lại chấm bài cho con 
mình là sai, Đã có phụ huynh thắc mắc học sinh tìm ra 8 bông hoa là đúng, tại sao 
cô lại chấm là sai?
 Trước thắc mắc của phụ huynh tôi tiến hành giúp cho học sinh hiểu rõ 
nguyên nhân, đồng thời cho học sinh sửa sai của mình như sau :
* Nguyên nhân:
 - Về phía giáo viên : Chưa cung cấp cho học sinh hiểu rõ bản chất của phép 
nhân. Gặp bài với lỗi sai như vậy chưa kịp thời cho học sinh hiểu vì sao sai và sửa 
chữa cái sai đó.
 - Về phía học sinh : Hiểu sai rằng : 4 x 2 hay 2 x 4 thì cũng bằng 8 ( bông 
hoa) là đúng .
* Biện pháp sửa chữa:
- Giáo viên giúp cho học sinh thấy:
 Khi đặt tính 2 x 4 tức là 2 bông hoa được ■ được gấp lên 4 lần
 M"M”| IM Ml IM Ml IM M
 ww ww ww ww
Còn khi đặt tính 4 x 2 tức là 4 bông hoa gấp lên 2 lần
 M M M M IIM M M M
 wwww wwww
Mà đề bài cho 2 bông hoa và 4 bạn nên khi đặt tính 4 x 2 thì có nghĩa 4 bạn gấp 
lên 2 lần -> đơn vị là “bạn”. Sai yêu cầu đề bài (4 bạn làm được bao nhiêu bông 
hoa -> đơn vị là “bông hoa”). Như vậy sai yêu cầu của đầu bài có 2 bông hoa và Bài toán 1: 4 đoạn : 20 cm Bài toán 2 : 4cm : 1 đoạn
 1 đoạn : ... cm? 20cm : ... đoạn?
- Ngoài ra tôi cho học sinh so sánh điểm giống nhau và khác nhau của 2 dạng bài 
này. Cùng là phép tình 20 : 4. Số bị chia đều là 20 cm nhưng số chia 4 lại hoàn 
toàn khác nhau. Ở bài toán 1 là 4 đoạn nhưng ở bài toán 2 là 4 xăngtimet. Bởi 
vậy đơn vị của 2 bài toán này phải khác nhau.
* Nhờ cách phân tích trên học sinh của tôi đã hiểu rõ sai sót của mình và sửa 
chữa sai sót đó . Chắc chắn học sinh không mắc lại.
c- Loại toán “Gấp một số lên nhiều lần” “Giảm một số đi nhiều lần” , “Tìm 
một phần mấy của một số”
 Sở dĩ tôi gộp 3 loại toán này lại với nhau bởi lẽ ở 3 loại toán này học sinh rất 
dễ mắc sai sót, với lỗi sai tương tự nhau .
Ví dụ : a) Nga có 8 bông hoa. Số hoa của Hồng gấp 4 lần của Hoa . Hỏi Hồng 
có bao nhiêu bông hoa ?
 b) Nga có 8 bông hoa gấp 4 lần số hoa của Hồng . Hỏi Hồng có bao 
nhiêu bông hoa ?
 c) Nga có 8 bông hoa . Số hoa của Hồng bằng 1/4 số hoa của Nga. Hỏi 
Hồng có bao nhiêu bông hoa ?
* Lỗi sai :
 - Giữa “Gấp một số lên nhiều lần”” với “Hơn một số đơn vị ”
 - Giữa “Giảm một số đi nhiều lần”” với “kém một số đơn vị””
 - Tìm “Một phần mấy của một số ” với “Giảm đi một số lần””
 ( Cùng sử dụng phép tính chia )
* Nguyên nhân mắc lỗi
 Nguyên nhân cơ bản của sai sót trên là do khả năng ghi nhớ quy tắc của học 
sinh chưa tốt. Hơn nữa có thể do giáo viên chưa khắc sâu cho học sinh phân biệt 
3 loại toán này .
* Biện pháp sửa chữa:
 - Giáo viên làm rõ cho học sinh nắm được một số lưu ý sau:
 + Phân biêt “Gấp một số lên nhiều lần” ( sử dụng phép tính nhân) với
 “ Hơn một số đơn vị ” ( sử dụng phép tính cộng)
 + Phân biệt “ Giảm một số đi nhiều lần ”(sử dụng phép tính chia) với 
“Kém một số đơn vị” ( sử dụng phép tính trừ)
- Bằng cách cho HS luyện tập hai dạng toán này trên cùng một phiếu để HS tiện 
so sánh.
- Để hạn chế sai sót và tránh lặp lại tôi sử dụng phương pháp trực quan kết hợp 
phương pháp thử lại để học sinh tự thấy đáp số có phù hợp với thực tế đề bài - Với lỗi sai 1
 + Thứ nhất : Giáo viên phân tích đề bài : Nhất là “đề bài hỏi gì” chú ý sâu 
hơn đơn vị của đề bài đề cập tới số „lần“ chứ không phải số “ con“ . Chỉ khi nào 
hỏi gà mái hơn gà trống bao nhiêu con thì đơn vị mới là “con”
 Giáo viên cầu yêu cầu học sinh chỉ rõ gà trống, gà mái là số bé hay số lớn, 
từ vận dụng quy tắc và biểu tượng học sinh trực quan sẽ hiểu
- Với lỗi sai 2 : GV cần chỉ rõ cho HS thấy : Đề bài hỏi “Số gà mái gấp số gà 
trống bao nhiêu lần” chứ không phải hỏi “Số gà mái gấp lên 3 lần”
- Với lỗi sai của phần (c): Đây là trường hợp ghi câu trả lời gián tiếp. Thông 
thường dựa vào câu hỏi của bài toán mà trả lời (hỏi gì trả lời nấy). Với bài này 
học sinh không thể trả lời trực tiếp vào câu hỏi của bài (tìm số phần của gà trống 
so với số gà mái) mà phải trả lời (gián tiếp) qua câu hỏi khác của bài (Tìm số lần 
gấp của số gà mái so với số gà trống). Sau đó mới tìm số gà trống bằng một 
phần mấy số gà mái.
Bài làm đúng phải là : Số gà mái gấp số gà trống số lần là:
 12 : 3 = 4 (lần)
 Vậy số gà trống bằng 1/4 số gà mái.
 Đáp số: 1/4
3.2 - Loại toán hợp
- Việc giải toán hợp ở lớp 3 rất phức tạp, đòi hỏi học sinh phải tư duy và tự tổng 
hợp. Bởi lẽ toán hợp là “tổ hợp” từ các bài toán đơn liên quan tới 4 phép tính
( cộng, trừ , nhân , chia). Do vậy các bài toán hợp cũng rất phong phú, đa dạng 
nhưng cách giải rõ ràng đơn giản thường vẫn phải quy về toán đơn. Học sinh lớp 
3 khả năng phân tích, tổng hợp kém bởi vậy trong qúa trình giải toán hợp vẫn vấp 
phải những sai sót, nhất là với đối tượng học sinh trung bình yếu. Trong khuôn 
khổ bản sáng kiến kinh nghiệm tôi xin đưa ra những sai sót thường gặp của học 
sinh , khi học tới loại toán hợp cũng như nguyên nhân, biện pháp sửa như sau.
 Trước đây mỗi khi gặp sai sót của học sinh khi giải toán hợp tôi thường 
lúng túng, cho học sinh lên chữa bài, gọi học sinh lên hỏi “đúng ” hoặc “sai” mà 
chưa cụ thể cho học sinh hiểu vì sao sai, hậu quả của cáci sai và chưa có biện pháp 
cụ thể. Vì vậy cái sai vẫn còn lặp lại. Ngoài bảng thống kê trên với sáng kiến kinh 
nghiệm này tôi xin được đưa ra đơn cử một vài dạng toán cơ bản của học sinh lớp 
3 và phân tích để thấy được hiệu quả mà mình áp dụng
a- Loại toán gồm môt phép tính nhân (chia) và môt phép tính công (trừ).
Loại toán này gồm rất nhiều dạng bài khác nhau.
 Dạng toán gồm một phép tính nhân và một phép tính cộng.
 Dạng toán gồm một phép tính nhân và một phép tính trừ.
 Dạng toán gồm một phép tính chia và một phép tính cộng.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_khac_phuc_nhung_loi_s.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp khắc phục những lỗi sai khi giải toán có lời văn cho học sinh.pdf