Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán có lời văn Lớp 3

docx 18 trang sangkienlop3 18/02/2024 2311
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán có lời văn Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán có lời văn Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán có lời văn Lớp 3
 Mục Lục
 TÊN ĐỀ TÀI 1
 PHẦN MỞ ĐẦU 1
 1.Lí do chọn đề tài 1
 2. Mục đích nghiên cứu 2
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 4. Đối tượng nghiên cứu 2
 5. Phương pháp nghiên cứu 2
 6. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 3
3. Thực trạng ban đầu 5
 4. Những biện pháp thực hiện 6
 5. Kết quả 13
 6. Bài học kinh nghiệm 14
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 16
 1. Kết luận 16
 2. Khuyến nghị 17
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 3
 3.Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt 
dạng toán có lời văn” để đi sâu nghiên cứu dạng toán có lời văn. Để tìm ra nguyên 
nhân và đề ra các biện pháp khắc phục những khó khăn mà học sinh thường gặp 
phải khi học toán có lời văn.
 4.Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài mà tôi nghiên cứu đã được nêu nhiều trong các sách về phương pháp 
giảng dạy Toán và đã được nhiều giáo viên nghiên cứu viết thành sáng kiến kinh 
nghiệm. Nhưng với đặc điểm riêng của từng vùng, nhất là đối với lớp tôi đang 
chủ nhiệm, tôi tiếp tục mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này để có thêm một số kinh 
nghiệm trong việc rèn cho học sinh kĩ năng giải toán có lời văn.
 Đề tài này được áp dụng khi dạy Toán có lời văn lớp Ba. Đối tượng nghiên 
cứu là học sinh lớp 3B trường Tiểu học Ngũ Hiệp năm học 2021 - 2022.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 1. Phương pháp trực quan
 2. Phương pháp gợi mở - vấn đáp.
 3. Phương pháp giảng giải - minh họa
 4. Phương pháp thực hành luyện tập
 5. Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng
 6. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài
 a. Chương trình Toán lớp 3, trọng tâm là dạng "Giải toán có lời văn”.
 b. Học sinh lớp 3B trường Tiểu học Ngũ Hiệp.
 c. Thời gian nghiên cứu năm học 2021 – 2022
 PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận:
 - Giải toán có lời văn có vai trò quan trọng trong chương trình giảng dạy môn 
toán ở bậc tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội 
dung của số học và số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản và các yếu 
tố đại số, hình học có trong chương trình. Vì vậy, việc giải toán có lời văn có một 
vị trí quan trọng thể hiện ở các điểm sau:
 + Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều 
được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố, 
vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán 
của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót 5
 Cùng một kiến thức do giáo viên đưa ra, có em nắm bắt rất nhanh, say sưa 
hứng thú bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và giải quyết vấn đề nhưng cũng có em 
thì ngồi đó với tâm trạng hờ hững do không nắm được bản chất của vấn đề đó, 
sinh ra chán chán nản, hiệu quả giảm sút rất nhiều. Đó là một thực tế mà người 
giáo viên đứng lớp ai cũng gặp phải, nhất là trong quá trình dạy giải toán có lời 
văn. Chính vì vậy mà tôi đã lấy cơ sở từ lớp 3B của năm học 2021- 2022 đi sâu 
vào tìm hiểu nghiên cứu để giải quyết vấn đề này nhằm nâng cao chất lượng giáo 
dục, giúp các em có kĩ năng khi giải toán có lời văn.
 2.2. Thực tế khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm
 Muốn học sinh giải toán có lời văn tốt, trước hết tôi tìm hiểu rõ tình trạng 
 của học sinh mình như thế nào? Sau đó, ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành 
 điều tra trình độ các em qua bài khảo sát.
 - Qua thời gian giảng dạy và qua bài khảo sát đầu năm, tôi nhận thấy nhiều 
 em không đạt kết quả cao bài toán có lời văn là do những nguyên nhân chủ 
 quan, khách quan sau:
 * Nguyên nhân chủ quan:
 + Đối với học sinh :
 - Nhận thức của học sinh chưa đồng đều.
 - Việc xác định đề toán của các em chưa thành thạo.
 - Một số em còn chủ quan, chưa đọc kĩ đề bài.
 + Đối với giáo viên:
 - Việc giảng dạy của giáo viên đôi khi chưa phát huy hết được tính tích 
 cực, chủ động sáng tạo của các em.
 - Trong quá trình tổ chức cho học sinh thực hành giải toán có những lúc 
 chưa thật sự linh hoạt.
 - Trong quá trình tổ chức tiết học, giáo viên đôi lúc chưa quan tâm sâu sát 
 đến từng đối tượng học sinh. Ví dụ: Học sinh năng khiếu cần những câu hỏi 
 nâng cao, học sinh chậm cần những câu hỏi dễ hiểu và sát thực với đề bài.
 * Nguyên nhân khách quan:
 - Vốn Tiếng Việt của một số em còn hạn chế nên nhiều khi việc hiểu 
nghĩa của từ trong toán học đối với các em là rất khó, dẫn đến học sinh trả lời 
không chính xác.
 - Đó là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hướng 
dẫn học sinh giải các bài toán ở dạng có lời văn. Vì vậy, trong quá trình giảng 
dạy tôi luôn gần gũi, nắm được những ưu và nhược điểm của từng đối tượng 
học sinh, theo dõi thường xuyên cụ thể kết quả học tập (trên lớp, làm bài tập) để 
phân loại đối tượng nhằm có những biện pháp phù hợp cho từng nhóm. 7
chưa trả lời các câu hỏi thầy (cô) nêu: Bài toán cho biết gì? Chúng ta phải làm gì?
 Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, 
học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với các 
bạn bình thường. Kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm 
tiến.
 Còn một phần không ít phụ huynh, không và chưa quan tâm đúng mức đến 
việc học tập của con em mình. Chưa tạo điều kiện tốt để con em mình đến lớp cũng 
như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà.
 Sau đây là kết quả khảo sát 45 học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm về giải toán 
có lời văn đầu năm học 2021 - 2022:
 Tổng số HS Hoàn Thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
 45
 Số lượng 13 23 9
 Tỉ lệ 28,9 % 51,1 % 20 %
 4. Những biện pháp thực hiện
 Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh trong học giải toán 
có lời văn tôi đã có những biện pháp cụ thể sau:
 4.1.Nắm vững nội dung chương trình toán lớp 3.
 Giáo viên phải có thiết kế cụ thể rõ ràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất 
lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng là người tổ chức, hướng dẫn thiết 
kế cho từng học sinh trong lớp.
 - Nắm vững nội dung chương trình toán 3.
 - Giúp học sinh có một số kĩ năng giải tốt một số dạng toán có lời văn 
trong chương trình toán 3.
 - Tăng cường luyện tập các bài toán có lời văn cho học sinh.
 - Dạy học quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh, tạo 
hứng thú cho học sinh trong giờ toán.
 Ở chương trình toán lớp 3 thường có các dạng bài toán sau:
 + Dạng 1: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
 (Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số, ta lấy số đó chia 
cho số phần)
 Ví dụ: An làm được 30 bông hoa bằng giấy. An tặng bạn 1/6 số bông hoa 
đó. Tìm số bông hoa An tặng bạn?
 + Dạng 2: Gấp một số lên nhiều lần (Muốn gấp một số lên nhiều lần 
ta lấy số đó nhân với số lần)
 Ví dụ: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi 
mẹ hái được bao nhiêu quả cam? 9
các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời người giáo viên cần phải: luôn luôn 
gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi học tập, được trao 
đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng việt giúp các em có vốn từ lưu thông, 
không rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó, cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc cho học 
sinh: Đọc nhanh, đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ năng nghe, 
hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra.
 Đế củng cố tốt cho học sinh, ngoài các thí dụ trong sách giáo khoa, giáo viên 
cần có những bài tương tự để học sinh được thực hành giải nhiều hơn và từ đó 
nắm chắc hơn, tự tin hơn.
 Khuyến khích học sinh tham gia giải toán qua mạng. Mua sách, báo nhi đồng 
để tập giải các bài toán đố trong sách, phát huy thêm kiến thứ cho các em.
 4.4. Giúp học sinh nắm được phương pháp chung về “Giải toán có lời 
văn”
 Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương 
pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên chúng ta hướng 
dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
 Bước 1: Đọc đề, tìm hiểu kĩ đề bài toán.
 Đây là một bước rất quan trọng, giáo viên cần nhắc nhở cho học sinh đọc kĩ 
đề, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để hiểu rõ đề toán cho biết gì? Như đã 
cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi cái gì? Bài toán thuộc dạng nào? Khi đọc bài 
toán phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống Toán học 
được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường.
 Ví dụ: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can.
a. Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong?
b. Hỏi 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong?
* Học sinh đọc đề, tìm hiểu đề bài. Sau đó học sinh có thể nêu được (có thể cho 
các em tự hỏi đáp nhau)
- Bài toán cho biết gì? (Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can).
- Bài toán hỏi gì? 
(a) Mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong?
b) Hỏi 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong?)
- Muốn biết mỗi can đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm như thế nào? (Lấy số lít 
mật ong chia cho số can 37: 7 = 5 l)
- Muốn biết 5 can như thế đựng bao nhiêu lít mật ong ta làm như thế nào? (Lấy 
số lít mật ong trong mỗi can nhân với số can 5 x 5 = 25l)
 Bước 2: Tóm tắt đề toán
 Đây là dạng diễn đạt ngắn gọn đề toán, tóm tắt đúng sẽ giúp cho học sinh 11
dưới dạng các câu hỏi thông thường:
 - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
 - Cái này biết chưa? Còn cái này thì sao?
 - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
 Hiểu được những thiếu sót thường ngày của các em, tôi thường dành nhiều 
thời gian để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày bài mẫu nhiều bài giúp các em ghi 
nhớ về hình thành kĩ năng.
 Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái 
phải tìm. Cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp:
 + Chọn (phép nhân) nếu bài toán cho có từ “ gấp đôi, gấp 3...”.
 + Chọn (phép cộng) nếu bài toán cho có từ “nhiều hơn, cả hai”...
 *Nhưng tôi cũng nhắc học sinh lưu ý có một số bài toán nhiều hơn nhưng 
không thể làm phép cộng mà phải làm phép trừ như bài toán sau:
 * Ví dụ: Bài toán 3b SGK trang 12:
 Lớp 3A có 19 bạn nữ và 16 bạn nam. Hỏi số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là 
bao nhiêu?
 * Ví dụ: Bài toán 4 SGK trang 18:
 + Chọn ( phép trừ) nếu bài toán cho “ bớt đi” hoặc “tìm phần còn lại” 
 Thùng thứ nhất có 125l dầu, thùng thứ hai có 160l dầu. Hỏi thùng thứ hai 
nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiều lít dầu?
 * Tìm cách giải bài toán, chọn phép tính giải thích hợp: 
 Ví dụ : Bài tập 2 SGK toán 3 trang 33.
 * Đây là dạng toán gấp một số lên nhiều lần
 Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của con. Hỏi mẹ 
hái được bao nhiêu quả cam?
 Khi gặp bài toán này một số học sinh rất lúng túng không biết làm phép tính 
gì đây? Nhất là đối với các em có học lực yếu, trung bàin (có em làm phép tính 
cộng)
 Tôi hướng dẫn học sinh như sau: Trước tiên các em cho cô biết: Bài toán 
cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm được số cam của mẹ ta làm thế nào? ( lấy số cam của con nhân 
với 5) 7 x 5 = 35 (quả)
 - Ở bài toán này tôi chú ý cho học sinh tìm những từ quan trọng trong bài 
toán để tìm ra phép tính, đó là từ (gấp 5). Khắc sâu kiến thức cho học sinh khi bài 
toán cho có từ “gấp” thì có phép tính nhân khi giải bài toán đó. Bên cạnh đó sẽ 
giúp các em nắm chắc dạng bài tập này để khi gặp những bài tập sau các em sẽ 
biết cách làm ngay.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx