SKKN Đổi mới phương pháp NC-CL dạy học giải toán bằng hai bước tính trong môn Toán Lớp 3 chương trình giáo dục phổ thông 2018
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp NC-CL dạy học giải toán bằng hai bước tính trong môn Toán Lớp 3 chương trình giáo dục phổ thông 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới phương pháp NC-CL dạy học giải toán bằng hai bước tính trong môn Toán Lớp 3 chương trình giáo dục phổ thông 2018
1 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh Tiểu học, vai trò người thầy sẽ chuyển từ dạy học lấy học sinh làm trung tâm sang dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Chương trình tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về Chương trình giáo dục phổ thông mới nêu rõ “Giáo dục Toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học - biểu hiện tập trung của năng lực tính toán với các thành phần sau: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác” Qua nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông 2018, mục tiêu giáo dục Tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ bản ban đầu cho sự đúng đắn lâu dài về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản mà còn chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất, định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen và nề nếp trong học tập và sinh hoạt”. Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ ba thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp 3. Chương trình giáo dục phổ thông dành nhiều thời gian cho dạy học Toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng, thời lượng cụ thể cho môn Toán là 5 tiết/tuần. Môn Toán có vai trò quan trọng, góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực toán học: năng lực tư duy, lập luận, giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học,... Lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày được các nội dung ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề. Kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tập toán. Bước đầu hình thành phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Từ đó phát triển những kiến thức, kĩ năng toán học và tạo cơ hội để học sinh trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn. Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giải toán có lời văn không là mạch kiến thức riêng mà được lồng ghép với các chủ đề và mạch kiến thức nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh bởi: bước đầu giúp học 3 III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Giúp cho học sinh lớp 3 giải tốt các bài toán bằng hai bước tính từ đó giúp học sinh làm tốt các dạng toán có lời văn khác ở các lớp trên. Giúp tôi hiểu sâu hơn về nội dung dạy học giải toán bằng hai bước tính ở lớp 3, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giờ dạy về giải toán ở lớp 3 đa dạng hơn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. IV. KHẲNG ĐỊNH TÍNH SÁNG TẠO: Đổi mới phương pháp dạy học thể hiện tính sáng tạo về khoa học, công nghệ, tư duy logic. Trước kia khi giảng dạy bằng phương pháp truyền thống học sinh tiếp thu thụ động, đi theo lối mòn và ghi nhớ. Còn với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chủ động, tích cực gắn với thực tế đời sống thì khác hẳn. Nó như mở ra một cái nhìn mới cho các em học sinh, được trải nghiệm, trao đổi ý kiến, nhận xét đánh giá bạn và gắn với thực tế đời sống hàng ngày. Giáo viên là người tổ chức, thống nhất ý kiến và kết luận nội dung kiến thức mới cho học sinh, từ đó học sinh hiểu bài sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành tốt hơn. ********************* 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. KHẢO SÁT: Để nắm được tình hình giải toán của học sinh, ngay đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát qua phiếu các câu hỏi và điều tra qua trang tính về năng lực giải bài toán đơn qua 5 bước của lớp. Vì giải các bài toán đơn hay các bài toán giải bằng hai bước tính đều được thực hiện qua 5 bước giải toán. Tổng số học sinh được khảo sát: 37 học sinh Kết quả: Năng lực SL TL 1. Đọc và phân tích được đề toán 18 48,6% 2. Tóm tắt được bài toán 15 40,5% 3. Lập được kế hoạch giải toán 13 35,1% 4. Viết được lời giải cho bài toán 17 45,9% 5. Biết kiểm tra lại kết quả bài toán 12 32,4% (Minh chứng: Nội dung phiếu khảo sát, trang tính điều tra) Qua thực trạng khảo sát giải toán của lớp đa số học sinh không làm được, khả năng đọc và phân tích đề của học sinh rất kém, nhiều học sinh không biết cách tóm tắt bài toán, đa số học sinh không lập được kế hoạch bài toán và kiển tra lại bài toán. Với thực trạng giải các bài toán đơn còn như vậy thì khi đến giải bài toán bằng hai phép tính học sinh còn gặp khó khăn hơn nữa. Qua thực tiễn, tôi thấy được nguyên nhân của thực trạng nêu trên là vì ở lớp 1-2, học sinh chưa được luyện tập nhiều dạng toán có lời văn. Hai năm học 2020-2021 và 2021-2022 cũng là 2 năm Covid-19 hoành hành, học sinh có thời gian học trực tuyến kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn toán nói riêng. Bên cạnh đó, các tiết học eo hẹp về thời gian cũng khiến việc hướng dẫn học sinh giải bài toán qua 5 bước giải còn hạn chế, việc tổ chức các trò chơi hay các hình thức tổ chức dạy học cũng khó có thể thực hiện, .. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG: 1. Thực trạng chung của nhà trường: * Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy học của giáo viên và học sinh. - Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ. - Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. 7 có được khi học toán để thành lập các bước giải cho bài toán, nghĩa là học sinh đã giải quyết được yêu cầu của đề bài. Bên cạnh đó, việc dạy học gắn với thực tế đời sống cũng rất quan trọng. Các hoạt động thực tế cuộc sống hàng ngày học sinh được sử dụng trong Toán học, kích thích sự liên tưởng, tìm tòi, khám phá và sáng tạo giúp cho học sinh hiểu được bản chất của bài toán và nhớ bài lâu hơn. Ngoài ra, những bài toán gắn với thực tế còn có tính giáo dục cao, gần gũi với học sinh. Nhờ đó sự ghi nhớ của học sinh có ý nghĩa, chất lượng hơn và áp dụng thực hiện hàng ngày sẽ phát triển được năng lực, phẩm chất của học sinh. Từ thực trạng trên, để việc dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, nâng cao chất lượng giải toán có lời văn, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp. 1. Giải pháp 1. Phân biệt các dạng bài toán. Trong chương trình Toán lớp 3 có 2 dạng toán đơn và toán hợp. Việc giải các bài toán hợp thực chất là giải một hệ thống các bài toán đơn. Có kĩ năng giải các bài toán đơn, học sinh mới có cơ sở giải các bài toán hợp. Đối với lớp 3, do tư duy của học sinh đã có những tiến bộ, song vốn ngôn ngữ vẫn còn hạn chế, nên việc nâng cao dần dần các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng một cách vừa sức học sinh. * Với cách dạy cũ: - Học sinh đọc bài toán - Gv nêu nội dung bài toán cho biết và nội dung bài toán hỏi - Hướng dẫn viết câu trả lời và phép tính - Học sinh trình bày bài giải * Với phương pháp dạy mới: - Mời 2-3 học sinh đọc đề bài - Cho học sinh quan sát tranh minh họa - Đọc và phân tích các dữ kiện của đề bài. - Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài. - Thảo luận nhóm: Bài này thuộc dạng bài nào đã học. Cách giải dạng toán đó. Ví dụ 1: Bài 4: Trong bài 11: Bảng nhân 8, bảng chia 8 (SGK Toán 3, tập 1, trang 35): Mỗi con cua có 8 cái chân và 2 cái càng. Hỏi: a. 3 con cua có bao nhiêu cái chân? b. 6 con cua có bao nhiêu cái càng? Ví dụ 2: Bài 3: Trong bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia (SGK Toán 3, tập 1, trang 40): 5 ca bin chở tất cả 30 người. Biết rằng số người ở mỗi ca-bin như nhau. Hỏi mỗi ca-bin chở bao nhiêu người? Hs thực hiện theo các bước trên và kết luận: 9 vừa lập được cách giải tương tự như bài toán 1 ở trên nhưng chỉ có một đáp số là 12 bông hoa vì bài toán chỉ hỏi “có bao nhiêu bông hoa hồng và cúc?” Qua bài tập trên học sinh hiểu được rằng Bài toán có hai bước tính là bài toán chỉ có một câu hỏi nhưng phải thực hiện bằng hai bước tính để trả lời câu hỏi đó. Ngay trong đề bài toán cho biết đã ẩn chứa một câu hỏi, một dữ liệu chưa biết, chúng ta phải trả lời được câu hỏi đó, tìm được dữ liệu còn thiếu đó thì mới trả lời được câu hỏi mà đề toán đưa ra. 2.2. Bài toán giải bằng hai bước tính. Cái khó của việc giải các bài toán bằng hai bước tính là làm sao học sinh phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu trả lời và phép tính phù hợp từ đó tìm được đáp số của bài toán. Do đó giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc được các bước giải toán. Giúp học sinh nhận biết và nắm chắc được bài toán giải bằng hai bước tính bằng cách xây dựng vững chắc 5 bước giải bài toán đó là: tìm hiểu đề, tóm tắt đề toán, lập kế hoạch giải toán, thực hiện kế hoạch giải toán và trình bày, kiểm tra lại bài. * Với cách dạy cũ: - Học sinh đọc bài toán - Gv nêu nội dung bài toán cho biết và nội dung bài toán hỏi - Hướng dẫn lần lượt câu trả lời và phép tính của từng phần - Học sinh trình bày bài giải - Học sinh chủ yếu nghe giáo viên nói * Với phương pháp dạy mới: Tôi thay đổi, linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức và kĩ thuật dạy học mới để học sinh tiếp cận giải bài toán theo 5 bước. Bước 1: Tìm hiểu đề bài. Yêu cầu học sinh đọc đề bài từ 2 đến 3 lần, đọc các nhân, đọc cả lớp. Sau đó dùng bút chì gạch chân dưới các cụm từ thể hiện nội dung bài toán cho biết và nội dung phải tìm. Phân tích mối quan hệ giữa nội dung đã cho với nội dung phải tìm và thuộc dạng bài toán nào. Ví dụ: Bài 28: Bài 1 (SCK Toán 3, tập 1, trang 82): Can thứ nhất đựng 5l nước mắm, can thứ hai đựng số lít nước mắm gấp 3 lần can thứ nhất. Hỏi cả 2 can đựng bao nhiêu lít nước mắm? Hệ thống câu hỏi: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn tìm số nước mắm ở cả 2 can thì phải biết số nước mắm ở những can nào 11 Bước 4: Thực hiện kế hoạch giải toán và trình bày bài giải. Dựa vào kế hoạch bài giải mà học sinh vừa lập được ở bước 3, tôi yêu cầu học sinh trình bày bài giải theo thứ tự các bước vừa nêu. Đặc biệt là cách viết câu trả lời của bước 1 rất nhiều học sinh còn lúng túng. Để học sinh thuận tiện trong việc viết câu trả lời, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào nhiệm vụ của bước 1 trong kế hoạch bài giải để viết câu trả lời và phép tính tương ứng. Tiếp đó là câu trả lời ở bước 2 dựa vào nội dung bài toán hỏi và phép tính tương ứng. Cuối cùng là đáp số chính là kết luận nội dung bài toán hỏi mà học sinh vừa tìm được. (Minh chứng: Trình bày bài giải) Bước 5: Kiểm tra lại bài. Học sinh thường cho rằng bài toán đã giải xong là khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi, phép tính và đáp số. Thế nhưng không phải học sinh nào cũng có niềm tin chắc chắn vào kết quả mình tìm được, chỉ cần giáo viên hỏi lại một vài câu là học sinh lại lúng túng, nghi ngờ cách giải của mình. Do đó kiểm tra cách giải và kết quả bài toán là yêu cầu không thể thiếu khi giải toán. Việc làm đó giúp học sinh biết được kết quả bài làm cũng như cách giải bài toán của mình đã đúng chưa, có phù hợp không. Hình thức tự kiểm tra được sử dụng thường xuyên và cần hình thành cho mỗi học sinh thói quen tự kiểm tra bài làm của mình. Bên cạnh đó để việc kiểm tra, đánh giá đạt hiệu quả, các học sinh có cơ hội giao lưu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ thì tôi cho học sinh kiểm tra, đánh giá chéo lẫn nhau. Sau khi kiểm tra, các học sinh có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý phù hợp giúp bạn mình tiến bộ hoặc thông qua đó có thể được nghe ý kiến hay của bạn để mình học tập. Tuy nhiên, không phải mỗi bài toán chỉ có một cách giải. Để khắc sâu mở rộng kiến thức cho học sinh, tôi khuyết khích học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo tìm ra cách giải khác. (Minh chứng : Hoạt động học trong Kế hoạch bài dạy) * Đánh giá chung: Tôi khẳng định trong tiết học học sinh được tương tác tích cực, được chủ động tìm ra kiến thức. Khi giải bài toán bằng hai bước tính thành thạo 5 bước tính các con sẽ được phát triển năng lực lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. Bên cạnh đó còn rèn luyện kĩ năng tư duy logic, làm việc khoa học, có kế hoạch, sáng tạo tránh suy nghĩ rập khuôn máy móc. 3. Giải pháp 3. Bài toán gắn với thực tế cuộc sống. Hiện nay môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng sát với thực tiễn, nền tảng của văn hóa toán học, khơi dậy hứng thú và sở thích của người học. Ngoài ra, nội dung chương trình môn Toán cũng chú
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_phuong_phap_nc_cl_day_hoc_giai_toan_bang_hai_bu.doc