Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 dạng toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 dạng toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 3 dạng toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông
MỤC LỤC Phần 1: Mở đầu 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu đề tài . 3 3. Đối tượng nghiên cứu.3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3 5. Phương pháp nghiên cứu.3 6. Phạm vi nghiên cứu3 Phần 2: Nội dung4 1 .Cơ sở lý luận : 4 2. Cơ sở thực tiễn 5 2.1 Thuận lợi 5 2.2 Khó khăn5 2.3 Qua thực tế 5 3. Thực trạng dạy và học toán ở trường Tiểu học Thị Trấn6 3.2 Mục đích yêu cầu của điều tra thực trạng6 3.2Nội dung và cách tiến hành điều tra thực trạng6 3.3 Kết quả khảo sát 7 3.4 Nguyên nhân 7 4. Một số giải pháp khi dạy dạng bài chu vi , diện tích hình chữ nhật và hình vuông cho học sinh khá giỏi lớp 3. 7 4.1 Mục đích của giải pháp 7 4.2 . Yêu cầu của giải pháp 7 4. 3 Các bước cơ bản để giải toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. 8 4.4.Nội dung và cách tiến hành dạy quy tắc tính chu vi, diện8 tích các hình. 5. Dạy một số dạng bài cơ bản về tính chu vi,diện tích hình 10 chữ nhật và hình vuông cho học sinh lớp 3. 6. Dạy một số dạng toán mở rộng về chu vi , diện tích hình chữ nhật và hình vuông cho học sinh khá giỏi lớp 3. 16 7. Kết quả thực hiện 21 Phần 3: Kết luận 22 Tài liệu tham khảo 23 Mục lục 24 1 cho không ít giáo viên Tiểu học. Qua thực tế giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm'' ĐỀ TÀI : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 dạng toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông.” 2, Mục đích nghiên cứu : Tìm hiểu một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy các dạng bài về chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật cho học sinh khá giỏi lớp 3. Từ đó, giáo viên có thể tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 3. - Nâng cao việc dạy học cho học sinh khá giỏi lớp 3. Từ đó giúp học sinh ham học hỏi, yêu thích toán học và có khả năng giải tốt dạng toán này . 3, Đối tượng nghiên cứu : - Học sinh lớp 3 trường Tiểu học 4, Nhiệm vụ nghiên cứu : - Tìm hiểu tầm quan trọng của chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông trong chương trình toán Tiểu học. - Tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh khi học dạng toán này. - Điều tra khảo sát học sinh để tìm ra biện pháp giảng dạy thích hợp với học sinh khá giỏi lớp 3 khi học về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. - Đưa ra biện pháp thử nghiệm những cách giải bài toán giúp học sinh học tốt hơn 5, Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra . - Phương pháp quan sát. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6, Phạm vi nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện đối với học sinh lớp 3 , trường Tiểu học - Thời gian 1năm học trong năm học 2012-2013. - Phương pháp giảng dạy của giáo viên trường Tiểu học 3 học theo định hướng chung. Giáo viên giúp học sinh tự phát hiện ra vấn đề của bài học để tự chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng được kiến thức mới, góp phần tạo hứng thú và lòng tự tin trong học tập. Đặc biệt là nội dung các yếu tố hình học ở lớp 3 trên cơ sở hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Trong quá trình dạy toán nói chung và bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi nói riêng, mỗi giáo viên phải luôn luôn cố gắng phấn đấu, không ngừng tìm tòi, tìm ra những phương pháp dạy học mới nhất, hiệu quả nhất. Việc hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức sách giáo khoa và mở rộng kiến thức ở buổi học thứ hai sẽ giúp học sinh phát huy được tính sáng tạo, chủ động, tích cực .Việc nắm được nhiều cách giải càng nhiều thì càng khắc sâu được kiến thức cho các em , giúp các em làm chủ được kiến thức toán học, biến kiến thức của thầy cô thành kiến thức của mình . 2. Cơ sở thực tiễn : 2.1. Thuận lợi: Trường Tiểu học Thị Trấn là trường nằm ở trung tâm huyện Sóc Sơn. Trư ờng đã có bề dày thành tích, nhiều năm là trường Tiên tiến xuất sắc cấp thành phố, chất lượng học sinh tương đối đồng đều . Đa số học sinh thích học môn toán, nhiều em đã đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và Thành phố. Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ đồ dùng cho dạy học toán. Nhiều giáo viên đã có máy tính xách tay để giảng dạy cho học sinh. Mạng Internet có thể dùng trực tiếp trên các lớp học. Chính vì vậy việc hướng dẫn học sinh tham gia thi Violympic ( giải toán qua mạng ) được học sinh nhiệt tình hưởng ứng 2.2. Khó khăn: *Học sinh: Môn toán là môn học khó khăn, học sinh thích học nhưng rất dễ chán. Trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều. Học sinh tiếp cận với bài toán về dạng toán “ Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông ” còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Các em nắm vững hệ thống công thức để giải các bài toán đơn giản nhưng chưa nắm được phươ ng pháp theo từng dạng bài khác nhau. Đ ặc biệt các vòng thi của Violympic có rất nhiều bài toán hình về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông khó đối với học sinh lớp 3. Chính vì vậy việc bồi dưỡng học sinh giỏi , học sinh năng khiếu còn gặp nhiều khó khăn.Trong quá trình giải toán học sinh trình bày lời giải chưa chặt chẽ, thiếu lô gíc và ngại làm những bài toán khó . *Giáo viên : Nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình và yếu . Có giáo viên mới chỉ hướng dẫn học sinh làm các bài trong sách giáo khoa chứ chưa quan tâm đến đối tượng học sinh khá giỏi để bồi dưỡng tài năng toán học cho các em. 2.3.Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy : - Trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên mới chỉ dừng lại trong chương trình Sách giáo khoa chưa khuyến khích học sinh làm nhiều dạng bài . 5 * Học sinh : + Chưa nắm chắc quy tắc tính chu vi, diện tích các hình. + Chưa thiết lập được mối liên quan giữa hình vuông và hình chữ nhật. + Còn chưa biết cách mở rộng kiến thức có liên quan đến nhau. * Phụ Huynh : Chưa động viên, hướng dẫn con em mình giải những bài toán khó. 3. Một số giải pháp khi dạy dạng bài về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông cho học sinh lớp 3 . * Mục đích của giải pháp : - Học sinh biết giải các bài toán hợp liên quan đến chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông. - Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải (mỗi phép tính đều có lời văn) và đáp số theo đúng yêu cầu của bài toán. - Đối với học sinh khá giỏi phải tìm được nhiều cách giải một bài toán nếu có và nắm dược một số dạng bài khó về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông . * Yêu cầu của giải pháp . Yêu cầu 1: Học sinh phải tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, hứng thú, tự nhiên và tự tin. Trách nhiệm của học sinh là phát hiện, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức. . Yêu cầu 2: Giáo viên phải lập kế hoạch, tổ chức hướng dẫn nhẹ nhàng, hợp tác giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân của học sinh. Giáo viên và học sinh ảnh hưởng nhau, thích nghi và hỗ trợ nhau. . Yêu cầu 3: Tạo điều kiện để học sinh hứng thú, tự tin trong học tập. 3.1 Biện pháp 1: Các bước cơ bản để giải toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông . - Giải toán về chu vi, diện tích hình vuông và hình chữ nhật đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học. Chính vì đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được thao tác chung trong quá trình giải toán sau: Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần. Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán. Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?) Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. 7 + Bước 2: Tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Yêu cầu học sinh tìm quy tắc tính diện tích hình chữ nhật theo cách sau: - Không đếm, tính số ô vuông theo hàng: 4 x 3 = 12 cm2 - Không đếm, tính số ô vuông theo cột: 3 x 4 = 12 cm2 - Nêu số đo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật? - So sánh các thừa số khi tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng? - Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật theo chiều dài, chiều rộng hình chữ nhật + Bước 3: Vận dụng quy tắc làm bài tập 1, 2, 3. Với học sinh lớp 3 khái niệm về diện tích bây giờ mới được học nên các em rất hay quên và nhầm cách viết giữa đơn vị đo diện tích và đơn vị đo độ dài nên giáo viên phải khắc sâu cách viết đơn vị đo diện tích cho học sinh. Bài toán có nội dung hình học được lồng trong mạch kiến thức “Dạy học giải toán có lời văn” (Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông). Vì vậy bên cạnh kiến thức về hình học cũng cần rèn kĩ năng giải toán có lời văn. Tôi lưu ý cho học sinh cách làm theo các bước như sau: + Bước 1: Đọc kĩ đề – xác định yêu cầu. + Bước 2: Phân tích, xác định lời giải. + Bước 3: Trình bày bài giải có câu trả lời. + Bước 4: Kiểm tra lời giải và đáp số. Với cách dạy theo tinh thần đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là toàn diện và hệ thống hơn, có khả năng phát triển, khả năng diễn đạt và kích thích tư duy cho các em. Các bài dạy, các nội dung được sắp xếp xen kẽ và được trình bày một cách cụ thể sinh động với nhiều hình vẽ trực quan nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, tính khoa học. Hệ thống bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó, các bài tập ban đầu thường nhằm mục đích củng cố kiến thức, các bài tập tiếp theo có yêu cầu rèn luyện kĩ năng thực hành từ mức độ thấp đến cao, bài tập cuối cùng yêu cầu mở rộng nâng cao. Để góp phần hình thành phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập và làm việc tích cực, chủ động khoa học, sáng tạo cho học sinh giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập, thường xuyên tạo ra các tình huống có vấn đề, tìm các biện pháp lôi cuốn học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề bằng cách hướng dẫn để học sinh tìm hiểu kĩ vấn đề đó, huy động các kiến thức và các công cụ đã có của học sinh. Sau khi học sinh nắm chắc quy tắc tính diện tích hình vuông và hình chữ nhật, giáo viên cho các em vận dụng quy tắc để tính . . Dạy một số dạng bài cơ bản về tính chu vi , diện tích hình chữ nhật và hình vuông trong cho học sinh lớp 3 3,3. Biệp pháp 3: Vận dụng quy tắc tính chu vi, diện tích để tính - Đối với dạng toán này, khi giải học sinh vận dụng quy tắc để tính. - Chu vi, diện tích các hình trong toán lớp 3 là số tự nhiên. Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng quy tắc tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và hình vuông để tính. • Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng ( cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2. 9 Đáp số : 18cm2 Khi học sinh giải dạng toán này mà quên không đổi chiều dài và chiều rộng về cùng một đơn vị đo ,giáo viên cần lưu ý về đơn vị đo của chiều dài và chiều rộng phải giống nhau nên nếu đơn vị đo khác nhau phải đổi về cùng một đơn vị đo. Một số học sinh rất hay viết nhầm đơn vị đo diện tích thành đơn vị đo độ dài nên giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh về cách viết để tránh nhầm lẫn. Chẳng hạn các em có thể sai như sau: Bài giải: Đổi : 2dm = 20 cm Diện tích hình chữ nhật là: 20 9 = 180 ( cm) Đáp số : 180cm Khi học sinh nhầm lẫn viết đơn vị đo diện tích là đơn vị đo độ dài như vậy giáo viên cần cho các em ghi nhớ cách viết đơn vị đo diện tích khác với đ ơn vị đo độ dài ở chỗ nào? ( đơn vị đo diện tích có thêm chữ số 2 nhỏ viết ở trên đầu bên phải của đơn vị đo độ dài ). Khi học sinh đã ghi nhớ kiến thức các em sẽ làm đúng như sau: Bài giải: Đổi : 2dm = 20 cm Diện tích hình chữ nhật là: 20 9 = 180 ( cm2) Đáp số : 180cm2 Khi học sinh đã nhớ được cách giải nếu gặp bài khó hơn các em vẫn có thể làm tốt không nhầm lẫn giữa các đơn vị đo. Ví dụ 4 :Bài 1 trang 153 : Tính diện tích và chu vi hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 8cm. Bài giải : Đổi : 4 dm = 40 cm Chu vi hình chữ nhật là : ( 40 + 8 ) x 2 = 96 ( cm ) Diện tích hình chữ nhật là : 40 x 8 = 320 ( cm 2 ) Đáp số : Chu vi 96 cm ; Diện tích 320 cm2 * Một số lưu ý khi dạy dạng toán này : Đối với học sinh lớp 3 học sinh rất hay nhầm : + Không đổi chiều dài và chiều rộng về cùng một đơn vị đo . + Một số học sinh quen viết đơn vị đo diện tích thành đơn vị đo độ dài. Chính vì vậy khi giảng dạy giáo viên phải lưu ý kỹ việc đổi đơn vị đo, cách viết đơn vị đo diện tích bằng câu hỏi phân tích đề bài . 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_d.doc