Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

docx 32 trang sangkienlop3 29/03/2024 5017
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán Lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO ĐÔNG TRIỀU
 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUYẾT THẮNG
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 3 nhằm 
 gây hứng thú học tập cho học sinh”
 Họ và tên: Phan Thị Hà
 Ngày, tháng, năm sinh: 10/05/1990
 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Giáo dục Tiểu học
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường tiểu học Quyết Thắng
 Đăng kí danh hiệu thi đua/hình thức khen thưởng: Uỷ ban nhân dân Thị 
 xã tặng giấy khen 
 Đông Triều, tháng 04 năm 2023
 Đ
 Năm học 2021-2022
 Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên khối 3 có kĩ năng 
tốt nhất trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập trong dạy học Toán.
 Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học 
bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ 
nhàng, học sinh ham học và gây hứng thú trong học tập. Kích thính sự tìm tòi, tạo 
cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến 
thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy 
mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp tăng 
cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện 
mới của xã hội.
 Giúp bản thân tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn thích ứng vơi 
mọi thay đổi của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.
3. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 05 năm 2023
- Địa điểm: Trường tiểu học Quyết Thắng
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi: Áp dụng các biện pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển năng lực, hứng 
thú học tập trong môn toán cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Quyết Thắng.
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 3D. 
5. Đóng góp mới về mặt thực tiễn
 Trò chơi học tập là một trong những hình thức dạy học nhằm phát huy tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thông qua các trò chơi học tập, có thể 
phát triển ở học sinh nhiều năng lực chung và năng lực đặc thù bộ môn, như: năng 
lực hợp tác, giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức, sử dụng phương tiện học tập 
vào các môn học khác. được ‘khả năng” hợp tác của mình với bạn bè; thầy cô gia đình và xã hội, và trò 
chơi học tập là môi trường tốt nhất để các em thể hiện khả năng của mình. 
2. Cơ sở thực tiễn
 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học: "Học sinh Tiểu học luôn luôn 
hiếu động, ham chơi, thích cái mới lạ nhưng lại chóng chán". Đối với trẻ trò chơi 
là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá. Do vậy quan 
điểm: “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” là phù hợp 
với học sinh trường tiểu học. 
 Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá 
trình hoạt động trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
 Trò chơi là loại phổ biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của 
trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động của 
trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh, có thể không.
 Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với 
kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, 
giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm bản thân để chơi, thông qua chơi học 
sinh được vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và 
do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã 
học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
 Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh tiểu học, có thể nói nó quan 
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống của các em. Chính vì vậy các em luôn 
tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ 
tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng 
như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội 
hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm 
vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng 
để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có bản thân mình. Đây chính là đặc 
tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vây, khi đã tham gia trò chơi, học sinh 
thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và 
sáng tạo của mình.
 Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học 
sinh tiếp thu kiến thức kiến thức một các tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện 
củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy qua hoạt 
động chơi.
 Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ 
sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và Song muốn tổ chức một trò chơi học tập trong dạy Toán có hiệu quả cao 
thì trò chơi đó phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục.
+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học hoặc kích 
thích sự tìm hiểu khám phá của học sinh đối với một nội dung mới. Mục đích của 
trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật 
chất của lớp, của nhà trường.
+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo từ cách luật chơi, cách thức chơi, dụng cụ
 được sử dụng trong trò chơi, dự kiến số lượng học sinh tham gia, phần thưởng và 
dự kiến cả các tình huống phát sinh từ trò chơi.
+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
 Nắm vững được các yêu cầu trên của một trò chơi là yếu tố quan trọng, 
quyết định đến việc lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích, nội dung bài học, đối 
tượng học sinh, đồng thời phù hợp với thời gian, không gian lớp học.
 Để tổ chức một trò chơi học tập, giáo viên cần thực hiện theo quy trình 4 
bước như sau:
Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi
- Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn 
- Mục đích trò chơi là sẽ giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi để 
làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi, Từ đó, học sinh xác định 
được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này. 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi
- Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong trò chơi
- Các dụng cụ dùng để chơi là gì?
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò chơi, 
những việc không được làm trong trò chơi. 
- Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng. 
Bước 3: Thực hiện trò chơi
- Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động 
tham gia vào trò chơi. Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết quả 
của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham 
gia tích vào trò chơi. 
- Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn lúng 
túng, chưa hiểu luật chơi.
Bước 4: Nhận xét sau trò chơi - Chuẩn bị: Một quả bóng bay hoặc bóng nhựa.
- Cách chơi: 
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng).
+ Quản trò chọn lựa một người chơi xung phong chơi đầu tiên.
+ Người chơi đầu tiên A nhanh chóng hô một con số như “314” và chỉ tay vào 
một bạn B bất kì để “ truyền bóng”.
+ Người chơi thứ hai B nhanh chóng nói tiếp. Ví dụ “ trừ 145” rồi tiếp chỉ tay vào 
người chơi C để “ truyền bóng”.
+ Người chơi C trả lời. Nếu trả lời đúng, ví dụ” bằng 169” thì được hô một như 
người đầu tiên A và chỉ tay vào bạn D. Nếu trả lới sai, thì phải thực hiện một hình 
phạt do Quản trò đưa ra. 
+ Quản trò tổ chức chơi thử. Tiến hành chơi thật.
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút.
* Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ: Luyện tập các 
bảng cộng trừ, nhân chia) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô 
to 7×3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 21.
Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng 
trong giờ học cho các em.
* Ví dụ 2: Trò chơi: “Ong non học việc”
- Yêu cầu cần đạt: Rèn tính hợp tác trong tập thể. Giúp cho học sinh thuộc các 
bảng nhân, chia.
- Chuẩn bị: Trên bài giảng Power Point.
- Cách chơi:
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng). - Yêu cầu cần đạt:
+ Luyện tập ghi nhớ các đơn vị đo khối lượng gam và ki lô gam, cách vận dụng 
đơn vị đo dưới hình thức điền khuyết và trắc nghiệm. 
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em.
- Chuẩn bị: Trên bài giảng Power Point.
- Cách chơi:
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng).
+ Trên màn hình hiện lên các nông trại, mỗi nông trại là một câu hỏi gợi mở liên 
quan đến nội dung bài học để củng cố kiến thức.
+ Học sinh lật mở dần các nông trại để giải cứu. Quản trò tuyên dương bằng nhiều 
hình thức ( vỗ tay hoặc tặng quà)
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
 Ví dụ: Trò chơi: “Đường lên đỉnh olympia”
- Yêu cầu cần đạt: Vận dụng củng cố lại kiến thức về dạng bài gấp một số lên 
một số lần và giảm một số đi một số lần.
- Chuẩn bị: Trên bài giảng Power Point.
- Cách chơi:
+ Người chơi ngồi tại chỗ. Chọn một người làm quản trò (có thể là Cô giáo hoặc 
Lớp trưởng).
+ Trên màn hình hiện lên hình ảnh đỉnh núi và các con dốc 1-2-3-4 thể hiện trong 
mỗi số là câu hỏi nội dung liên quan bài.
+ Học sinh đi qua các con dốc để khám phá lần lượt các câu hỏi.
- Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
 Trò chơi toán học sẽ giúp các em củng cố ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng, 
vận dụng toán học vào thực tiễn, thông qua trò chơi để phát triển phẩm chất, năng 
lực cho học sinh.
* Dạng bài về số và đại số
 Trong bài bảng nhân 4 – SGK Toán lớp 3 Bộ cánh diều trang 19 tôi đã tổ 
chức trò chơi: “Bác đưa thư” - Thời gian chơi: 3 – 5 phút. 
 Đối với trò chơi này, giáo viên ưu tiên nhiều hơn cho những học sinh chậm, 
nhút nhát, chưa tích cực trong học tập tham gia chơi. 
 Đây là cách thức sáng tạo khó khăn nhất khi trò chơi được hình thành thì 
bài học trừu tượng trở nên rất ấn tượng và không khí học tập hết sức sôi nổi, hào 
hứng đối với học sinh. Điều này cũng khẳng định tài năng sư phạm của người 
giáo viên.
* Dạng bài về hình học
 Dạng bài về hình học giúp học sinh nắm chắc, thuộc và nhớ các quy tắc, 
công thức, đặc điểm cơ bản của các hình cũng là một yếu tố giúp các em ghi nhớ 
kiến thức một các khoa học. Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả 
năng suy luận hợp lí, cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, 
gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; 
 Trong bài ôn tập về hình học và đo lường – SGK Toán lớp 3 Bộ cánh diều 
trang 119 tôi đã tổ chức trò chơi: “Ai tinh - Ai nhanh - Ai khéo” 
- Yêu cầu cần đạt: Vận dụng củng cố lại kiến thức về hình học và đo lường.
- Chuẩn bị: Đây là dạng trò chơi kích thích trí thông minh của các em, trước khi 
tổ chức các dạng trò chơi này tôi hướng dẫn các em về nhà chuẩn bị mỗi em một 
bộ ( 7 mảnh) theo kích thước.
- Thời gian: 5 - 7 phút.
- Cách chơi:
+ Yêu cầu 1: Hãy dùng 7 mảnh đã cho ghép lại thành một hình vuông như hình 
vẽ.
+ Yêu cầu 2: Tìm cách chuyển vị trí của 2 mảnh để tạo thành một hình chữ nhật. - Yêu cầu cần đạt: Củng cố lại kiến thức về yếu tố thống kê và xác suất.
- Chuẩn bị: Các hình con thỏ, con voi.
- Thời gian: 3-5 phút.
- Cách chơi: 5-7 Hs lên rút thẻ hình. Mỗi Hs được một lần rút.
 Thẻ được rút ra có thể là hình con thỏ hoặc hình con voi. Xác suất rút được 
thẻ hình con voi nhiều hơn vì có ba thẻ hình.
 Xác suất, thống kê là mạch kiến thức tăng khả năng vận dụng toán học vào cuộc 
sống thực tế. 
Biện pháp 3. Trò chơi đảm bảo nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện và phù hợp 
với đặc điểm tâm sinh lí học sinh
 - Để tổ chức trò chơi học tập đạt kết quả cần chú ý tâm lý lứa tuổi của học 
sinh để lựa chọn trò chơi cho phù hợp. Trò chơi không quá khó vượt qua tầm suy 
nghĩ của các em, tôn trọng ý kiến của mỗi em, nhất thiết giáo viên phải tổng kết 
trước lớp những gì các nhóm chơi đã đạt được. Động viên và khuyến khích các 
nhóm kịp thời. Trò chơi phải dễ chơi gây hứng thú và thu hút được nhiều người 
chơi.
 - Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung toán học cụ thể trong chương 
trình (Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực 
hành, luyện tập) 
 - Chương trình toán 3 được chia thành các mạch kiến thức: Số học và yếu tố 
đại số; đại lượng và hình học; yếu tố thống kê. Các trò chơi được xây dựng từ các 
dạng bài tập có chọn lọc của các tiết học trong các mạch kiến thức trên, nhưng có 
thể mang những cái tên gợi cảm, gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc 
hệ thống kiến thức. 
 - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát huy trí 
tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. 
 - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 3 - 5 
phút), thích hợp với môi trường học tập.
 - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo 
không khí vui vẻ, thoải mái. 
 - Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_tron.docx