SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải các bài toán rút về đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải các bài toán rút về đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp giúp học sinh Lớp 3 giải các bài toán rút về đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÔNG LÔ TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN THẠCH =====***===== Mã lĩnh vực: 07 /2021 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 GIẢI CÁC BÀI TOÁN RÚT VỀ ĐƠN VỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC. Tác giả sáng kiến: ĐÀO THỊ KHUYÊN. Chức vụ: Giáo viên Tác giả sáng kiến: DOÃN THỊ THẮM. Chức vụ: Giáo viên Địa chỉ: Trường Tiểu học Yên Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc. Hồ sơ bao gồm: 1. Đơn đề nghị. 2. Bản cam kết, Tóm tắt SKKN. 3. Biên bản đánh giá SKKN cấp trường. 4. Báo cáo SKKN. Yên Thạch, năm 2021 0 mức thấp nhất những sai sót từ đó nâng cao chất lượng bài học nói riêng và chất lượng dạy học nói chung. Về phía học sinh dưới sự dẫn dắt của thầy cô, các em được chủ động chiếm lĩnh tri thức, biểu đạt ý kiến của bản thân, dù có sai thì các em được học qua chính cái sai của mình, học từ bạn nên các em không chỉ nhớ kiến thức lâu vận dụng tốt mà còn được phát triển năng lực của bản thân. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc dạy học môn toán ở Tiểu học, đặc biệt là dạy các bài toán rút về đơn vị, tôi nhận ra những ưu điểm của giải pháp hướng dẫn học sinh giải các bài toán rút về đơn vị, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng: "Biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải các bài toán rút về đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục’’ để đáp ứng mục tiêu dạy học môn Toán nói riêng và mục tiêu giáo dục Tiểu học nói chung. 2. TÊN SÁNG KIẾN: “Biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải các bài toán rút về đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.’’ 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: - Họ và tên: ĐÀO THỊ KHUYÊN - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Thạch - Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0385925633 . - E- mail: daothikhuyen.gvc1yenthach@vinhphuc.edu.vn - Họ và tên: DOÃN THỊ THẮM - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Yên Thạch - Huyện Sông Lô - Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0393007218 - E- mail:.doantham9@gmail.com 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: - Đào Thị Khuyên – Doãn Thị Thắm. - Giáo viên trường Tiểu học Yên Thạch - Sông Lô - Vĩnh Phúc. 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Giải pháp được áp dụng trong giảng dạy môn Toán lớp 3 ở trường Tiểu học Yên Thạch, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. 2 Đối với học sinh: Học sinh chưa chủ động chiếm lĩnh kiến thức, chưa vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học để giải bài toán rút về đơn vị. Học sinh chưa phân biệt được hai kiểu bài của bài toán rút về đơn vị nên khi giải các bài tập còn gặp khó khăn trong việc trình bày lời giải. Trong quá trình dạy học toán, tôi nhận thấy các em có một thói quen đó là: chưa đọc kĩ đề bài, chưa phân tích đề, chưa xác định được dạng toán cụ thể. Khi làm bài thì mơ hồ, làm xong không kiểm tra lại kết quả, cho nên không phát hiện được lỗi sai của mình. Nhất là dạng toán rút về đơn vị, mà qua thăm nắm thì vấn đề các em mắc phải ngay từ lớp 3 và lên đến lớp 4, lớp 5 vẫn có em mắc sai sót trong làm bài. Đặc biệt ở dạng bài toán rút về đơn vị, sau khi học xong hai kiểu bài nhiều em bị nhầm lẫn hai kiểu bài đó. Để biết cụ thể về thực trạng học tập của học sinh chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh qua hai bài tập cụ thể sau: Bài toán 1: Có 5 ô tô chở được 30 tấn gạo. Hỏi 3 xe như thế có thể chở được bao nhiêu tấn gạo? Bài toán 2: Có 50 kg gạo đựng vào 5 bao. Hỏi có 90 kg gạo thì cần có bao nhiêu bao như thế để đựng? Sau khi kiểm tra chúng tôi trực tiếp chấm bài và nhận thấy : Một số em hiểu và phân biệt được hai kiểu bài rút về đơn vị. Còn đa số các em nhầm lẫn, dẫn đến kết quả bài chưa tốt. * Kết quả kiểm tra khi chưa áp dụng sáng kiến: Học sinh đạt: Học sinh đạt: Học sinh: chưa Lớp Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành hoàn thành Số lượng % Số lượng % Số lượng % 3A 30 7 23,3 18 60 5 16,7 3D 34 8 23,5 20 58,8 6 17,7 3E 35 7 20 20 57,1 8 22,9 * Nguyên nhân Do các em chưa nhớ các bước giải một bài toán rút về đơn vị, chưa phân biệt được hai kiểu bài toán rút về đơn vị. Mặt khác khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức của học sinh còn hạn chế nên dẫn đến kết quả bài làm chưa tốt. 4 ban đầu của học sinh mà học sinh mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Từ đó giúp học sinh phát huy năng lực học tập tích cực. Giáo viên tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Các câu văn phải đơn giản, dễ hiểu. + Bước 3: Đề xuất phương án thực hành/ giải quyết vấn đề Từ những ý tưởng phong phú của học sinh, giáo viên giúp các em đề xuất các câu hỏi liên quan đến bài học. Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở, phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện quá trình phân tích và giải quyết vấn đề. Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác tùy vào từng bài cụ thể để kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá, phát hiện của học sinh, sử dụng các kĩ thuật dạy học phát triển năng lực của học sinh + Bước 4: Tiến hành giải quyết vấn đề Thông qua các bài tập cơ bản để học sinh rèn việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. Giáo viên giúp học sinh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó biết cách giải từng kiểu bài và trải nghiệm thành thạo. Giáo viên giúp học sinh trải nghiệm thông qua hệ thống các bài tập từ dễ đến khó. + Bước 5: Giáo viên cùng học sinh thống nhất, hợp thức hóa kiến thức và vận dụng làm bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm thông qua các bài tập với mức độ khó dần. Từ đó học sinh hình thành trong đầu các bước giải cụ thể và vận dụng các bước giải đó vào giải từng kiểu bài cụ thể. Đồng thời giúp học sinh nắm được ý nghĩa thực tế của bài toán vì toán học luôn gắn với thực tế, Việc áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có vai trò vô cùng quan trọng bởi khi đó học sinh được tạo các cơ hội tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực; được trực tiếp tham gia vào hoạt động học, tự lĩnh hội được các kiến thức mới, được thực hành, vận dụng kiến thức mới vào giải quyết các bài tập, các tình huống thực tế. Từ đó học sinh hứng thú học tập hơn, nắm chắc kiến thức hơn, còn làm tiền đề tốt hơn cho việc thực hiện các dạng bài tập cụ thể. 7.1.2.2: Giúp học sinh nắm chắc các bước giải của bài toán rút về đơn vị. Để học sinh hiểu và vận dụng các bài toán rút về đơn vị, tôi hướng dẫn học sinh các bước giải một bài toán như sau: * Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ bài toán. * Bước 2: Sau khi đọc đề, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. * Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán. 6 Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích, tổng hợp các yếu tố của bài toán một cách thành thạo từ đó khắc sâu hơn đề bài trong đầu học sinh. * Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài giải. Sau khi học sinh phân tích, tổng hợp các yếu tố của bài toán, giáo viên cùng học sinh khám khá cách viết lời giải. Yêu cầu học sinh viết câu trả lời đúng, trình bày sạch đẹp, cân đối. * Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải: Sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại lời giải, xác định lại kiểu bài rút về đơn vị, thử lại kết quả và kiểm tra kết quả. Xem xét các yếu tố, dữ liệu của bài toán nếu thử lại thấy đúng và hợp lý là bài làm đã đúng. Riêng đối với những em học sinh năng khiếu thì giáo viên cần khơi gợi để học sinh tìm ra các cách giải khác nhau và tìm cách giải nhanh nhất không áp đặt cách giải đối với học sinh. Giúp học sinh phát huy hết năng lực học tập của mình từ đó phát hiện ra nhân tố học sinh năng khiếu. 7.1.2.3: Hướng dẫn học sinh phân biệt hai kiểu bài rút về đơn vị. Khi giải các bài toán rút về đơn vị giáo viên cần giúp học sinh phân biệt được hai kiểu bài cụ thể. Đây là bước khó đối với học sinh vì vậy giáo viên phải gợi ý hướng dẫn để học sinh nhận ra sự khác biệt giữa hai kiểu bài. Cả hai kiểu bài đều giống nhau ở bước 1 Bước 1: Đây là bước Rút về đơn vị Bước 2: Đến bước này đã có sự khác nhau tùy thuộc vào từng kiểu bài mà học sinh chọn cách giải cho đúng: + Kiểu bài 1: Tìm giá trị nhiều phần ( bước này dùng phép tính nhân) + Kiểu bài 2: Tìm số phần (bước này dùng phép chia) Để học sinh làm tốt dạng bài rút về đơn vị giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu thật kĩ hai kiểu bài rút về đơn vị, từ đó học sinh phân biệt được hai kiểu bài và chọn cách làm bài đúng. . Dù là kiểu bài nào thì bước đầu tiên cũng là bước rút về đơn vị và làm phép chia, sau đó thực hiện bước thứ hai. 7.1.2.4: Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải hai kiểu bài rút về đơn vị. Ở phần này tôi hướng dẫn các em phương pháp giải hai kiểu bài: 8 toán, mỗi bạn đưa ra cách giải của mình vào phiếu, nhóm lựa chọn chọn cách giảichung ghi ra giấy A3. Bước 3: Giáo viên cùng học sinh tìm phương án giải quyết vấn đề - Học sinh trao đổi thảo luận nêu cách giải quyết vấn đề. - Sau khi học sinh tóm tắt, phân tích bài toán thì giáo viên cùng học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Bước 4: Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. Thông qua các câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh giải bài toán rút về đơn vị. Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán. + Hướng dẫn viết lời giải Bài giải: Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số lít mật ong có trong 2 can là: 5 x 2 = 10 (l) Đáp số:10l mật ong. + Bước 5: Giáo viên cùng học sinh thống nhất, hợp thức hóa kiến thức và vận dụng làm bài. + Trong các bước giải của bài toán, bước nào là bước rút về đơn vị? (Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị) + Bài toán rút về đơn vị gồm mấy bước? Đó là những bước nào? (Bài toán rút về đơn vị gồm 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau) . Thực hiện phép chia. Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau) . Thực hiện phép nhân. * Hướng dẫn học sinh nắm chắc phương pháp giải bài toán rút về đơn vị giải bằng hai phép tính chia: ( Kiểu bài 2) Bước 1: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề: “Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10 l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế? Bước 2: Giúp học sinh bộc lộ ý tưởng ban đầu, trải nghiệm: Ở bước này nhằm kích thích sự tích cực tìm tòi của học sinh và muốn 100 % học sinh đều tập trung và tham gia vào học tập để sau này nắm rõ sự khác nhau, phân biệt với kiểu bài 1 nên tôi tiếp tục sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: đọc kĩ đề bài, nêu tóm tắt bài toán, mỗi bạn đưa ra cách giải của mình vào phiếu, nhóm lựa chọn cách giảichung ghi ra giấy A3. 10
File đính kèm:
- skkn_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_giai_cac_bai_toan_rut_ve.doc